Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

NGUỒN NƯỚC MẮT

NGUỒN  NƯỚC  MẮT
(Lễ Cầu cho Các Tín Hữu đã qua đời)
(Thứ tư - 29/10/2014 - ĐGMGB Bùi Tuần - tinvui)


Trí nhớ của tôi lưu giữ nhiều hình ảnh. Trong số đó, có một thứ hình ảnh rất thầm lặng, nhưng thường gây trong tôi nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Thứ hình ảnh đó là các nghĩa trang. Tôi đã viếng nhiều nghĩa trang. Tại Việt Nam, tại Ý, tại Đức, tại Pháp, tại Nga, tại Vaticăng.

Tôi đến viếng các nghĩa trang, chủ ý để suy gẫm, cầu nguyện, và cũng để tìm cảm nghiệm. Có thứ cảm nghiệm chỉ tìm được ở nghĩa trang. Tôi đã nghĩ như vậy và đã làm như vậy, khi tôi viết luận án: “Đau khổ của tìnhyêu”.

Đã có những cảm nghiệm độc đáo in rất sâu vào lòng tôi từ các nghĩa trang. Đặc biệt là từ những dòng nước mắt ở nghĩa trang.

Có những nước mắt của tình yêu dạt dào.
Có những nước mắt của nỗi buồn, nhung nhớ.
Có những nước mắt của lòng hối hận khôn nguôi.
Có những nước mắt của tấm lòng tha thứ muộ nmàng.
Có những nước mắt của ân tình, hiếu nghĩa.
Có những nước mắt của niềm tin sâu sắc mong chờ.
Khi đi sâu hơn một chút giữa các dòng nước mắt, tôi có thể cảm nghiệm được một số khám phá quan trọng:
     . Khám phá ra những chân lý nhân sinh.
     . Khám phá ra những hy vọng cứu độ.
     . Khám phá ra chính mình.

Khám phá ra chân lý.
Những nước mắt ở nghĩa trang là những tiễn biệt thân thiết. Tiễn biệt người đã chết, người vĩnh viễn ra đi. Sự chết là một sự thật không cần bàntới. Nhưng đó lại là một chân lý cực kỳ quan trọng.

Bất cứ ai, rồi cũng phải chết. Cái chết đáng sợ. Nhưng đáng sợ hơn lại là cái gì đàng sau cái chết. Đáng sợ, vì nó quá bất ngờ. Biết đâu, trong số mồ mả, cũng có những hồn vì thế mà đang khóc ròng rã đêm ngày.

Ở đây, tôi chỉ xin trích dẫn một đoạn Phúc Âm: “Có một ông nhà giàu nọ, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là Ladarô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu đó. Anh thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rơi xuống mà ăn cho đỡ đói. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anhta.

Thế rồi, người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Apraham.

Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn. Dưới địa ngục, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Apraham ở trên đàng xa, và thấy Ladarô trong lòng tổ phụ. Bấy giờ ông ta kêu lên: Lạy tổ phụ Apraham, xin thương xót con, xin sai anh Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát, vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm.

Ông Apraham đáp: Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con đã nhận phần phước của con rồi. Còn Ladarô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ Ladarô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và con đã có một vực thẳm quá lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được”(Lc16,19-26).

Với dụ ngôn trên, Chúa dạy ta những chân lý quan trọng. Ai cũng phải chết. Nhưng sự Chúa đánh giá từng người sau khi chết thường vượt quá sự con người suy nghĩ. Người phú hộ đó sống đời này được đầy đủ, sung sướng, an nhàn, xét mình chẳng thấy gì là xúc phạm Chúa, chẳng thấy gì là làm hại ai. Nhưng người phú hộ đó đã bị rơi vào hoả ngục. Chỉ vì sống thiếu thương cảm, thiếu liên đới, thiếu chia sẻ, thiếu xót thương. Trái lại, người ăn mày kia đã được lên thiên đàng. Vì dù bị chìm trong cảnh khổ, anh đã sống nêu gương về đức khiêm nhường, hiền lành và chân thật. Không được người dư dật chia sẻ, anh phải sống đói khổ, nhưng anh vẫn chia sẻ với mấy con chó đói ăn.

Nhờ ơn Chúa, những sự thực như trên đã được nhiều người nhận ra một cách sâu sắc trong những dòng nước mắt tại nghĩa trang. Những chân lý đó đã thay đổi đời họ.

Ngoài ra, biết bao người nằm trong nghĩa trang và khóc tại nghĩa trang cũng đã tìm được hy vọng cuộc đời qua một ngả khác.

 
Khám phá ra hyvọng
Không thiếu trường hợp, tôi đã chứng kiến những cuộc trở về. Họ đã trở về từ những dòng nước mắt của một người nào đó. Người đó cầu nguyện cho họ. Người đó khóc với họ thay vì nói với họ.

Một lúc bất ngờ, lời Chúa Giêsu phán xưa trở thành chuyện đời họ. Chúa an ủi họ rằng: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc. Người đau ốm mới cần. Hãy về học biết ý nghĩa của câu này: Cha muốn lòng nhân, chứ đâu cần của lễ. Vì Cha đến, không để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9,12-13).

Những lời dịu dàng đó đã đi sâu vào lòng họ. Cõi lòng vốn đóng kín, khoá chặt, chất chứa những u uất, thất vọng, nay mở ra để hy vọng tràn vào.
Họ cảm thấy mình được xót thương, được yêu thương. Họ sám hối. Họ cảm thấy mình được tha thứ. Và chính họ cũng dễ dàng tha thứ. Một sự bình an lạ lùng trùm phủ tâm hồn họ. Họ ra đi bình an trong sự tin tưởng phó thác tuyệt đối ở Chúa giàu lòng thương xót. Họ khóc vì xúc động, đây là những dòng nước mắt đầy tình cảm tạ.

Những người chứng kiến cũng không cầm được nước mắt. Những dòng nước mắt ấy không nói nên lời, nhưng ngọt ngào niềm hy vọng cứu độ.

 
Khám phá ra chính mình.

Tại những nghĩa trang, thấy người ta khóc, nhất là khi chính mình khóc, tôi như nghe được tiếng Chúa Giêsu nói: Cha thương con, Cha thương mọi người. Cùng với lời Chúa trao ban tình yêu, tôi khám phá ra chính mình tôi, với những vết thương, với những tang tóc đau buồn. Khám phá ra chính mình trong sự thực trần trụi.

Khám phá để giúp trút bỏ những cái nhìn ảo. Nhìn ảo về mình. Nhìn ảo về những công việc của mình. Nhìn ảo về người khác. Nhìn ảo về cuộc đời.

Để cũng nhận ra rằng: dù với những yếu đuối, tội lỗi, mong manh, tôi vẫn được Chúa gọi với tình xót thương:

Gọi hãy cảm hương.
Gọi hãy chia sẻ.
Gọi hãy trở về.
Gọi hãy hiến dâng.
Gọi hãy cầu nguyện và đền tạ.
Gọi hãy sám hối và tín thác.
Gọi hãy vượt qua sự chết và mọi nghĩa trang, để bay vào cõi phúc đời đời.
Ơn gọi đó sẽ thực hiện được, miễn là tôi biết nhờ ơn Chúa, ở lại trong tình Chúa yêu thương. Như lời Chúa kêu gọi: “Hãy ở lại trong Cha, như Cha ở lại trong các con”(Ga15,4).

+GM JB Bùi Tuần

Luyện Hình trên thế gian

Luyện  Hình  trên  thế  gian
(Wed, 22/10/2014 - Trầm Thiên Thu – Thanhlinh.net)


 Theo các thần học gia, các giáo phụ và các vị tiến sĩ giáo hội, đau khổ nơi Luyện Hình là việc trì hoãn hưởng hạnh phúc thiên đàng. Các linh hồn chịu đau khổ vô cùng vì khao khát hưởng Tôn nhan Chúa. Họ yêu mến Chúa mãnh liệt và muốn được ở bên Ngài. Họ được xác nhận là tốt lành và chắc chắn được hưởng hạnh phúc thiên đàng, nhưng họ cũng biết rằng đáng lẽ họ đang được hưởng sự sống vĩnh hằng nếu họ đã chuẩn bị từ khi còn sống trên thế gian. Như vậy, đau khổ đầu tiên nơi Luyện Hình là sự chờ đợi – chính sự chờ đợi này thanh luyện họ.

Giáo huấn của các thần học gia là đau khổ nơi Luyện Hình thường nhiều hơn đau khổ trên thế gian. Như vậy, chịu một ít đau khổ trên thế gian với tinh thần sám hối và yêu mến, cùng với ý hướng chịu đau khổ để thanh luyện tâm hồn mình, thì có nhiều ích lợi hơn – một ít đau khổ trên thế gian có thể tránh được nhiều đau khổ nơi Luyện Hình. Do đó, chúng ta nên muốn sống tinh thần Luyện Hình trên thế gian càng nhiều càng tốt. Cách đầu tiên chúng ta có thể thực hiện là CẦU NGUYỆN.

Thánh Gioan Thánh giá có một bài thơ về sự đau khổ mà linh hồn trải nghiệm khi khao khát Thiên Chúa. Trong bài thơ này, ngài thường xuyên dùng cách nói: “Tôi chết mà tôi không chết”. Ngài có ý nói là ngài chết (nghĩa là chịu đau khổ dữ dội) vì ngài chưa có thể vào thiên đàng (vì thế, ngài chờ cái chết về thể lý). Thánh Gioan Thánh Giá đã nếm thử điều gì đó ngọt ngào về Thiên Chúa trong những kinh nghiệm thần bí của việc cầu nguyện, nhưng ngài rất đau khổ vì ngài chưa thể đạt được đỉnh điểm của sự cầu nguyện là hạnh phúc thiên đàng.

Sự cầu nguyện phát triển sự trải nghiệm về những điều nơi thiên đàng trong linh hồn. Trải nghiệm thực tế này (dù chỉ mơ hồ), linh hồn đó càng khao khát được kết hiệp với Thiên Chúa trong vinh quang. Tuy nhiên, linh hồn đó biết mình vẫn phải ở trên thế gian cho đến lúc chết, chính sự tách rời này gây đau khổ dữ dội. Trải nghiệm về điều tốt lành của Thiên Chúa thì không có gì trên thế gian có thể an ủi linh hồn và ngay cả Thánh Thể cũng chỉ làm cho linh hồn cảm thấy đau khổ; vì càng gần Đức Kitô, linh hồn càng khao khát Nước Trời và càng nhận thấy mình phải chờ cái chết. Tuy nhiên, linh hồn yêu mến Chúa được đầy niềm vui đổ tràn vào những việc lành – có bình an tâm hồn, nhưng cũng quá đau khổ.

Sự khao khát từ việc cầu nguyện chân thành này là “gần như Luyện Hình” (quasi-purgatory) trên thế gian – nỗi đau khổ mạnh mẽ do lòng khao khát được lấp đầy. Cũng như Luyện Hình, nỗi đau khổ của lời cầu nguyện đang thanh luyện: Linh hồn càng khao khát Chúa càng xa tránh tội lỗi và dịp tội. Ước muốn kết hợp với Đức Kitô, linh hồn trở nên giống Ngài hơn. Đau khổ này, dù có thể không dữ dội như đau khổ nơi Luyện Hình, đáng giá hơn và hiệu quả hơn đau khổ nơi Luyện Hình – bởi vì, nếu chỉ những hy sinh nhỏ trên thế gian cũng cứu chúng ta thoát nhiều đau khổ nơi Luyện Hình. Khao khát đau khổ từ lời cầu nguyện mau đưa chúng ta lên thiên đàng biết bao!

Chúng ta có thể tiến xa hơn và nói rằng đau khổ nơi Luyện Hình vượt trên đau khổ ở trần gian, cho nên quá nhiều đau khổ gây ra cho linh hồn khao khát nhìn thấy Chúa cũng vượt trên mọi đau khổ ở trần gian. Niềm vui sướng của việc cầu nguyện đều là niềm vui nhục thể, cho nên đau khổ từ lời cầu nguyện vượt trên mọi đau khổ thể lý! Tuy nhiên, đừng sợ cầu nguyện về điều này. Dù có đau khổ và đau khổ thật, nhưng vẫn ngọt ngào! Đó là loại đau khổ mà chúng ta không muốn chấm dứt, ngoại trừ việc hoàn thành lời cầu nguyện trong niềm vui của Nước Trời.

Bài thơ của Thánh Gioan Thánh giá về linh hồn chịu đau khổ vì khao khát Thiên Chúa:

Con đang sống, nhưng không phải con sống trong con, và con hy vọng rằng con chết mà con không chết.

Con không sống trong con nữa và con không thể sống thiếu Chúa, vì không có Ngài hoặc không có con thì sự sống sẽ là gì? Đó sẽ là một ngàn lần chết, là khao khát sự sống thật và con đang chết mà con không chết.

Sự sống mà con đang sống không hề là sự sống, và như thế con tiếp tục chết cho đến khi con sống bên Ngài; lạy Chúa, xin lắng nghe con: Con không muốn sự sống này, con đang chết mà con không chết.

Khi con ở xa Ngài, sự sống nào con có thể sống ngoại trừ phải chịu đựng cái chết cay đắng nhất? Con tự tội nghiệp con, vì con tiếp tục sống, con đang chết mà con không chết.

Con cá ra khỏi nước sẽ có sự an ủi này: Chịu đựng cơn hấp hối cho đến lúc chết. Cái chết nào có thể tương đương sự sống đáng thương của con? Vì con càng muốn sống thì càng rút cạn cơn hấp hối của con.

Khi con cố tìm sự an ủi trong lúc con thấy Chúa trong Bí tích Thánh Thể, con thấy đó là nỗi buồn quá đỗi: Con không thể nào vui mừng. Mọi sự là đau khổ vì con không thấy Ngài khi con khao khát, và con chết mà con không chết.

Lạy Chúa, nếu con vui mừng hy vọng thấy Chúa, nhưng con biết con có thể mất Chúa, gấp đôi nỗi sầu khổ của con. Sống trong nỗi sợ hãi như vậy và hy vọng như con hy vọng, con chết mà con không chết.

Lạy Chúa, xin nâng con lên khỏi sự chết này và ban cho con sự sống, đừng giữ con nối kết với hệ lụy này quá mạnh; xin biết con khao khát gặp Ngài biết bao; tình trạng khốn khổ của con quá đầy đủ đến nỗi con chết mà con không chết.

Con sẽ kêu gọi Tử thần và than khóc đời con khi con bị giam giữ tại đây vì tội con. Lạy Chúa, khi điều đó xảy ra con có thể thật lòng thân thưa: “Hiện nay con đang sống chứ con không chết”.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ NCRegister.com)




Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Happy Halloween 2014


Happy Halloween  2014


Happy Halloween
 Đến Tt C Các Thân Hu Và Các Bn Nhé!

 Duyenky


Nov 2, 2014 - Chúa nhật 31 thường niên năm A

Nov 2, 2014 - Chúa  nhật  31  thường  niên  năm  A
Tránh  thói  tự  tôn  và  đạo  đức  giả


Các Bạn thân mến,
Hôm nay là chúa nhật đầu tháng Mười Một với lễ Các Thánh Nam Nữ, các Đẳng Linh Hồn, và trọn tháng cầu nguyện, tưởng nhớ tổ tiên, những người đã qua đời. Đây là mùa báo hiếu, làm việc thiện để xin Chúa giảm án phạt cho các linh hồn.
Nhắc nhở chúng ta nghĩ đến cái tận cùng của năm thời gian, tận cùng của đời người, vì sự tự hủy hãi hùng của cái chết, nhưng hy vọng được vinh quang như các Thánh, không phải cao vọng tự tôn vinh, nhưng ước mong được hưởng hạnh phúc Thiên Đàng là mục đích, cứu cánh và phần thưởng Thiên Chúa ban.
Tin Mừng đề cập đến thái độ các môn đệ và chúng ta phải có đối với Thiên Chúa và tha nhân. Phải tránh thói đạo đức giả, kiêu ngạo khi đòi làm thầy, làm cha và làm người chỉ đạo.
Lời Đức Giesu thật mạnh mẽ, khiến chúng ta bàng hoàng, chới với, như muốn phá đổ những cơ chế trong xã hội và trong Giáo Hội. Nhưng đừng hiểu theo nghĩa đen, mà phải hiểu theo tinh thần. Vì chúng ta chỉ có một Thầy, một người lãnh đạo tối cao là chính Đức Giesu, một Cha Chung là Thiên Chúa trên trời.
 Hiển nhiên Đức Giesu không phá bỏ những cơ cấu cần thiết về thứ bậc danh xưng của con người trong dòng máu gia tộc, giáo dục, xã hội, chính quyền hay tôn giáo. Vì đó chỉ là tương đối, theo trật tự quan hệ giao tiếp, lễ giáo, thói quen của loài người. Ngài cũng không muốn loại bỏ phẩm trật và quyền hành, là những điều kiện cần để duy trì sinh hoạt của cộng đoàn xã hội.
Ngài dạy rằng mọi quyền bính đều bắt nguồn từ Thiên Chúa và phải quy về cho vinh quang Thiên Chúa. Nếu ai đang làm thầy dạy người khác, làm người lãnh đạo cộng đoàn, là do đã được chia sẻ từ quyền làm Thầy của Đức Giêsu. Có con cái gọi là cha, là được tham phần vào quyền làm Cha của Thiên Chúa. Do đó, dù đang giữ bất cứ vai trò lãnh đạo nào trong Hội Thánh, chúng ta cũng đừng quên lời Ngài:“Tất cả đều là anh em với nhau, là con một Cha trên trời”.
Diễn từ lên án nhóm Biệt Phái hôm nay chúng ta được nghe, hoàn tất và chấm dứt cuộc tranh luận dài giữa Đức Giêsu với các đối thủ của Ngài. Bởi Ngài đã phải đối liên tục với các thượng tế và các kỳ mục, nhóm Biệt Phái, Hêrôđê, và Xađốc.
Tiếp đó, Ngài ngỏ lời với đám đông cũng như với các môn đệ. Ngài không còn phát biểu bằng dụ ngôn, nhưng nói rõ ra những lời quở trách, cốt yếu nhắm đến thái độ của nhóm Biệt Phái. Vì thế, Ngài liên kết họ với các kinh sư, những người có ảnh hưởng rất lớn trong các hội đường, về:

1. Ngôn hành bất nhất:
- “Các kinh sư và các người Pharisêu ngồi trên tòa ông Môsê mà giảng dạy”, nói lên Đức Giesu công nhận uy quyền của những người giảng dạy Lề Luật, không có ý châm biếm, nhưng nhắc lại trách nhiệm, sau đó quở trách tình trạng bất xứng. Đây là một sự tôn kính đối với Lề Luật.
- “Còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm”.
- “Họ bỏ những gánh nặng mà chất trên vai người ta, nhưng chính họ thì không buồn động ngón tay vào”. Thể hiện chủ nghĩa duy luật, lạm dụng quyền hành, khinh bĩ kẻ bé mọn, những ai không biết Lề Luật.
-  Tuy nhiên giáo huấn của họ có giá trị vì các kinh sư là những vị thầy được tuyển chọn chính thức, và những điều họ dạy không sai. Đáng trách là họ không trung thành thực hiện. Bởi các hành vi, thay vì giáo lý, mới quan trọng. Thiên Chúa sẽ chỉ xét xử trên các hành vi.
-   Nên Đức Giesu muốn môn đệ phải tránh các thói xấu mà các kinh sư và người Pharisêu thường mắc phải như: không làm gương, dễ dãi với mình mà khắt khe với người…
-   Lời nói phải đi đôi với việc làm: Đức Giêsu không cấm các kinh sư giảng dạy, không cấm người Pharisêu gắn bó với Luật Môsê. Điều Đức Giêsu muốn là phải tránh thái độ“nói mà không làm”.
 -   Khi chỉ trích các tật xấu của giới lãnh đạo Do Thái, Đức Giêsu cũng lưu ý Giáo Hội Ngài coi chừng kẻo bị lây nhiễm thói gi
ữ đạo rất chính thống nhưng không có sức sống, vụ hình thức, giáo sĩ trị. 

2. Phô trương và tự mãn:
-   Phô trương tự mãn là thói đạo đức giả hình, vì nếu thật sự đạo đức thì tự nhiên người khác sẽ nhận biết, không cần phải phô trương quảng bá.
-   Với thái độ tự mãn, nghĩ mình tài giỏi hơn người, để chọn lựa điều tốt đẹp ở mọi nơi, mọi lúc mà khinh dể những kẻ thua kém.
 -  Đức Giêsu kết án khuynh hướng quy ngã của họ là làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Bằng một loạt những dẫn chứng, Ngài tố cáo thói phô trương tự mãn của nhóm Biệt Phái, họ làm cốt để khoe danh thơm tiếng tốt của mình: ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được chào hỏi và được gọi là “rabbi”.
- “chào hỏi” ở Đông Phương là cúi mình thật sâu, hai tay đặt trên trán hay trên miệng, để bày tỏ lòng cung kính.
- “Được thiên hạ gọi bằng thầy”, là danh hiệu cao quý dành cho các bậc tôn sư để tỏ lòng tôn kính.
-   Vì họ muốn cách xưng hô cũng phải xứng đáng với công trạng và tự nghĩ họ là cha đức tin, lo cho dân chúng sự sống đời đời, không phải như cha me, chỉ lo cho con cái đời sống thể chất bình thường.
-   Tham vọng, tính ham thích vinh dự, đó là những đặc điểm của một tâm trí thích thống trị, muốn có quyền bính tách khỏi Thiên Chúa.
-   Danh thơm tiếng tốt là điều quí, nhưng quá lo lắng và bằng mọi cách để có được  thì là một điều xấu, là cái cớ để khẳng định bản thân và chứng tỏ quyền thống trị của mình.
-   Rõ ràng đây là vấn đề cần tập luyện đức khiêm nhu, là tình trạng phải đạt cho được chứ chẳng còn là tình trạng tự nhiên. Thành thử chúng ta không thể nào không chống lại cơn cám dỗ muốn thống trị, muốn đè bẹp tha nhân, chống lại cơn cám dỗ muốn tỏ ra mình quan trọng mà làm thiệt hại kẻ khác
-   Tuy nhiên đức khiêm nhu trong phục vụ không phải là việc dẹp bỏ những khả năng tự nhiên hay là sự từ chối hoạt động cho có hiệu năng và phát triển, nhưng là một thứ tâm trạng, một niềm xác tín rằng mình chỉ là một dụng cụ.
-   Tiêu chuẩn cho phép nhận biết mình trung thành với những lời khuyên nhủ khiêm nhu mà Đức Giêsu ban cho chúng ta là, một Kitô hữu thật sự khiêm nhu không bao giờ từ chối lời tốt lành của người nào đó, bởi cớ rằng kẻ ấy chẳng sống phù hợp với lời họ nói, rằng họ giả hình hay khoe khoang… Vì Chúa có thể dùng họ để làm cho chúng ta nên tốt hơn.
 -   Vì thế, có một tiêu chuẩn giúp chúng ta biết trung thành với lời khuyên nhủ của Đức Giêsu là hãy sống khiêm nhu, có thể diễn là:“Hãy có lòng khao khát chân lý và công lý để biết nhận ra điều thiện dù nó xuất hiện từ nơi nào”.

3. Quyền bính để phục vụ:
 Qua chân lý Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh em, Đức Giesu muốn nói phải sống những quan hệ với xã hội theo một tinh thần mới gồm những khía cạnh:
     a) Bình đẳng: mọi người được bình đẳng, được kính trọng như nhau trong xã hội, và trước mặt Thiên Chúa, vì tất cả đều là người, là hình ảnh và là con của Cha trên trời, là anh em với nhau. Nên mọi người phải vâng phục Thiên Chúa và yêu thương nhau.
     b) Chức vị chỉ là phân công: xã hội có tổ chức nên có nhiều công việc. Phân công để công việc chung trôi chảy. Phải hiểu rằng mọi quyền lực đều đến từ Thiên Chúa. Làm cha mẹ là được thông phần vào quyền làm Cha của Thiên Chúa. Làm người lãnh đạo là được dự phần vào quyền cai trị của Thiên Chúa. Con người không tự mình chiếm đoạt chức vị, nên phải khiêm nhu nhận biết ơn Chúa ban vì lợi ích của tập thể.
     c) Chức vị là để phục vụ: trong một gia đình, cha mẹ quan trọng nhất, là người điều khiển gia đình. Nhưng chính cha mẹ lại phục vụ nhiều nhất. Cha lao động vất vả. Mẹ cực nhọc chăm sóc con cái. Nhìn bề ngoài cha mẹ không khác người giúp việc. Nhưng cha mẹ điều hành gia đình trong khi phục vụ con cái. Cha mẹ đã dùng quyền để yêu thương và phục vụ. Cũng thế, người có nhiệm vụ trong Giáo Hội và trong xã hội phải là người có lòng yêu mến anh em. Chu toàn nhiệm vụ với tình yêu thương sẽ giúp biết phục vụ bằng chức vụ của mình.
-   Không ở đâu chúng ta có thể tìm gương mẫu cho những lời Chúa dạy hôm nay bằng chính nơi Đức Kito, đặc biệt trong bí tích Thánh Thể.
-   Bí tích Thánh Thể thiết lập một mối quan hệ mới giữa con người. Nếu hiểu và thực hành Lời Chúa dạy hôm nay, chúng ta sẽ biến đổi được bộ mặt gia đình, khu xóm, làng nước và cả thế giới để ở đâu cũng như một gia đình ấm cúng tình người. Xã hội sẽ tươi đẹp vì sống theo nền văn minh mới, nền văn minh của tình thương.
-   Tuy nhiên, mỗi người tùy theo vai trò xã hội, tuổi tác, phái tính, kiến thức; chúng ta đã từng đòi hỏi một lòng kính trọng, một sự tán thành công khai, hoặc hơn nữa, một sự vâng phục và tùng quyền nào đó.
 -   Khi phê phán và khinh bỉ tha nhân bằng cách đòi hỏi họ phải có một thái độ khác, chúng ta đã đặt một gánh nặng trên vai họ và đồng thời tránh đặt lại vấn đề chính của riêng mình. Chúng ta có thể nhận ra chính mình trong chân dung Đức  Giêsu mô tả về những người Biệt phái.
-   Hơn nữa, phẩm trật của Nước Trời không ở trong kiến thức, cũng chẳng nằm trong khả năng chuyên môn hay trong việc điều khiển, nhưng là trong việc phục vu. Ngay cả việc hành xử uy quyền, cho dù thuộc phạm vi dân sự hay tôn giáo, cũng chỉ là một hình thức phục vụ.
-   Hiểu ra, thì lời khiển trách của Đức Giesu rất hợp lòng mọi nguoi, mọi thời đại. Vì đạo đức trần gian cũng từng lên án sự kiêu căng, tự cao, hống hách, khinh khi người khác, và ai cũng chỉ ưa thích sự khiếm tốn, hòa nhã.
-   Tuy nhiên Đức Giesu còn muốn đi xa hơn, đi vào ý thức, bản chất mọi sự, mọi việc. Đó là những đức tính tốt lành hay những tham vọng xấu hệ tại sâu thẳm trong tâm lòng con người, chứ không chỉ là những cách giao tiếp phơi bầy, che khoác bên ngoài,
-   Ngài dẫn chứng cụ thể các hoạt động tôn giáo, cách hành xử của các giáo sĩ Do Thái, các Kinh sư, các người Phariseu, là những người tận hiến cho luật pháp, tôn giáo đối với họ là một sự nghiêm ngặt tuân giữ mọi chi tiết của luật pháp. Họ sùng đạo, sốt sắng, nhiệt thành, kỷ cương.
-   Vì thế họ phát triển mọi lỗi lầm của chủ nghĩa duy vật cùng một lúc với mọi đức hạnh của con người tự hiến trọn vẹn.
-   Nên một giáo sĩ Do Thái có thể vừa là người duy luật nhiệt thành và kiêu căng, vừa là một người tích cực hăng say về Thiên Chúa.
-   Cần biết thêm niềm xác tín của người Do Thái về tính kế tục tín ngưỡng: Thiên Chúa trao luật pháp cho Moise, Moise trao lại cho Giosue, Giosue truyền cho các trưởng lão, các trưởng lão truyền cho các tiên tri, và cuối cùng các tiên tri truyền lại cho các thầy luật sĩ và các giáo sĩ Do Thái.
 -  Tin Mừng Thánh Mattheu cho biết Mười Điều Răn được họ đặt căn bản trên hai nguyên tắc vĩnh cửu lớn:
    * Phải tôn kính: Thiên Chúa, Danh của Chúa, thời gian của Chúa, cha mẹ mà Thiên Chúa ban cho chúng ta.
    * Phải tôn trọng: Sự sống con người, của cải của con người, phẩm cách danh dự của con người, và chính bản thân mình.
-   Vì vậy họ cũng có nhiều ưu điểm, toàn thể cái nhìn tôn giáo của họ đã có một tác dụng cơ bản. Tuy nhiên họ đã xây một hàng rào kiên cố bao xung quanh luật pháp, không có sự nới lỏng, cắt bỏ điều luật nào, dù rất nhỏ, nên đã khiến tôn giáo trở thành muôn vàn luật lệ, trở nên gánh nặng không chịu nổi, biến thành một thứ tôn giáo hình thức chủ nghĩa.
-   Con người luôn ước ao vươn tới chân thiện mỹ. Nhưng phấn đấu, rèn luyện, và vượt thắng phải do động cơ chính đáng, và đảm bảo tinh thần tôn trọng người chung quanh. Không phải sự chen lấn, trà đạp để thắng thế, bành trướng cái tôi!
-   Thực tế, ai cũng khó thắng được thói quen thích xét đóan, phân bì, bắt chước, ngại trách nhiệm, yêu cầu cao với mọi người, nhất là những người có bổn phận, trách nhiệm quan trọng, to lớn, là phải tốt lành, trọn hảo, là thánh sống!
-   Cũng không sai, nhưng cần nhớ rằng tất cả chúng ta đều đang sống tại trần gian, như một chiến trường, một sân vận động Olympic mà ai muốn sống, muốn đạt thành tích, phải tự bản thân chiến đấu vượt qua. Hơn nữa Thiên Chúa không phán xét vì người này người kia, mà chỉ hỏi đến những gì tự chúng ta đã làm mà thôi.
-   Đó là điều quan trọng cần nhớ để giảm, bỏ những suy nghĩ không đúng đắn, hầu thông cảm, rộng lượng với mọi người, đặc biệt các bậc chức tước trong giáo hội, các tu sĩ nam nữ, các người đóng góp phụng vụ trong cộng đồng cũng như các người có trách nhiệm trong chính quyền, xã hội. Đừng vì việc làm mình cho là sai trái của họ mà vội xét đóan, chủ quan đánh gía, tệ hơn nữa là noi theo, bắt chước, vấp phạm...
-  Tin Mừng hôm nay còn là cơ hội để tuyên dương, cảm tạ những người đã dạy dỗ chúng ta về mọi điều tốt lành, về đức tin, lời Chúa, giáo huấn, tuyên xưng, phương pháp rèn luyện, thăng tiến cuộc sống…Không vì những thiếu sót chung quanh họ mà phủ nhận họ là tác nhân qúi báu, đáng được công nhận, biểu dương. Vìđều  hơn bao giờ hết, ngày nay nhân loại cần giúp đỡ nhiều về trí khôn hơn thể lý, vì bác ái không thể thay thế được công lý, không thể diệt trừ được những bất công, sự dốt nát, và tội lỗi.

  Lạy Chúa, Ngài kêu gọi chúng con phụng sự Ngài, và phục vụ anh em chứ không phải để làm chủ hay nộ lệ. Thế mà với ân huệ Chúa ban, chúng con đã tự khoe khoang tài trí mình mà coi thường mọi người.
Chúng con đúng là những Pharisêu hiện đại với thái độ kẻ cả, ẩn dấu tinh vi khéo léo tất cả cội rễ của người Pharisieu xưa.
 Xin Chúa thứ tha và cho chúng con trở nên môn đệ chân chính của Ngài, biết rõ lòng dạ mình rất yếu đuối, thiên về tội lỗi, để khiêm nhu thật sự trong tâm lòng,  hạ mình xuống cảm tạ và lắng nghe những điều dạy dỗ của Chúa, của những phẩm trật thần quyền và thế quyền. Vì Dức Giesu Chúa chún ng con. Amen.
 Than men,
duyenky

  
 

  .







Giáo hội đau khổ

Giáo  hội  đau  khổ
(Lễ các Đẳng Linh Hồn)
(Tue, 28/10/2014 - Trầm Thiên Thu -Thanhlinh.net)


 Tháng Mười Một được Giáo hội dành riêng để chúng ta nỗ lực chân thành cầu cho các linh hồn nơi Luyện Hình, dịp tốt để thể hiện đức ái Kitô giáo, thể hiện lòng thương xót với người khác và thể hiện tính liên kết của tinh thần “các thánh cùng thông công”.

Tháng Cầu Hồn tím rịm nỗi nhớ thương, khói nhang trầm buồn, nhưng những ánh nến vẫn lung linh niềm hy vọng, tất cả nỗi buồn thương chợt hóa thành niềm hạnh phúc vô thường. Hằng năm, những ngày này có biết bao linh hồn được giải thoát – trong đó có những người thân của mỗi chúng ta nữa. Rồi các ngài bay thẳng về Thiên Quốc hợp đoàn cùng các thánh, cùng được diện kiến Tôn Nhan Thiên Chúa và đời đời chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi.

Khi cầu nguyện, người ta thường cầu cho các linh hồn mồ côi. Thiết nghĩ chẳng có linh hồn nào mồ côi. Có lẽ chữ mồ côi chúng ta hiểu theo phần đời, vì có những người mồ côi theo nghĩa nào đó, có thể họ bị hất hủi, bị bỏ rơi, cô thân, đơn độc. Nhưng về tâm linh, không linh hồn nào mồ côi – kể cả các linh hồn thai nhi. Tại sao? Hằng ngày, trong mọi giờ kinh, đặc biệt là các Thánh Lễ, Giáo hội luôn cầu cho tất cả các linh hồn – thậm chí cầu cho cả người còn sống. Tính liên đới của Giáo hội thật tuyệt vời!

Còn nữa, mỗi khi lần Chuỗi Mân Côi, chúng ta luôn cầu xin nhiều lần: “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con, xin đưa các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần đến Lòng Chúa Thương Xót hơn”. Cuối giờ kinh, chúng ta cũng thường đọc Kinh Vực Sâu để cầu cho các linh hồn, tức là không phân biệt linh hồn thân quen hay xa lạ, bất kỳ dân tộc nào. Tại các cộng đoàn tu trì, các giờ Kinh Nhật Tụng (Thần Tụng, Thần Vụ) đều cầu cho các linh hồn. Vâng, không hề có linh hồn mồ côi như chúng ta tưởng.

Có sinh thì có tử. Vì phạm tội mà con người phải chết. Quy luật muôn thuở. Chết là nỗi buồn kinh khủng của con người, là thất bại lớn nhất của con người. Nhưng nỗi u sầu đó trở thành niềm hy vọng đối với những ai tin vào Đức Kitô. Thánh Phaolô đặt vấn đề và giải thích: “Khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, chúng ta cũng được sống một đời sống mới” (Rm 6:3-4). Vâng, như vậy cái chết không phải là “dấu chấm hết”, mà chỉ là “dấu phẩy”, là bước chuyển tiếp sang cuộc sống mới vĩnh hằng. Thánh Phanxicô Assisi xác định: “Chết là sống muôn đời” (Kinh Hòa Bình).

Sự thật kỳ diệu vậy ư? Đúng và chắc chắn như thế. Thánh Phaolô phân tích: “Vì chúng ta đã nên một với Đức Kitô nhờ được chết như Người đã chết, chúng ta cũng sẽ nên một với Người nhờ được sống lại như Người đã sống lại. Con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Đức Kitô, như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị huỷ diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. Quả thế, ai đã chết thì thoát khỏi quyền của tội lỗi” (Rm 6:5-7). Chết là giải thoát khỏi đau khổ, hoàn toàn có lợi cho chúng ta. Triết lý tâm linh này không hề dễ hiểu nếu không có niềm tin Kitô giáo.

Thánh Phaolô định tín: “Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta. Thật vậy, chúng ta biết rằng: một khi Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người” (Rm 6:8-9). Tử thần chính là ma quỷ. Đoàn âm binh của tướng Luxiphe đành thúc thủ, vì thế chúng cố vùng vẫy như con giun oằn khi bị đạp, như con rắn tìm cách cắn gót chân Đức Maria. Và rồi chúng tìm cách cám dỗ phàm nhân theo phe chúng. Nhưng cuối cùng, chắc chắn chúng sẽ hoàn toàn thất bại.

Cầu cho các linh hồn là dịp để chúng ta nhìn lại thân phận mình mà chấn chỉnh Đức Tin. Có Chúa là có tất cả: “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì” (Tv 23:1). Tất cả đều sẵn sàng như tác giả Thánh Vịnh đã xác nhận: “Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ. Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi. Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính vì danh dự của Người” (Tv 23:2-3). Thiên Chúa là Chúa Tể càn khôn, chí minh và chí thiện, nơi Ngài chỉ có những gì thánh thiện nhất. Do đó, Ngài cũng chỉ làm những gì tốt lành mà thôi. Sự xấu có xảy ra với chúng ta là TẠI CHÚNG TA!

Có được Vị Chúa như vậy thì thật hạnh phúc, chẳng còn gì phải lo nữa. “Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm. Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù. Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm, ly rượu con đầy tràn chan chứa. Lòng nhân hậu và tình thương Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời, và tôi được ở đền Người những ngày tháng, những năm dài triền miên” (Tv 23:4-6).

Cô Mác-ta là người đại diện cho cả nhân loại ghi nhận lời hứa của Đức Giêsu Kitô: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, dù đã chết cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 11:25-26). Chúng ta may mắn là những người đã tin Ngài, vấn đề còn lại là chúng ta phải cố gắng trung tín với Ngài cho tới hơi thở cuối cùng, dù hoàn cảnh có thế nào.

Để có được sự sống đó, chúng ta phải có Bánh Hằng Sống. Đúng như Chúa Giêsu đã nói: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Bánh tôi ban tặng chính là thịt tôi đây để cho thế gian được sống” (Mt 6:51).

Khi nghe nói vậy, người Do-thái liền tranh luận sôi nổi với nhau vì lời đó không bình thường, khiến họ chói tai. Họ không thể hiểu được Chúa Giêsu có thể cho chúng ta ăn thịt Ngài. Họ không tin vì họ hiểu theo cách thức của phàm nhân. Bình thường thì đúng là không ai ăn thịt hoặc uống máu người, nhưng họ đâu biết rằng với Thiên Chúa thì mọi thứ đều có thể.

Và Chúa Giêsu tái xác định với họ: “Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống” (Mt 6:52-55). Chúa Giêsu biết điều Ngài nói rất khó hiểu với phàm nhân, thậm chí là không thể hiểu, thế nên Ngài giải thích chi tiết hơn: “Ai ăn thịt và uống máu tôi thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào thì kẻ ăn tôi cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời” (Mt 6:56-58).

Hôm đó, chắc chắn cả hội đường Ca-phác-na-um rất ồn ào vì người ta xôn xao bàn tán. Nhưng sự thật vẫn mãi mãi là sự thật. Nếu chúng ta hiện diện lúc đó, chúng ta cũng chẳng hơn gì người Do-thái, nhưng thật may vì chúng ta là hậu duệ, được truyền lại đức tin được kiểm chứng lâu đời.

Các linh hồn nơi Luyện Hình là những người đã từng được ăn Bánh Trường Sinh, Bánh Giêsu, các linh hồn đó sẽ có ngày được sống đời đời sau khi được thanh luyện cho xứng đáng với Thiên Chúa chí thiện. Nhân vô thập toàn, mấy ai vô tội đâu!

Có một loài hoa nhỏ có màu tím buồn: Forget-me-not, Việt ngữ gọi là Lưu Ly Thảo. Ý nghĩa của loài hoa này nói về sự chung thủy của tình yêu đôi lứa. Nhưng với người Công giáo, nó mang một ý nghĩa khác, đặc biệt trong Tháng Cầu Hồn này. Vâng, Lưu Ly Thảo đang nhắc nhở chúng ta về lời kêu cứu tha thiết của các linh hồn nơi Luyện Hình: “Forget-me-not – Xin đừng quên tôi!”.

Khi cầu nguyện cho họ thì lại là chính cầu nguyện cho chúng ta. Đúng như Thánh Phanxicô Assisi nói: “Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân”. Các linh hồn không tự “cải thiện” mức án, nhưng các ngài vẫn có thể cầu nguyện cho chúng ta. Hy vọng mai đây mỗi chúng ta cũng được phân loại là “chiên” và được nghe Chúa nói: “Hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến lãnh nhận phần gia nghiệp Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo dựng vũ trụ” (Ga 11:25-26).

Tháng Mười Một, chúng ta cùng nhau nhớ lại tâm sự của Thánh Faustina: “Tôi bị thiêu đốt trong lòng bằng lửa yêu mến Chúa và muốn cứu các linh hồn mà tôi cảm thấy mình bị thiêu đốt. Tôi sẽ chiến đấu với ma quỷ bằng Vũ khí Lòng Chúa Thương Xót. Tôi khao khát cháy bỏng là cứu các linh hồn. Tôi đi xuyên qua sức mạnh và hơi thở của thế giới và mạo hiểm đến nỗi các biên giới và các vùng đất hoang vu nhất để cứu các linh hồn. Tôi làm điều này bằng cách cầu nguyện và hy sinh” (Nhật Ký, số 754). Tình yêu lớn lao quá!

Có Chúa là có tất cả, Ngài là Alpha và Omega, là Đầu và Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng (Kh 1:8; Kh 21:6; Kh 22:13). Ước gì chúng ta nói được như Thánh Thomas Aquino, Tiến sĩ Giáo hội: “Lạy Chúa, con chỉ muốn Ngài mà thôi”. Đó mới chính là phần thưởng cao quý nhất và tuyệt vời nhất của chúng ta.

Lạy Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, vì cuộc khổ nạn đau thương và máu của Đức Kitô, xin thương tha thứ và cho các linh hồn sớm về hưởng phúc trường sinh muôn đời. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU




Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Giáo huấn Công giáo về Luyện hình

Giáo  huấn  Công  giáo  về  Luyện hình
(TRẦM THIÊN THU - Thanhlinh.net)



Lễ Các Thánh là dịp chúng ta mừng Giáo hội Khải hoàn, là ngày gợi nhớ Giáo hội Đau khổ, nhưng cũng là ngày gợi lên nhiều câu hỏi ở cả những người Công giáo lẫn không Công giáo. Vậy Giáo hội nói gì về Luyện Hình?

Dưới đây là những điều trong giáo lý chính thức của Giáo hội Công giáo. Hãy đọc cẩn thận. Các đoạn văn dưới đây khả dĩ xua tan nhiều cách hiểu sai của Tin Lành và Chính thống giáo Đông phương về Luyện Hình:
-  GLCG, số 1030 – Những người đã chết trong ơn nghĩa Chúa, nhưng chưa thanh luyện hoàn toàn, chắc chắn được hưởng ơn cứu độ đời đời; nhưng sau khi chết họ chịu thanh luyện để đạt được sự thánh thiện cần thiết để hưởng niềm vui Nước Trời.

-   GLCG, số 1031 – Giáo hội gọi sự thanh luyện đối với những người được chọn là Luyện Hình hoặc Luyện Ngục, hoàn toàn khác với sự trừng phạt đối với những người bị nguyền rủa. Giáo hội đã công thức hóa tín điều về Luyện Hình, nhất là tại Công đồng Florence và Trentô. Truyền thống Giáo hội, có tham khảo văn bản Kinh Thánh, nói về ngọn lửa thanh tẩy:
Đối với lỗi lầm nhỏ, chúng ta phải tin rằng, trước giờ phán xét sau cùng, có ngọn lửa thanh luyện. Đấng là Chân lý nói rằng những ai thốt ra lời nguyền rủa Thánh Thần sẽ không được tha đời này và đời sau. Từ câu này, chúng ta hiểu rằng các lỗi phạm nào đó có thể được tha ở đời này, nhưng các lỗi phạm khác được tha ở đời sau (Thánh Grêgôriô Cả, Đối thoại 4, 39; PL 77, 396; x. Mt 12:31.).

Giáo huấn này cũng dựa vào lời cầu nguyện cho người quá cố, đã được nói tới trong Kinh Thánh: “Vì thế [Giuđa Macabê] đã đền tội cho người qua đời, họ có thể được tha tội”. Từ ban đầu, Giáo hội đã tưởng niệm người qua đời và cầu nguyện cho họ, để họ được thanh luyện và có thể sớm hưởng Tôn Nhan Thiên Chúa. Giáo hội cũng khuyên làm việc bác ái, lãnh ân xá, và ăn năn đền tội thay những người đã qua đời:

Chúng ta hãy giúp đỡ và nhớ đến họ. Nếu các con của ông Gióp được thanh tẩy nhờ sự hy sinh của ngời cha, tại sao chúng ta nghi ngờ việc dâng lễ đền tội cho người qua đời đem lại sự an ủi cho họ? Chúng ta đừng lưỡng lự giúp đỡ những người đã qua đời và cầu nguyện cho họ (611, Thánh Gioan Kim khẩu, Bài giảng về 1 Cr 41:5; PG 61, 361; x. G 1, 5.).
Thứ nhất, Luyện Hình không là Hỏa Ngục. Thứ nhì, chỉ những người được chọn, các Kitô hữu được cứu độ, vào nơi đó. Luyện Hình là nơi chỉ dành cho những người đang trên hành trình về Nước Trời. Đó là sự thanh luyện cuối cùng đối với những người đã chết trong tình thân hữu với Đức Kitô.

Có những đoạn Kinh Thánh liên quan việc cầu nguyện cho những người đã qua đời. Nếu người ta chấp nhận 2 Macabê (như đã trích ở trên) là đúng quy tắc Giáo hội, người ta phải chấp nhận việc cầu nguyện cho những người đã qua đời. Nhiều học giả tin rằng Thánh Phaolô đã cầu nguyện cho một người bạn quá cố trong 2 Timôthê 1:

[16] Xin Chúa tỏ lòng thương xót gia đình anh Ô-nê-xi-phô-rô, vì đã nhiều lần anh làm cho tôi lên tinh thần, và đã không hổ thẹn vì tôi phải mang xiềng xích,

[17] trái lại, vừa đến Rô-ma, anh vội vã đi tìm và đã thấy tôi.

[18] Xin Chúa ban cho anh tìm thấy nơi Chúa lòng thương xót, trong Ngày đó. Về công việc phục vụ của anh ấy ở Ê-phê-xô, thì anh đã quá rõ.

Đức Kitô là Đấng Cứu Độ cũng đề cập cơ hội tha thứ ở đời này và sau khi qua đời: “Ai nói phạm đến Con Người thì được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau” (Mt 12:32).

Nhưng đoạn văn thuyết phục nhất là 1 Cr 3:13-15:

[13] Nhưng công việc của mỗi người sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Thật thế, Ngày của Chúa sẽ cho thấy công việc đó, vì Ngày ấy tỏ rạng trong lửa; chính lửa này sẽ thử nghiệm giá trị công việc của mỗi người.

[14] Công việc xây dựng của ai tồn tại trên nền, thì người ấy sẽ được lĩnh thưởng.

[15] Còn công việc của ai bị thiêu huỷ, thì người ấy sẽ phải thiệt. Tuy nhiên, bản thân người ấy sẽ được cứu, nhưng như thể băng qua lửa.

Trước tiên, mỗi người sẽ bị xét xử và việc mình làm “sẽ được phơi bày bằng lửa”. Việc lành chúng ta làm sẽ thoát khỏi lửa và sẽ được “thưởng công”. Việc ác chúng ta làm sẽ bị “thiêu đốt”“người đó sẽ chịu sự mất mát, dù người đó sẽ được cứu, nhưng chỉ qua lửa”.

Ở đây chúng ta thấy loại lửa không là Hỏa ngục, mà “người đó sẽ được cứu, nhưng chỉ qua lửa”. Chữ “lửa” theo tiếng Hy Lạp là “pur” và cùng nguyên ngữ với tiếng Indo-European là “PUR-gatory” (Việt ngữ gọi là Luyện Hình hoặc Luyện Ngục). Luyện Hình là tình trạng thanh luyện bằng lửa dành cho những người được cứu độ rồi.

Người Tin Lành có thể hỏi về điểm này: “Nếu một người đã được cứu độ, vậy tại sao phải chịu lửa này? Chúa Kitô đã không chết vì tội lỗi của họ sao?”

Đúng, Chúa Kitô đã chết vì tội lỗi của họ và đã cứu độ họ. Nhưng Ngài chết để chúng ta có thể thực sự thánh thiện: “Hãy thánh thiện như Tôi thánh thiện”. Lửa Luyện Hình là lửa yêu thương của Thiên Chúa làm cho chúng ta “chịu sự mất mát” bằng một dạng đền tội cuối cùng. Đó là đau khổ vì chúng ta phải từ bỏ mọi ham muốn của xác thịt và đối mặt với những thất bại. Điều này nghĩa là “chịu sự mất mát”. Chúng ta không thể loanh quanh lời của Thánh Phaolô nói rằng các Kitô hữu phải qua lửa sau khi qua đời.

Nếu Uzzah bị chết vì chạm vào Con Tàu Giao Ước, chúng ta phải được thánh hóa trọn vẹn để được vào Thiên đàng. Món nợ đã trả nhưng chúng ta chưa hoàn toàn biến thành hình ảnh của Chúa Kitô. Ngài chết để chúng ta hoàn toàn thực sự thánh thiện. Luyện Hình là sự biến hình cuối cùng bằng các động thái tập trung vào Chúa Kitô để được chấp nhận và ảnh hưởng tội lỗi bị thiêu hủy.

“Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung” (1 Cr 12:26).

Tốt nhất, chúng ta nên dâng lễ thay cho những người đã ra đi trước chúng ta. Chúng ta là một đại gia đình trong Đức Kitô. Khi chúng ta cầu nguyện cho những người đã qua đời, chúng ta xin Thiên Chúa, Đấng là “ngọn lửa thiêu”, thương giúp những người đang chịu sự đền tội và sự thanh luyện cuối cùng để họ chuẩn bị hưởng Tôn Nhan Thiên Chúa trọn vẹn.
Vì cuộc khổ nạn đau thương, sự chết và sự sống lại của Đức Kitô, xin Cha ân thương và tha thứ cho các linh hồn. Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu, Thiên Chúa của chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Catholic News)