Cách nhận biết 8 loại trí thông minh của trẻ
Thứ năm, 9/6/2016-VnExpress.net
Thứ năm, 9/6/2016-VnExpress.net
Thay vì ép con phải giỏi
toán để đứng đầu lớp, cha mẹ hãy dành thời gian quan sát và nhận diện đúng khả
năng nổi trội của bé, để nuôi dưỡng và giáo dục cho phù hợp.
Não hình thành từ giai đoạn
thai kỳ và phát triển về kích thước, đạt gần 100% so với người lớn khi bé lên 6
tuổi. Chính vì thế, những năm đầu đời là thời điểm trẻ bộc lộ thế mạnh, khả
năng tiềm ẩn của mình.
Một điều cha mẹ ít biết
là trẻ có đến 8 loại hình trí thông minh khác nhau. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có một
hoặc vài trí thông minh nổi trội hơn các loại hình còn lại. Nếu nhận biết sớm
và đưa ra hướng giáo dục phù hợp, cha mẹ sẽ giúp con phát triển toàn diện năng
khiếu, tạo cơ hội cho bé thành công trong tương lai.
Bộ sách “Thuyết trí thông minh đa diện”, do
Wyeth Nutrition và Viện Nghiên cứu Giáo dục Phát triển Tài năng Con người (IPD)
xuất bản.
Trí thông minh không gian - thị giác
Bé nổi trội trí thông
minh không gian - thị giác thường tư duy bằng hình ảnh, có khả năng ghi nhớ và
truy xuất thông tin rất tốt. Mẹ sẽ thấy bé thích tự mình sắp xếp vị trí các đồ
vật quen thuộc, thuộc đường nhanh, mê ngắm nhìn đồ chơi nhiều màu sắc hoặc
không gian ba chiều, các hình vẽ trong sách, lớn lên một chút thì muốn đọc bản
đồ và bảng biểu... Bé sẽ hiểu hình ảnh một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn là ý
nghĩa câu chữ.
Trí thông minh logic - toán học
Trí thông minh này liên
quan đến năng lực tư duy bằng con số, khả năng lý luận, giải quyết vấn đề
logic, nhìn thấy mối liên hệ khoa học giữa nguyên nhân và kết quả. Loại trí
thông minh này rất quan trọng, được dùng để giải quyết hầu hết các vấn đề của
cuộc sống hàng ngày. Biểu hiện đầu tiên của trẻ là sự nhạy cảm với con số, biết
so sánh các số lượng hơn kém với nhau. Khi lớn lên, bé bộc lộ khả năng lý luận,
phát hiện ra quy luật nguyên nhân và kết quả, dự đoán các tình tiết sẽ xảy ra với
các dữ kiện ban đầu.
Trí thông minh ngôn ngữ
Bé sở hữu năng lực này nhạy
bén trong việc nhận ra ngữ nghĩa và vần điệu của âm từ, sử dụng câu cú trôi chảy
trong giao tiếp và mượt mà trên văn bản. Trí thông minh ngôn ngữ nằm ở não
trái. Thùy trán trái kiểm soát các khả năng nói, còn thùy thái dương trái điều
khiển sự hiểu biết ngôn ngữ. Bé thường thích nghe người lớn nói chuyện hay đọc
sách, lớn lên muốn tham gia trực tiếp vào cuộc đối thoại. Nhiều bé có thể kể lại
câu chuyện cổ tích mẹ kể, thậm chí nhớ được mặt chữ và tự tìm tòi đọc cuốn sách
khác.
Trí thông minh tương tác - xã hội
Mẹ sẽ thấy thật hạnh phúc
khi bé biết thấu hiểu và tương tác với mọi người, có khả năng dung hòa các mối
quan hệ. Bé rất giỏi đọc suy nghĩ, có khả năng khích lệ và nâng đỡ người khác,
giải quyết tốt xung đột và có xu hướng trở thành lãnh đạo nhóm. Bé càng sở hữu
nhiều trí thông minh này, càng dễ dàng đạt được những thành công tột bậc trong
cuộc sống, nhất là khi kết hợp hài hòa với các loại trí thông minh còn lại.
Trí thông minh âm nhạc - nhịp điệu - tiết tấu
Trí thông minh này có
trong tiềm thức của mọi trẻ, đặc biệt là những bé có khả năng nghe tốt, dành
nhiều thời gian cho âm nhạc và thích ngân nga theo giai điệu. Mẹ sẽ thấy bé mê
hát hò, gõ trống, thường xuyên nhún nhảy theo điệu nhạc và dễ dàng thuộc lời mọi
ca khúc. Muốn trẻ tiếp thu tốt, mẹ hãy biến bài học thành giai điệu dễ thuộc, dễ
nhớ.
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Nhà
giáo nhân dân Nguyễn Võ Kỳ Anh - Viện trưởng Viện IPD giới thiệu bộ sách Thuyết
trí thông minh đa diện tại TP HCM.
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Nhà
giáo nhân dân Nguyễn Võ Kỳ Anh - Viện trưởng Viện IPD giới thiệu bộ sách “Thuyết
trí thông minh đa diện” tại TP HCM.
Trí thông minh vận động cơ thể
Những bé khỏe mạnh và
năng động thường sở hữu trí thông minh này. Bé biết điều khiển các hoạt động cơ
thể một cách khéo léo, thích đóng kịch, khiêu vũ, chơi thể thao và thể hiện bản
thân bằng các chuyển động uyển chuyển của cơ thể. Loại trí thông minh này có mối
liên hệ mật thiết đến sự phát triển thể chất, sức khỏe và tầm vóc. Cha mẹ nên tạo
điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động thể chất và thực nghiệm lôi cuốn
cùng gia đình.
Trí thông minh nhận thức bản thân
Các chuyên gia còn gọi
đây là trí thông minh nội tâm. Bé sở hữu loại trí tuệ này dễ dàng hiểu rõ cảm
xúc của bản thân, cá tính tự lập mạnh mẽ, thích làm việc một mình, biết yêu
thương bản thân, muốn được tôn trọng, có không gian riêng và biết tự xác định mục
tiêu cho riêng mình. Nếu thấy bé thường tách ra hoạt động một mình và không đi
theo xu hướng của đám đông, mẹ đừng vội phản đối bởi bé có suy nghĩ và động lực
của riêng mình.
Trí thông minh tự nhiên
Bé đặc biệt quan tâm đến
động thực vật, tinh thông việc nhận dạng và phân loại vô số chủng loại cây cỏ.
Bé sẽ vô cùng hào hứng khi được đưa đi dã ngoại, nghe mẹ lý giải các hiện tượng
khoa học hay cùng bố làm thí nghiệm mởi mẻ.
8 loại hình trí thông
minh cũng là nội dung chính của bộ sách “Thuyết
trí thông minh đa diện”, do Wyeth Nutrition và Viện Nghiên cứu Giáo dục
Phát triển Tài năng Con người (IPD) xuất bản. 8 cuốn cẩm nang bỏ túi sẽ giúp
cha mẹ khám phá và phát triển tiềm năng của trẻ trong giai đoạn vàng 2-6 tuổi.
Phụ huynh có thể kiểm tra trí thông minh của con tại đây.
An San
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét