CEO đi vòng quanh nước Mỹ để chia sẻ cách dùng tiền
(Thứ
hai, 28/9/2015 –VnExpress.net)
Vitug
khi dừng chân ở Chicago - Ảnh: Business Insider
Thay vì gia tăng thu nhập, muốn cải
thiện tình hình tài chính của bản thân, bạn nên cắt giảm chi tiêu...
Đó chỉ là
một trong những bài học được Jason Vitug, một doanh nhân, tác giả, diễn giả về
tài chính và phong cách sống, CEO của Phroogal chia sẻ với hàng nghìn người
trong chuyến đi qua 38 bang của nước Mỹ trong mùa hè vừa qua.
Năm 2012,
Vitug từ bỏ công việc điều hành cấp cao để đi khắp thế giới. Vitug nhận ra anh
có thể sống theo cách mình muốn vì anh hiểu rõ khả năng tài chính của mình và
có thể cải thiện được mối quan hệ của mình với tiền bạc.
Theo anh,
nếu nhận thức đầy đủ các khía cạnh của tài chính và tình cảm, người ta có thể
đưa ra các quyết định chi tiêu tốt nhất. Biết áp dụng các kiến thức tài chính,
người ta có thể sống theo cách mà mình mơ ước. Dưới đây là những điều mà Vitug
muốn chia sẻ, làm sao có thể quản lý được tiền và sống theo cách mình muốn.
1. Hãy chú ý đến lời
khuyên của những người đang sống cuộc sống mà bạn mơ ước
Hãy coi
những kiến thức của họ là những thông tin có giá trị để có thể đưa ra những
quyết định tài chính tốt hơn. Lời khuyên đầu tư từ một người có cùng hoàn cảnh
với bạn đôi khi có giá trị hơn ý kiến của một chuyên gia đầu tư thành công.
2. Hãy có một mục tiêu
sống chứ không phải một mục tiêu tài chính
Mục tiêu
sống là cách bạn sống như thế nào, còn mục tiêu tài chính chỉ giới hạn với
những thứ liên quan đến tiền bạc. Mục tiêu sống là lý do tại sao chúng ta làm
tất cả những công việc khó khăn, là lý do đằng sau những mục tiêu tài chính.
Bằng cách kết nối với cuộc sống mà bạn muốn sống, bạn sẽ học được cách xây dựng
một mục tiêu tài chính và có những quyết định tài chính tốt hơn, có thể thỏa mãn
cách sống của bạn.
3. Quan tâm đến cuộc trò chuyện về tiền bạc của bạn và của
người khác
Chúng ta
tìm hiểu các thói quen chi tiêu từ gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của mình
cũng như thông qua các thông điệp marketing. Mặc dù chúng ta có thể không nói về
tình hình tài chính của mình một cách cởi mở, nhưng chúng ta vẫn nói chuyện về
những bộ quần áo mình đang mặc, về ngôi nhà mình đang sống, về chiếc xe
mình đang đi, về điện thoại mình đang sử dụng.... Điều đó rất quan trọng. Hiểu
rõ những điều đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định chi tiêu của bạn.
4. Sự giàu có không
được đo bằng việc bạn đã chi tiêu bao nhiêu mà là bạn đã tiết kiệm được bao
nhiêu
Bạn hãy
trả tiền cho mình đầu tiên, tức là để riêng một khoản tiết kiệm cho mình sau
khi nhận lương, và phải có mục đích rõ ràng với chiến lược tiết kiệm đó.
Chúng ta
làm việc để nhận một khoản lương giúp mình có thể chi trả mọi thứ, dù chúng ta
sẽ tiêu tiền ngay hôm nay hay đợi đến khi mình về hưu. Tiết kiệm giúp bạn giàu
có hơn, từ đó bạn có thể về hưu sớm hơn và theo đuổi giấc mơ của mình sớm hơn.
5. Cảnh giác với lối sống bội chi
Bạn cần
biết rõ mình đã chi tiêu như thế nào, nếu không, bạn rất dễ vung tay quá trán.
Hoang phí sẽ khiến bạn không thể tiết kiệm hay trở nên giàu có. Bạn đã bao giờ
tự nói với mình rằng: Mình sẽ tiết kiệm khi được tăng lương hoặc có công việc
mới. Đôi khi cơ hội có được từ những gì bạn đang tiết kiệm, vì thế, hãy tiết
kiệm ngay từ ngày hôm nay, đừng chờ đợi một lý do nào nữa.
6. Hãy sống theo giấc mơ của bạn,
không phải giấc mơ của người khác
Đừng phung
phí những đồng tiền bạn phải khó nhọc mới kiếm được để sống như giấc mơ của
người khác. Chi tiêu thông minh là mua những thứ làm tăng giá trị và chất lượng
cuộc sống của bạn, chứ không phải chạy đua theo người khác.
7. Mua hàng hóa và trải
nghiệm là ngang nhau
Các nhà
nghiên cứu phát hiện ra, dùng tiền để có được những trải nghiệm (đi du lịch,
học tập...) giúp người ta hạnh phúc hơn là mua hàng hóa. Đó là trường hợp của
những người khác, còn nếu với bạn, chi tiêu cho hàng hóa khiến bạn vui hơn thì
bạn cứ nên mua đồ dùng.
Dù bạn
dùng tiền lương của mình để mua quần áo hàng hiệu hay để đi du lịch vòng quanh
thế giới thì quan trọng nhất vẫn là sử dụng tiền cho cái mà bạn cảm thấy có ý
nghĩa nhất.
8.
Cắt giảm chi phí quan trọng hơn gia tăng thu nhập
Sẽ rất
tuyệt vời nếu bạn kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng nếu lúc đó, bạn không thể
tiết kiệm nhiều hơn, thì tình hình tài chính của bạn cũng không được cải thiện.
Trong khi đó, người ta cũng dễ cắt giảm chi phí hơn là gia tăng thu nhập.
Ngoài ra,
cắt giảm chi phí có tác động kép: Giảm các khoản bạn phải thanh toán hàng tháng
và giảm bớt số tiền bạn cần thiết trong tương lai (vì nhu cầu của bạn đã giảm).
9. Ưu tiên trả nợ
Nợ sẽ nhấn
chìm tương lai của bạn vào công việc nhiều hơn niềm vui. Bạn cần phải hiểu
rằng, sự phụ thuộc vào tín dụng để tiêu dùng có thể sẽ dẫn bạn đến nợ
nần. Hãy cố gắng trả nợ và kiếm thêm một khoản thu nhập nào đó để càng sớm
hết nợ càng tốt.
10.
Thẻ tín dụng không phải là vấn đề
Người ta
thường nghĩ tiêu cực về tín dụng nhưng rõ ràng tín dụng mang đến cho chúng ta
nhiều tiện ích. Miễn là bạn biết sử dụng thông minh, thẻ tín dụng giúp bạn đạt
được cách sống mà bạn mong muốn.
Chỉ cần
bạn đừng chi tiêu quá khả năng có thể chi trả của bản thân. Tránh chuyển từ nợ
thẻ tín dụng sang nợ dài hạn.
11. Tiền không mua
được hạnh phúc
Dù tiền có
thể đáp ứng những nhu cầu cơ bản như nhà ở và thức ăn, nhưng rõ ràng tiền không
mua được hạnh phúc. Hạnh phúc không chỉ là số tiền trong tài khoản ngân hàng
của bạn, kích cỡ ngôi nhà bạn ở, giá trị của chiếc xe bạn đi hay sự đắt đỏ của
những kỳ nghỉ mà bạn có khả năng chi trả.
Hạnh phúc
là những gì mà những đồng tiền có thể đại diện: những giấc mơ được trở thành
hiện thực
Kim Anh
(Theo Business Insider)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét