Hệ lụy gia đình - nhà trường
(Chủ
nhật - 06/09/2015 - TRẦM THIÊN THU-thanhlinh,net)
Quả là chí lý khi tục ngữ khuyên “dạy con từ thuở còn thơ”. Trước khi
viết, vẽ, các nhà văn, nhà thơ và họa sĩ phải "thai nghén" ý tưởng đến chín muồi mới thể hiện ra trên
giấy. Nếu sai, dù có tẩy xóa khéo léo cũng không thể hết dấu vết. Nicolas
Boileau nói: “Trước khi viết, hãy học
suy nghĩ” và chỉ có suy nghĩ người ta mới khả dĩ có được phương thức khả thi và
hiệu quả.
Thật
vậy, “thiếu phương pháp thì người tài
cũng lỗi, mà có phương pháp thì người
thường cũng làm được điều phi thường”. Huống chi là giáo dục, một công việc
và một nghệ thuật, đào tạo một con người ắt là điều tối quan trọng với trang
giấy trẻ. Giáo dục không chỉ đơn thuần là nuôi con cái đầy đủ về vật chất, mà
giáo dục chủ yếu nhằm giúp con cái trở nên người hữu dụng, một công dân tốt cho
gia đình, cho xã hội, đất nước và cho giáo hội (với những người có tín ngưỡng).
Chúng sẽ là những người cha, người mẹ trong tương lai. Vậy thì về tâm sinh lý,
trưởng thành nghĩa là biết dẹp bỏ “cái
tôi” để biết vì người khác. Cái Tôi là đáng ghét.
Giáo
dục nền tảng là giáo dục gia đình. Nhà giáo dục Mỹ – ông Ragan, đã nói: “Nhà trường đầu tiên là gia đình và người thầy
đầu tiên là mẹ”. Như vậy, người mẹ rất quan trọng đối với trẻ, vì vốn dĩ nữ
tính là hiền từ và dịu dàng. Phụ nữ nào hay nóng nảy, gắt gỏng, nhỏ mọn,... là
thiếu tố chất cần thiết trong thiên chức làm mẹ và làm bà (nội, ngoại). Giáo
dục tốt, cha mẹ sẽ hãnh diện và hạnh phúc thấy con cái ích nước, lới nhà, hiếu
thảo. Vâng, giáo dục là một thiên chức, một trọng trách khó khăn nhưng cao cả.
Không ai lại không ảnh hưởng và thừa hưởng di sản văn hóa của tiền nhân, dù chỉ
là vô thức. Bên cạnh nền giáo dục đó, chúng ta cần cập nhật hóa phương pháp
giáo dục cho hợp với hoàn cảnh xã hội của thời đại mới, dù vẫn biết phương pháp
nào cũng có ưu và khuyết điểm. Thế nên, chúng ta phải chọn lựa kỹ lưỡng và
chính xác các điểm tối ưu khả thi.
Song
song, sự ảnh hưởng quan trọng khác nữa là nền giáo dục của xã hội, của người
thầy. Cùng lúc, trẻ nhận hai nền giáo dục của gia đình và nhà trường. Cả hai
đều hỗ trợ toàn diện cho nhau. Nhờ đó, sau khi xa gia đình, xa trường lớp, con
người đủ sức khả thi vai trò một con người bản lĩnh. Con người đó, sau bao năm
dùi mài kinh sử, đủ kiến thức cơ bản và đủ tư cách làm người, sau những năm
tháng học đạo làm người ở gia đình. Rồi con người đó lại tạo lập một gia đình
mới - tế bảo cơ bản của xã hội và đất nước.
Ngày
nay, nhiều khoa học mới lạ được mở ra về khoa học kỹ thuật, tâm lý học, giáo
dục học, phấn tâm học, xã hội học, là những khoa học có thành tựu nghiên cứu về
giáo dục con người. Do đó, trẻ ngày nay tiếp nhận nền giáo dục theo phương pháp
khoa học khác xưa rất nhiều, bớt phần nghiêm khắc. Kiểu "gọi dạ, bảo vâng" hoặc “đặt đâu ngồi đó" không còn thích hợp nữa. Thế nhưng, ngày nay
các phụ huynh lại quan ngại về con cái nhiều hơn, nhất là đến tuổi trưởng
thành. Đôi khi phụ huynh như cảm thấy bất lực trong việc giáo dục con cái. Phải
chăng gia đình và nhà trường có lối giáo dục mâu thuẫn?
Vì
“chạy đua” nhà trường đã “nhồi nhét” kiến thức để học sinh chán
ngán và đuối sức (tinh thần và thể lý). Nhà trường quá chú trọng vào việc lấp
đầy kiến thức mà quên dạy học sinh làm người hữu dụng, môn công dân giáo dục bị
mờ nhạt trước các môn khoa học khác. Đồng thời, cha mẹ thiếu quan tâm đầy đủ vì
công việc thường nhật, lo kiếm tiền nhiều đến nỗi đuối sức và không còn thời
gian dành cho con cái. Rất nhiều học sinh đã than vì sự “khập khiễng” đó. Thật vậy, phương pháp sư phạm và sách giáo khoa
cứ thay đổi liên tục, học sinh phải “xoay”
theo, còn cha mẹ không có kiến thức phù hợp nữa: quan niệm, phương pháp học và
làm bài đều lỗi thời. Hai luồng giáo dục bỗng bị “lệch pha”. Nhiều phụ huynh đã chê trách lối nhồi nhét của nhà
trường. Gia đình và nhà trường cứ “khoán
trắng” hoặc đổ lỗi cho nhau. Học sinh thì mỏi mệt vì 3 “món” tương tự nhau: học chính khóa, học phụ đạo và học thêm. Việc
học kín hết thời gian, không còn giờ giải trí hoặc tự học để “tiêu hoá”. Ngay cả giờ ăn cũng vội
vàng. Có học sinh phải “thổi kèn” (ăn
bánh mì) cho... kịp giờ!
Việc
học biến thành cuộc chạy đua, học sinh buộc phải là “những tay đua” nhưng có
thể là “những tay đua… kiệt sức”. Vì
thế, học cho qua giáo trình, điều đọng lại không bao nhiêu, tạo ra nhiều lỗ
hổng kiến thức. Gia đình càng phải kiếm tiền bằng mọi cách để con cái khả dĩ đi
học. Học sinh cứ loay hoay với mớ kiến thức từ chương, hối hả lo lắng học thi,
chỉ làm giàu cho một sổ giáo viên cuối cấp và những lò luyện thi. Thật tức cưới
khi họ quảng cáo là “bảo đảm thi đậu”
hoặc “không đậu không nhận học phí”. Chẳng qua là các “chiêu lừa bịp” những người “nhẹ da cả tin” mà thôi. Việc học không
thể không khổ luyện, ung dung như “chờ
sung rụng”. Phương pháp học như thế chỉ là vô bổ. Thậm chí, có khi sách
giáo khoa còn sai “nghiêm trọng”, dù
đã bao lần cải cách. Càng “cải” càng “cách”, chẳng đâu vào đâu! Dục Tử nói: “Biết là hay mà không tin, đó là Dại; biết là dở mà không sửa, đó là Mê”. Giáo
dục đã và đang bị thương mại hóa, chạy đua theo thành tích nhưng chẳng thành
cái tích sự gì!
Trước
sức ép tiêu cực của xã hội bằng văn hóa đồi trụy: ma túy, và ma lực vật chất,
con cái chúng ta khó đứng vững vì còn trẻ người non dạ, ăn chưa no lo chưa tới.
Sự không đồng bộ giữa giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường khiến trẻ mất
niềm tin nơi cha mẹ, dễ sống buông thả, đua đòi. Và ngay cả lòng tôn sư trọng
đạo đối với người thầy cũng giảm sút nhiều. Thế nhưng, cha mẹ và người thầy
cũng cần xem lại chính mình. Vì người trên dễ dãi quá thì người dưới sẽ coi
thường. Thân quá hóa nhờn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét