Ltx, yếu
tính của T M và chìa khóa dẫn vào đs
Kitô hữu (18)
( Fri, 01/07/2016 - Vũ
Văn An)
V. Các Suy Nghĩ Của Hệ Thống (tiếp theo)
6. Thiên Chúa, Đấng chịu đau khổ với chúng ta một cách
đầy thương xót
Ở chỗ thân thiết nhất trong đời sống đức tin này, ta
nên dừng lại chốc lát và tự hỏi: Thiên Chúa có thể đau khổ hay không? Thiên
Chúa có thể không phải chỉ là một Thiên Chúa cau mày một cách thiện cảm đối với
đau khổ không? Liệu người ta có thể thực sự nói đến một vị Thiên Chúa đau khổ
với [mitleidenden] chúng ta không và, do đó, vui mừng với chúng ta không? Đây
không hẳn chỉ là những câu hỏi hoàn toàn có tính suy lý. Vì câu trả lời cho
chúng sẽ xác định xem liệu Thiên Chúa có phải là một vị Thiên Chúa biết đồng
cảm hay không, theo nghĩa chân chính của từ ngữ. Vì chữ “sympathetic”, một chữ phát nguyên từ tiếng Hy Lạp (συμπαθειν),
không những chỉ có nghĩa là “thiện cảm”
mà còn có nghĩa là “đau khổ với” (đồng
cảm) nữa. Ta có thể nói như thế về Thiên Chúa hay không?
Thần
học kinh viện truyền thống vốn bác bỏ điều cho rằngThiên Chúa có thể đau khổ.
Cả nền triết học cổ thời cũng xác tín rằng Thiên Chúa không thể đau khổ (ἀπάθεια).
Chỉ trừ một ít ngoại lệ, nói chung truyền thống thần học đã tiếp thu chủ đề quán
xuyến này (134). Và họ có những lý do nghiêm túc để làm như thế. Họ lý luận
rằng: nói tới một vị Thiên Chúa thụ động chịu để cho mình bị sự đau khổ của ta
tác động đến là điều không tương hợp với tính siêu việt và tuyệt đối của Người,
nghĩa là, với sự tách biệt và trổi vượt của Người đối với thế giới và phàm
nhân. Thêm vào đó, sự hoàn thiện của Thiên Chúa, một sự hoàn thiện loại trừ mọi
thứ thiếu sót, cũng loại trừ mọi thứ đau khổ, vì đau khổ quả thực là một thứ
thiếu sót. Theo lối lý luận này, ý niệm Thiên Chúa đau khổ là một ý niệm không
thể nào hoà giải với ý niệm Thiên Chúa được. Thiên Chúa không thể bị hành hạ
một cách thụ động và bất lực bởi đau đớn và đau khổ được, giống như những hữu
thể tử sinh chúng ta.
Giống
ý niệm Thiên Chúa đau khổ, ý niệm Thiên Chúa trong diễn trình hình thành (becoming)
là một ý niệm không thể nào tương hợp với ý niệm Thiên Chúa được. Thiên Chúa
không thể tìm đường hoàn toàn tiến tới bản ngã của Người bằng cách trước nhất
phải đi qua lịch sử đau khổ của thế giới. Những ý niệm loại này, tuy tìm thấy trong
nhiều hình thức của những luồng tư tưởng khác nhau, kể cả nhiều hình thức của
nền thần học hậu Auschwitz (135), nhưng không
giúp ta tiến được bước nào trong việc trả lời câu hỏi về ý nghĩa sự đau khổ của
con người. Karl Rahner phát biểu điểm này dưới một hình thức quyết liệt: Tôi có
lợi thế nào được nếu sự việc cũng trở thành rối rắm cho vị Thiên Chúa yêu dấu
của tôi? (136). Các ý niệm này biến các kinh hoàng của Auschwitz thành một
huyền thoại và một định mệnh không thể nào tin được, một định mệnh mà không
những chúng ta nhưng cả Thiên Chúa nữa cũng bị trao cho một cách không cưỡng
được. Với cung cách đó, ta có thể gỡ mình khỏi bất cứ trách nhiệm nào đối với
các đau khổ như thế và khỏi mọi thứ ăn năn thống hối cần thiết.
Cùng
lúc ấy, cái hiểu của Thánh Kinh về Thiên Chúa vẫn đã có trong Cựu Ước không hề
chừa chỗ để ta hoài nghi rằng Thiên Chúa không phải là vị Thiên Chúa vô cảm.
Theo chứng cớ Thánh Kinh, Thiên Chúa có một trái tim dành cho phàm nhân. Người
đau khổ với chúng ta; Người cũng hân hoan và than khóc vì chúng ta và với chúng
ta (137). Thánh Kinh không hề biết một vị Thiên Chúa, trong uy nghi và phước
hạnh, chễm chệ trên ngai đầy khủng khiếp đối với thế giới và vô cảm đối với nó.
Theo Tân Ước, Đấng trong hình thức Thiên Chúa đã mang lấy hình thức nô lệ nơi
Chúa Giêsu Kitô và tự hạ mình (Pl 2:6tt). Người có thể cảm nhận với chúng ta;
Người giống như ta trong mọi sự, chỉ trừ tội lỗi (Dt 4:15). Thiên Chúa chịu
đóng đinh lúc ấy và cả bây giờ vẫn là một tai tiếng, chắc chắn như thế. Một sứ
điệp như thế dưới con mắt thế gian quả là sự điên rồ, nhưng lại là sự khôn
ngoan của Thiên Chúa (1Cr 1:21, 23).
Thông
Điệp Haurietis Aquas (1956) của Đức Piô XII, với nhiều trích dẫn từ
các giáo phụ, đã nhấn mạnh rằng: dựa trên sự kết hợp ngôi vị của Ngôi Thứ Hai
Thiên Chúa với nhân tính, các xúc cảm và đau khổ trong bản tính nhân loại của
Chúa Giêsu cũng là các xúc cảm và đau khổ của Ngôi Hai Thiên Chúa. Sự đau khổ của
Chúa Giêsu trong tư cách người phàm, do đó, cùng một lúc cũng là sự đau khổ của
Thiên Chúa. Matthias Joseph Scheeben viết rằng Thiên Chúa trở thành người phàm
nơi Chúa Giêsu Kitô để lòng cảm thương hay đồng khổ (compassion) theo nghĩa đen
không khiếm diện nơi lòng thương xót (138). Do đó, trong nhân tính của Chúa
Giêsu, Thiên Chúa có thể đau khổ và muốn chịu đau khổ với ta và cho ta. Nếu
Thiên Chúa không chịu đau khổ cho ta trên thập giá và nếu Người không chết cho
ta trên thập giá, nếu cái chết của Chúa Giêsu không là gì khác hơn là cái chết
của một phàm nhân và nếu Người bị hành hình một cách bất công chỉ như một phàm
nhân, giống nhiều người khác trước Người và nhiều người hơn nữa cho tới nay, thì
cái chết của Người có thể làm gương cho chúng ta nhưng nhất quyết không có ý
nghĩa cứu độ. Chỉ khi nào nơi Người, chính Thiên Chúa, Đấng bất tử và là chúa
tể sự sống và sự chết, chịu đau khổ và chịu chết, Người mới chiến thắng sự chết
ngay trong cái chết và qua cái chết.
Giáo
huấn trên của Thánh Kinh và truyền thống giáo phụ không mâu thuẫn với giáo huấn
truyền thống của thần học Kinh Viện, là nền thần học vốn khởi đi từ một cái
hiểu siêu hình về Thiên Chúa. Sở dĩ như thế vì, đối với Thánh Kinh, sự đau khổ
đồng cảm [Mitleiden] nơi Thiên Chúa không phải là một biểu thức nói lên sự bất toàn
của Người, sự yếu đuối của Người hay sự bất lực của Người; nhưng trái lại, nó
là một biểu thức nói lên sự toàn năng của Người. Vì tình yêu tối thượng của
Người, có thể nói: Thiên Chúa đã để Người can dự vào việc nhập thể và hạ mình
xuống ngang hàng một nô lệ. Người không bị đau khổ áp đảo. Là Thiên Chúa, Đấng
bất tử và tự mình không thể đau khổ, Người đã tự ý phó mình Người cho đau khổ
và chết chóc. Chính bằng cách này, Người đã có thể đánh bại sự chết ngay trong
sự chết vì Người mạnh hơn sự chết. “Nhờ
cái chết, Người đã tiêu diệt sự chết của chúng con, và nhờ sống lại, Người đã
phục hồi sự sống của chúng con” (139).
Trong
sự chết của Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã không từ bỏ sự toàn năng, mà đúng hơn,
Người đã hành động một cách hoàn toàn toàn năng. Với Kierkegaard, ta có thể
nói: một trong các yếu tố của sự toàn năng, đúng hơn, sự toàn năng của tình
yêu, là nó bao hàm việc để mình bị tác động bởi đau khổ mà không bị đau khổ
kiểm soát (140). Một Thiên Chúa mà chỉ thương xót chứ không toàn năng sẽ không
còn là Thiên Chúa nữa. Một Thiên Chúa chỉ toàn năng chứ không thương xót sẽ là
một bạo chúa đáng ghét. Tương tự như thế, lời cầu nguyện của Giáo Hội quả quyết
rằng quyền năng của Thiên Chúa được tỏ bầy “trên
hết trong lòng thương xót và tha thứ” (141).
Cho
nên, không thể có vấn đề tranh cãi về sự toàn năng của Thiên Chúa vì lòng
thương xót của Người và về việc trao một Thiên Chúa bất lực cho đau khổ. Ý niệm
Thiên Chúa sẽ bị hủy diệt trong một diễn trình như thế, vì một vị Thiên Chúa
bất lực sẽ không còn thực sự là Thiên Chúa nữa. Do đó, Thiên Chúa không thể bị
tác động và áp đảo bởi đau đớn hay tổn hại, một cách thụ động và ngược với ý muốn.
Nhưng trong lòng thương xót của Người, Thiên Chúa tự để mình, một cách hoàn
toàn tự do, chịu tác động bởi đau đớn và đau khổ. Trong lòng thương xót của
Người, Thiên Chúa chứng tỏ Người tự do một cách siêu phàm. Lòng thương xót của
Người không bị xui khiến bởi nhu cầu hay thống khổ của con người. Người nhân từ
quyết định chịu tác động và lay động bởi đau đớn và đau khổ của nhân loại. Do
đó, nhiều nhà thần học ngày nay trong các truyền thống Công Giáo, Chính Thống,
và Thệ Phản nói tới sự kiện Thiên Chúa có thể chịu đau khổ thay cho ta và với
ta (142).
Ngay
Origen cũng đã nói tới sự đau khổ của Thiên Chúa vì yêu thương ta và Người biến
sự đau khổ vì yêu thương này thành nguồn gốc của lịch sử cứu độ. Ông phát biểu
ý tưởng này như sau: “Primus passus est, deinde descendit. Quae est ista,
quan pro nobis passus est, passio? Caritatis est passio” (“trước hết, Người chịu đau khổ; rồi mới
thăng thiên. Sự đau khổ Người chịu cho ta là sự đau khổ nào? Nó là sự đau khổ của
tình yêu” (143). Thánh Bernard thành Clairvaux phát biểu cái hiểu của ngài
về khả thể Thiên Chúa chịu đau khổ trong một công thức giầu óc sáng tạo khi
ngài nói rằng Thiên Chúa bất khả đau khổ (impassibilis), nhưng Người
không bất khả chia sẻ nỗi đau khổ của người khác (incompassibilis)
(144). Thánh Augustinô giải thích ý nghĩa thiêng liêng của ý niệm này như sau:
“Không phải do tính tất yếu của thân phận
Người, mà do thiện chí của lòng cảm thương nơi Người, nên Chúa Giêsu của chúng
ta đã mang lấy những tâm tình yếu đuối phàm nhân này, lúc Người mang lấy xác
thịt yếu đuối phàm nhân và cái chết của xác thịt phàm nhân. Người làm thế để
biến đổi thành chính Người Nhiệm Thể của Người, tức Giáo Hội, mà Người đã đoái
thương trở thành Đầu, để nếu có bao giờ xẩy ra việc bất cứ người thánh thiện và
trung thành của Người bị đau buồn và sầu khổ trong các cơn cám dỗ nhân bản, thì
họ không vì thế mà tưởng rằng mình bị xa lìa khỏi ơn thánh của Đấng Cứu Rỗi
mình, nhưng nên học biết rằng những chuyện xẩy ra như thế không phải là tội
lỗi, mà chỉ cho thấy sự yếu đuối của con người mà thôi. Như thế, Nhiệm Thể cần ghi
nhớ điều đó từ Đầu” (145).
Đức
Bênêđictô XVI cũng đã phát biểu một tư tưởng tương tự như thế:
“Con người có giá trị với Thiên
Chúa đến nỗi chính Người đã trở thành phàm nhân để chịu đau khổ với con người…
Do đó, trong mọi đau khổ của con người, chúng ta được kết hợp với Đấng cảm
nghiệm và mang lấy sự đau khổ đó với chúng ta; bởi đó, sự an ủi hiện diện trong
mọi đau khổ là sự an ủi của tình yêu đồng cảm của Thiên Chúa, và như thế, sao
hy vọng đã mọc lên” (146).
Đó
là những tầm nhìn thần học và linh đạo hết sức thấu suốt lần đầu tiên soi sáng
cõi sâu thẳm trọn vẹn và khôn dò của lòng Thiên Chúa thương xót và đào rất sâu
vào mầu nhiệm Thiên Chúa. Biết bao yêu thương đã tạo nơi người có đức tin sự
ngưỡng phục và biết ơn sâu xa vì Thiên Chúa đã thực hiện tất cả những việc ấy và
đã chịu đau khổ cho chúng ta và cho tôi. Người đã mang lấy tội lỗi của chúng
ta, tội lỗi của tôi. Bất chấp điều này, và có lẽ vì chính điều này, ta nên đặt
thêm với Người một câu hỏi cuối cùng: như thế thì tại sao lại có đau đớn và đau
khổ vô chừng cho rất nhiều người vô tội trên thế gian? Nhằm mục tiêu gì?
Kỳ
sau: 7. Đứng trước những người vô tội chịu đau khổ, hy vọng được thương xót
___________________________________________________________________________________________
(134) Wilhelm Maas, Unveranderlichkeit Gottes: Zum Verhaltnis von griechisch-philosophischer und christlicher Gotteslehre (Munich: Schoningh, 1974); Kasper, The God of Jesus Christ, 189-97; Peter Koslowski, Der leidende Gott: Ein philosophische und theologische Kritik (Munich: W. Fink Verlag, 2001).
(135) Các ý tưởng như thế tìm thấy trong trường phái Kabbalah Do Thái và trong nhiều hình thức của Hegel, nơi Scheler sau này và trong thần học diễn trình (process theology) (A.N. Whitehead, C, Hartshorne, J.Cobb v.v…), cũng như trong ngữ cảnh nền thần học hậu Auschwitz như Hans Jonas, Der Gottesbegriff nach Auschwitz.
(136) Karl Rahner, Schriften zur Theologie, Bd. 15 (Einsiedeln: Benzinger, 1983), 211tt; Paul Imhof và Hubert Biallowons hiệu đính, Karl Rahner im Gesprach, Bd.1 (Munich: Kosel Verlag, 1982), 245tt.
(137) Abraham J. Heschel, The Prophets (New York: Harper & Row, 1962): Peter Kuhn, Gottes Selbsterniedrigung in der Theologie der Rabbinen (Munich: Kosel Verlag, 1968); và cuốn khác của ông Gottes Trauer und Klage in der rabbinischen Uberlieferung (Leiden: Brill, 1978).
(138) Scheeben, Handbuch der katholischen Dogmatik, 2:266.
(139) Kinh Tiền Tụng I Phục Sinh
(140) Soren Kierkegaard, Die Tagebucher 1834-1855 (Munich: Kosel Verlag, 1949), 239tt; Karl Barth, Church Dogmatics, II/1: 605-7; Eberhard Jungel, “Gottesursprungliches Anfangen als schopferische Selbstbegrenzung” trong Wertlose Wahrheit: Zur Identitat und Relevanz des christlichen Glaubens (Munich: Kosel Verlag, 1990), 151-62; Thomas Propper, “Almacht III”, Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản 3, 1:416.
(141) Sách Lễ Rôma, Lời Nguyện Chúa Nhật 26 trong lịch phụng vụ.
(142) Chỉ một số ít được nhắc tới ở đây: Hans Urs von Balthasar, Joseph Ratzinger, Hans Kung, Jean Galot, H. Muhlen. Về phía Thệ Phản: Jurgen Moltmann, Eberhard Jungel,… Xem Walter Kasper, “Das Kreuz als Offenbarung der Liebe Gottes”, Catholica (M) 61 (2007): 1-14.
(143) Origen, Homelia in Ezechielem, VI, 8.
(144) Thánh Bernard thành Clairvaux, Commentary on the Song of Songs, 26, 5.
(145) Thánh Augustinô, Expositions on the Psalms, 87, 3. Bản dịch này là của Readings from St. Augustine on the Psalms, do Joseph Rickaby hiệu đính (New York: Benzinger Brothers, 1925), 1925), 143.
(146) Đức Bênêđíctô XVI, Spe Salvi. Bản tiếng Anh trên trang mạng của Tòa Thánh: http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/encyclicals/documents/hf_ben-xvi_en_20071130_spe-salvi_en.html
___________________________________________________________________________________________
(134) Wilhelm Maas, Unveranderlichkeit Gottes: Zum Verhaltnis von griechisch-philosophischer und christlicher Gotteslehre (Munich: Schoningh, 1974); Kasper, The God of Jesus Christ, 189-97; Peter Koslowski, Der leidende Gott: Ein philosophische und theologische Kritik (Munich: W. Fink Verlag, 2001).
(135) Các ý tưởng như thế tìm thấy trong trường phái Kabbalah Do Thái và trong nhiều hình thức của Hegel, nơi Scheler sau này và trong thần học diễn trình (process theology) (A.N. Whitehead, C, Hartshorne, J.Cobb v.v…), cũng như trong ngữ cảnh nền thần học hậu Auschwitz như Hans Jonas, Der Gottesbegriff nach Auschwitz.
(136) Karl Rahner, Schriften zur Theologie, Bd. 15 (Einsiedeln: Benzinger, 1983), 211tt; Paul Imhof và Hubert Biallowons hiệu đính, Karl Rahner im Gesprach, Bd.1 (Munich: Kosel Verlag, 1982), 245tt.
(137) Abraham J. Heschel, The Prophets (New York: Harper & Row, 1962): Peter Kuhn, Gottes Selbsterniedrigung in der Theologie der Rabbinen (Munich: Kosel Verlag, 1968); và cuốn khác của ông Gottes Trauer und Klage in der rabbinischen Uberlieferung (Leiden: Brill, 1978).
(138) Scheeben, Handbuch der katholischen Dogmatik, 2:266.
(139) Kinh Tiền Tụng I Phục Sinh
(140) Soren Kierkegaard, Die Tagebucher 1834-1855 (Munich: Kosel Verlag, 1949), 239tt; Karl Barth, Church Dogmatics, II/1: 605-7; Eberhard Jungel, “Gottesursprungliches Anfangen als schopferische Selbstbegrenzung” trong Wertlose Wahrheit: Zur Identitat und Relevanz des christlichen Glaubens (Munich: Kosel Verlag, 1990), 151-62; Thomas Propper, “Almacht III”, Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản 3, 1:416.
(141) Sách Lễ Rôma, Lời Nguyện Chúa Nhật 26 trong lịch phụng vụ.
(142) Chỉ một số ít được nhắc tới ở đây: Hans Urs von Balthasar, Joseph Ratzinger, Hans Kung, Jean Galot, H. Muhlen. Về phía Thệ Phản: Jurgen Moltmann, Eberhard Jungel,… Xem Walter Kasper, “Das Kreuz als Offenbarung der Liebe Gottes”, Catholica (M) 61 (2007): 1-14.
(143) Origen, Homelia in Ezechielem, VI, 8.
(144) Thánh Bernard thành Clairvaux, Commentary on the Song of Songs, 26, 5.
(145) Thánh Augustinô, Expositions on the Psalms, 87, 3. Bản dịch này là của Readings from St. Augustine on the Psalms, do Joseph Rickaby hiệu đính (New York: Benzinger Brothers, 1925), 1925), 143.
(146) Đức Bênêđíctô XVI, Spe Salvi. Bản tiếng Anh trên trang mạng của Tòa Thánh: http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/encyclicals/documents/hf_ben-xvi_en_20071130_spe-salvi_en.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét