Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Hoán cải con người

Hoán  cải  con  người
(Thứ năm - 25/09/2014- TRẦM THIÊN THU  tinvui@dmin)


Chúa Giêsu dành 3 năm để đào tạo 12 môn đệ. Và các môn đệ tiếp tục biến đổi thế giới. Dĩ nhiên Ngài cũng có những bài giảng quan trọng trước đám người rất đông như Bài Giảng Trên Núi. Tuy nhiên, các sự kiện này ít phổ biến trong Kinh Thánh, và mức ảnh hưởng các sự kiện đó đối với người ta có vẻ cũng ít hơn so với ảnh hưởng của Chúa Giêsu đối với các môn đệ.
Nghĩa là, chúng ta không nghe nói về những người mà Ngài rao giảng, Chúa Giêsu đã ảnh hưởng thế nào đối với linh hồn của họ. Nhưng chúng ta biết chắc điều gì đã xảy ra đối với 12 môn đệ mà Chúa Giêsu trực tiếp đào tạo. Họ tiếp tục xây dựng Giáo hội của hơn 1 tỷ người.
Trong thời đại chúng ta, có sự nhấn mạnh về việc Phúc Âm hóa, dạng phổ biến nhất xảy ra ồ ạt. Các cộng đoàn vẫn tiếp tục được thành lập với ý hướng tốt lành vì Giáo hội hoàn vũ và loan báo Tin Mừng. Các nỗ lực làm cho Giáo hội “tươi tắn” hoặc “phù hợp” với giới trẻ, và ngày càng có nhiều người Công giáo đầy nhiệt huyết.
Dù vậy, chúng ta thấy vẫn có những người tiếp tục rời xa Giáo hội. Chúng ta thấy có những người yêu mến Chúa mà lại bỏ đức tin. Có mức tăng về số người Công giáo “tự phục vụ” (Cafeteria Catholics), họ chỉ chọn các giáo huấn nào của Giáo hội mà họ thích thì họ chấp nhận và tin theo, giáo huấn nào không thích thì “xin chào”.
Trong 3 năm để đào tạo 12 môn đệ, Chúa Giêsu không nhấn mạnh sự tương tác của các nhóm đông đảo. Ngài thân thiết với 12 người, Ngài hướng dẫn, dạy bảo và đào tạo họ. Ngày nay, chúng ta thấy những người trong thời đại chúng ta. Chúng ta biết họ và cuộc đời họ. Nhưng có người trong số đó là thánh nhân mà chúng ta không biết.
Khi nghe Tám Mối Phúc, đám đông đã ảnh hưởng. Nếu đó là cách tốt để cứu rỗi linh hồn, sao chúng ta không thấy Chúa Giêsu vẫn đang làm như vậy? Sao chúng ta không nghe nói về những người này trong Kinh Thánh hoặc trong lịch sử Giáo hội?
Có thể có nơi để Phúc Âm hóa hàng loạt người, thường thì nỗ lực này tạo sự chú ý bằng bản chất của công việc. Khi đề cao công việc truyền giáo và nỗ lực đạt tới nhiều người hơn, chúng ta phải loại bỏ tính kiêu ngạo. Làm cho người ta biết Phúc Âm hơn là chú ý vào những người tiếp nhận Lời Chúa. Điều này cần thiết để hướng dẫn chúng ta truyền bá đức tin của lòng yêu mến của người nào đó có ảnh hưởng tới nhiều người hơn là việc trở lại của một con chiên lạc.
Thật vậy, việc ảnh hưởng nhiều người là điều tốt và đáng giá. Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo. Điều này đã xảy ra trong Kinh Thánh. Nhưng chúng ta không có ý gặp lại đám đông. Cũng như trong Kinh Thánh, chúng ta chỉ đang “khuấy động” đám đông, và chúng ta đối mặt với đám đông la to: “Đóng đinh nó vào thập giá!” (Mt 27:23).
Khi loan báo Tin Mừng cho đám đông, chúng ta gieo hạt trong khu vườn mà chúng ta biết chẳng có gì. Liệu chúng có thể được gieo trồng và chăm sóc? Liệu chúng có phát triển trên đất sỏi đá? Hoặc chúng có rơi vào đất tốt để được nâng đỡ mà sinh hoa kết trái?
Có nhiều người rời xa Giáo hội, có nhiều người thích dạng Công giáo “tự phục vụ” (Cafeteria Catholicism), có nhiều cuộc hôn nhân Công giáo theo thế tục là ly thân, ly hôn và ngoại tình. Hoa Kỳ có những người Công giáo ly hôn mà vẫn được công khai tái hôn. Vậy là sao? Và chúng ta lại tiếp tục rao giảng cho hàng loạt người. Chúng ta sẽ không biết linh hồn họ sẽ sống đức tin như thế nào. Đó là trò đùa và mối nguy của sự vượt trội như vậy (the travesty and the danger of such outreach). Mối nguy là các linh hồn đó sẽ sa ngã, lỗi tại chúng ta. Vì chúng ta đã giới thiệu đức tin với họ nhưng lại không hướng dẫn họ cách duy trì đức tin.
Sự trở lại thực sự chỉ xảy ra khi tâm hồn gặp được vẻ đẹp đích thực. Làm sao chúng ta hy vọng có được sự hoán cải thực sự khi chúng ta tương tác với con người ảnh hưởng theo số đông hơn là chính mỗi cá nhân được đào tạo?
Có vẻ như đức tin là điều gì đó cần được đào tạo theo từng cá nhân. Khi cùng nhau khiêm nhường bẻ bánh, trong việc đào tạo, răn bảo, giáo dục, và đưa một người đến gần Chúa, hãy làm như Chúa Giêsu đã đào tạo 12 con người trong 3 năm.
Chúng ta đừng ham vẻ hào nhoáng của số đông, hãy theo “Con Đường Nhỏ” của Thánh nữ Teresa Hài Đồng Giêsu. Hãy biết rằng, khi tạo các mối quan hệ, chúng ta sẽ đổi mới khuôn mặt của Giáo hội và thế giới.


TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét