Những vật liệu đắt nhất thế giới tính theo gram
(Chủ nhật, 22/5/2016-VnExpress.net)
Khi tính theo trọng lượng gram, nhiều vật liệu trên thế giới còn đắt hơn vàng, với mức giá lên đến hàng chục tỷ USD.
|
Nghệ tây: 15 USD/g
Là gia vị đắt nhất thế giới, giá bán của nghệ tây tại siêu thị là 7
- 15 USD/g. Loại gia vị này có giá cao như vậy do quá trình sản xuất
rất công phu. Mỗi bông hoa chỉ cho vài nhụy, đòi hỏi nhặt bằng tay và
phơi khô trước khi sử dụng cùng thức ăn. Để tạo ra một gram nghệ tây,
người sản xuất cần khoảng 150 bông hoa. Ảnh: Jay Williams.
|
|
Trứng cá tầm muối: 29 USD/g
Trứng cá tầm quý hiếm có giá khoảng 29 USD/g và được xem là thức ăn đắt nhất thế giới theo sách kỷ lục Guinness. Ảnh: AFP.
|
|
Bạch kim: 34 USD/g
Năm 1976, Hiệp hội Ghi âm Mỹ sử dụng chứng nhận bạch kim cho những
đĩa nhạc có lượng tiêu thụ trên một triệu bản. Tuy nhiên, với mức giá 34
USD/g, bạch kim hiện nay rẻ hơn vàng. Ảnh: Telegraph.
|
|
Vàng: 41 USD/g
Vàng trượt giá từ mức 54 USD/g trong những năm gần đây, nhưng giá
vàng tăng nhẹ trở lại vào năm nay, đạt mức 41 USD/g. Ảnh: Telegraph.
|
|
|
Sừng tê giác: 100 USD/g
Sứng tên giác có thể đạt giá 100.000 USD/kg hay 100 USD/g. Nạn
săn trộm sừng tê tiếp tục nổi lên sau khi có tin đồn bột tán từ sừng tê
có thể chữa được bệnh ung thư và sừng tê thể hiện địa vị của giới nhà
giàu Đông Nam Á. Ảnh: Xinhua.
|
|
|
Bột vàng: 292 USD/g
Vàng lá, sử dụng để mạ, trang trí và dẫn điện, là vật liệu có thể
ăn được đắt nhất thế giới. Vàng lá 24 carat có giá khoảng 99 USD/g,
nhưng giá bán của loại bột vàng chất lượng tốt hơn lên tới 292 USD/g.
Ảnh: Cornucaupia.
|
|
Nấm cục trắng: 324 USD/g
Năm 2010, cây nấm cục Alba nặng 1,3 kg được bán cho tỷ phú Macao
Stanley Ho với giá 417.200 USD/kg, tương ứng với 324 USD/g. Ảnh: AFP.
|
|
Nọc độc: 1.363 USD/g
Nọc động vật có một số tác dụng trong y học, từ hồi phục vết thương
đến điều trị ung thư, thậm chí đảo ngược ảnh hưởng từ vết cắn của loài
có độc. Một gram nọc rắn có thể đạt giá 383 USD, nọc bọ cạp giá 605 USD,
trong khi mức giá đắt nhất 1.363 USD/g thuộc về nọc nhện. Ảnh: Alejandro Ernesto.
|
Viên giấy (LSD): 3.039 USD/g
Viên giấy (LSD) là một loại thuốc gây ảo giác và làm thay đổi tâm
trạng. Dạng phổ biến nhất của LSD là một mảnh giấy nhỏ hình vuông tan
chảy trên đầu lưỡi. Một gram LSD dạng tinh thể có giá khoảng 3.039 USD.
Ảnh: Telegraph.
|
|
Plutonium: 4.027 USD/g
Plutonium, nguyên tố hóa học chuyên dùng cho các lò phản ứng hạt nhân có giá hơn 4.000 USD/g. Ảnh: Wikipedia.
|
|
Bưu thiếp: 7.715 USD/g
Bưu thiếp đắt nhất thế giới do một nhà văn tên Theodore Hook gửi đi
năm 1840 có giá 46.289 USD năm 2002. Nếu xét theo trọng lượng, nhà sưu
tầm người Latvia Eugene Gomberg phải trả gần 8.000 USD cho tấm bưu thiếp
cổ nhất thế giới. Ảnh: Telegraph.
|
|
Soliris: 15.304 USD/g
Soliris được xem là loại thuốc điều trị đắt nhất thế giới dành cho
hội chứng Haemolytic Uraemic Syndrome (aHUS), ảnh hưởng tới thận và các
cơ quan nội tạng. Một hộp Soliris 300 mg có giá 4.591 USD, tương ứng với
15.304 USD/g. Ảnh: Telegraph.
|
|
Tritium: 30.000 USD/g
Vật liệu dùng trên các biển báo phát sáng gắn trên phòng cấp cứu và lối thoát hiểm này có giá 30.000 USD/g. Ảnh: Telegraph.
|
|
Kim cương: 65.600 USD/g
Viên kim cương đắt nhất từng được bán là viên Pink Star tìm thấy ở
Nam Phi, đạt mức 75 triệu USD năm 2013, tương đương với 6,4 triệu USD/g.
Viên kim cương hình oval 59 carat nặng gần 12 g với chiều dài và rộng
là 2,06 cm. Tuy nhiên, giá một viên kim cương không màu bình thường là
65.600 USD/g. Ảnh: Telegraph.
|
|
Tem: 8,2 triệu USD/g
Con tem Guiana One-Cent Magenta dài 3,2 cm, rộng 2,5 cm, phát hành ở
Anh năm 1856 được bán với giá 8,2 triệu USD, khiến nó trở thành con tem
đắt nhất thế giới và vật đắt nhất thế giới tính theo trọng lượng và
kích thước. Ảnh:Oli Scarff.
|
|
Californium: 27,3 triệu USD/g
Californium có thể dùng để khởi động lò phản ứng hạt nhân và điều
trị ung thư. Nó cũng có mặt trong máy dò kim loại. Tuy nhiên, giá của
nguyên tố hóa học này không hề rẻ, ở mức trên 27 triệu USD/g. Ảnh: Bộ Năng lượng Mỹ.
|
|
Phản vật chất: 25 tỷ USD/g
Năm 1999, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ cho biết cần khoảng 62,5 tỷ
tỷ USD để tạo ra một gram phản hydro. Bảy năm sau, NASA ước tính một
gram positron (hạt phản vật chất của electron) tiêu tốn 25 tỷ USD để sản
xuất. Cơ quan Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) đã bỏ ra vài trăm
triệu USD để sản xuất một phần tỷ gram loại hạt này. Ảnh: AFP.
|
Phương Hoa
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét