Phim
mới nhất của Mel Gibson
về anh hùng tính và đức tin
7/2/2016)
7/2/2016)
Anh tha thiết cầu xin: “Lạy
Chúa, xin Chúa giúp con cứu được một người nữa”. “Một người nữa!” và khi
đạn bay vù vù trong bầu trời Okinawa ngày 1 tháng 5, năm 1945, và đại bác nổ
quanh anh, Binh Nhì Desmond T. Doss, một lính cứu thương thuộc Sư Đoàn 307 Bộ Binh
của Lục Quân Hoa Kỳ, đã nâng người thứ nhất, rồi người nữa trong các chiến hữu
bị thương của anh và đem họ tới nơi an toàn. Ba năm sau, vào ngày 1 tháng 11,
năm 1948, anh được vinh danh vì anh hùng tính của mình bởi Tổng Thống Harry S. Truman,
người đã trao tặng người phản đối lương tâm này Huy Chương Danh Dự.
Bản tuyên dương của Huy Chương Danh Dự viết như sau về hành động cấp cứu anh hùng của Doss trong Trận Okinawa:
“Khi binh sĩ ta chiếm được đỉnh đồi, một tập trung rất nặng gồm pháo binh, súng cối và súng máy đã đổ ập lên họ, gây thương vong cho khoảng 75 người và khiến những người còn lại phải rút lui. Binh nhì Doss từ khước trú ẩn và tiếp tục ở lại khu vực đang bị đạn quét với nhiều người bị thương, đem đủ 75 người bị thương, từng người một, tới bờ dốc rồi dùng chiếc cáng buộc dây hạ họ xuống ngay trước một bờ tường dốc trong tay bằng hữu. Ngày 2 tháng 5, anh lại xông vào lằn đạn dầy đặc của súng trường và súng cối để cứu một người cách đó 180 mét ở tuyến đầu cùng một bờ dốc như hôm trước; và 2 ngày sau đó, anh chữa trị cho 4 người bị đốn khi đang tấn công một chiếc hang được canh giữ cẩn mật…
Bản tuyên dương còn viết nhiều hơn nữa. Cuối cùng, khi chính Binh Nhì Doss bị thương bởi lựu đạn nổ, thay vì gọi một lính cứu thương khác vì sợ anh ta bị đạn của quân địch, Doss đã tự chữa lấy các vết thương của anh và chờ 5 tiếng đồng hồ để được cứu. Nhưng khi được chở khỏi chiến trường trên một chiếc cáng, thấy một người lính khác bị thương nặng hơn mình, anh đã tuột khỏi cáng, nói với những người cứu mình hãy đưa người kia tới chỗ an toàn thay vì mình.
Vì lòng anh hùng của ông trong Thế Chiến II, tên tuổi của Doss trở thành một biểu tượng khắp Sư Đoàn 77 Bộ Binh vì lòng dũng cảm ngoại hạng vượt quá cả tiếng gọi của nghĩa vụ.
Trong tiểu sử về ông hồi tháng 3, năm 2006, khi ông qua đời, Tờ New York Times tường trình rằng Doss, một tín hữu của Cơ Đốc Phục Lâm, được hướng dẫn suốt đời bởi một bức tranh lớn được đóng khung nói về Mười Giới Răn và Kinh Lạy Cha mà cha ông mua từ một cuộc đấu giá khi ông mới lớn lên tại Lynchburg, Virginia. Bức tranh này vẽ Cain tay đang cầm chiếc dùi cui với Abel bị giết nằm dưới chân hắn.
Doss nói với Larry Smith trong “Beyond Glory”, một lịch sử truyền miệng về những người lãnh Huy Chương Danh Dự, ông đã chịu ảnh hưởng của bức tranh ấy như thế nào để trở thành một người phản đối lương tâm:
“Và khi tôi nhìn bức tranh ấy, tôi nhớ tới Điều Răn Thứ Năm, ‘Chớ giết người’. Tôi thắc mắc, làm thế nào một người anh lại có thể làm một điều như thế? Giết người cũng đủ làm trái tim tôi kinh hoàng, thành thử, tôi coi việc đó có liên quan tới bản thân tôi, ‘Desmond ạ, nếu con yêu Ta, con không được giết người’”.
Tháng 11 năm nay, câu truyện về anh hùng tính của Desmond Doss sẽ được chiếu trên toàn Nước Mỹ trong phim “Hacksaw Ridge”, một bi kịch chiến tranh mới của Mel Gibson, do Gregory Crosby, Robert Schenkkan và Randall Wallace viết truyện phim. Cuốn phim phối hợp bi kịch và hành động, bao trùm bởi đức tin.
Bản tóm tắt chính thức của Hãng Lionsgate cho khách mộ điệu điện ảnh một cái nhìn tổng quát về cuốn phim:
“HACKSAW RIDGE "là câu truyện ngoại hạng nhưng có thật về người lính cứu thương trong Thế Chiến II, do Andrew Garfield (The Amazing Spiderman) đóng, người, tại Okinawa trong một trận chiến đẫm máu nhất của Thế Chiến II, đã lạ lùng cứu 75 người trong vòng mấy giờ mà không bắn một viên đạn hay mang một khẩu súng. Anh là người lính Mỹ duy nhất trong Thế Chiến II chiến đấu ở tuyến đầu mà không mang vũ khí, ngoài lời cầu nguyện chân thành trước khi một tay di tản các thương binh khỏi lằn đạn của địch quân, dưới hỏa lực khôn nguôi và đạn đại pháo của chúng. Sự can đảm và đức tin của Doss chiếm được sự ngưỡng phục của các vị chỉ huy cũng như các chiến hữu của anh, khi anh cứu sinh mạng của chính những người từng bách hại anh chỉ vì anh từ khước không đeo súng. Anh tin rằng chiến tranh là chính đáng, nhưng giết người trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều sai lầm. Doss được gán danh hiệu là người phản đối lương tâm đầu tiên (anh gọi mình là ‘người hợp tác lương tâm’ vì anh tình nguyện đi lính) được lãnh Huy Chương Danh Dự của Quốc Hội.
Bản tuyên dương của Huy Chương Danh Dự viết như sau về hành động cấp cứu anh hùng của Doss trong Trận Okinawa:
“Khi binh sĩ ta chiếm được đỉnh đồi, một tập trung rất nặng gồm pháo binh, súng cối và súng máy đã đổ ập lên họ, gây thương vong cho khoảng 75 người và khiến những người còn lại phải rút lui. Binh nhì Doss từ khước trú ẩn và tiếp tục ở lại khu vực đang bị đạn quét với nhiều người bị thương, đem đủ 75 người bị thương, từng người một, tới bờ dốc rồi dùng chiếc cáng buộc dây hạ họ xuống ngay trước một bờ tường dốc trong tay bằng hữu. Ngày 2 tháng 5, anh lại xông vào lằn đạn dầy đặc của súng trường và súng cối để cứu một người cách đó 180 mét ở tuyến đầu cùng một bờ dốc như hôm trước; và 2 ngày sau đó, anh chữa trị cho 4 người bị đốn khi đang tấn công một chiếc hang được canh giữ cẩn mật…
Bản tuyên dương còn viết nhiều hơn nữa. Cuối cùng, khi chính Binh Nhì Doss bị thương bởi lựu đạn nổ, thay vì gọi một lính cứu thương khác vì sợ anh ta bị đạn của quân địch, Doss đã tự chữa lấy các vết thương của anh và chờ 5 tiếng đồng hồ để được cứu. Nhưng khi được chở khỏi chiến trường trên một chiếc cáng, thấy một người lính khác bị thương nặng hơn mình, anh đã tuột khỏi cáng, nói với những người cứu mình hãy đưa người kia tới chỗ an toàn thay vì mình.
Vì lòng anh hùng của ông trong Thế Chiến II, tên tuổi của Doss trở thành một biểu tượng khắp Sư Đoàn 77 Bộ Binh vì lòng dũng cảm ngoại hạng vượt quá cả tiếng gọi của nghĩa vụ.
Trong tiểu sử về ông hồi tháng 3, năm 2006, khi ông qua đời, Tờ New York Times tường trình rằng Doss, một tín hữu của Cơ Đốc Phục Lâm, được hướng dẫn suốt đời bởi một bức tranh lớn được đóng khung nói về Mười Giới Răn và Kinh Lạy Cha mà cha ông mua từ một cuộc đấu giá khi ông mới lớn lên tại Lynchburg, Virginia. Bức tranh này vẽ Cain tay đang cầm chiếc dùi cui với Abel bị giết nằm dưới chân hắn.
Doss nói với Larry Smith trong “Beyond Glory”, một lịch sử truyền miệng về những người lãnh Huy Chương Danh Dự, ông đã chịu ảnh hưởng của bức tranh ấy như thế nào để trở thành một người phản đối lương tâm:
“Và khi tôi nhìn bức tranh ấy, tôi nhớ tới Điều Răn Thứ Năm, ‘Chớ giết người’. Tôi thắc mắc, làm thế nào một người anh lại có thể làm một điều như thế? Giết người cũng đủ làm trái tim tôi kinh hoàng, thành thử, tôi coi việc đó có liên quan tới bản thân tôi, ‘Desmond ạ, nếu con yêu Ta, con không được giết người’”.
Tháng 11 năm nay, câu truyện về anh hùng tính của Desmond Doss sẽ được chiếu trên toàn Nước Mỹ trong phim “Hacksaw Ridge”, một bi kịch chiến tranh mới của Mel Gibson, do Gregory Crosby, Robert Schenkkan và Randall Wallace viết truyện phim. Cuốn phim phối hợp bi kịch và hành động, bao trùm bởi đức tin.
Bản tóm tắt chính thức của Hãng Lionsgate cho khách mộ điệu điện ảnh một cái nhìn tổng quát về cuốn phim:
“HACKSAW RIDGE "là câu truyện ngoại hạng nhưng có thật về người lính cứu thương trong Thế Chiến II, do Andrew Garfield (The Amazing Spiderman) đóng, người, tại Okinawa trong một trận chiến đẫm máu nhất của Thế Chiến II, đã lạ lùng cứu 75 người trong vòng mấy giờ mà không bắn một viên đạn hay mang một khẩu súng. Anh là người lính Mỹ duy nhất trong Thế Chiến II chiến đấu ở tuyến đầu mà không mang vũ khí, ngoài lời cầu nguyện chân thành trước khi một tay di tản các thương binh khỏi lằn đạn của địch quân, dưới hỏa lực khôn nguôi và đạn đại pháo của chúng. Sự can đảm và đức tin của Doss chiếm được sự ngưỡng phục của các vị chỉ huy cũng như các chiến hữu của anh, khi anh cứu sinh mạng của chính những người từng bách hại anh chỉ vì anh từ khước không đeo súng. Anh tin rằng chiến tranh là chính đáng, nhưng giết người trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều sai lầm. Doss được gán danh hiệu là người phản đối lương tâm đầu tiên (anh gọi mình là ‘người hợp tác lương tâm’ vì anh tình nguyện đi lính) được lãnh Huy Chương Danh Dự của Quốc Hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét