Oct 19, 2014 - Chúa
nhật 29 thường niên
năm A
Bổn
phận công dân một nước
Các Bạn thân mến,
Thần quyền và thế quyền luôn là điều
làm các tín hữu băn khoăn lo âu, bởi các luật lệ, quyền hành nhiều khi nghịch
nhau. Như chuyện phá thai, hôn nhân đồng tính, đang là vấn đề xung khắc gay gắt
nhất trong xã hội Hoa Kỳ và nhiều xã hội văn minh khác. Nó như những vũ khí sắc
bén dùng đấu tranh, lợi dụng cho những
mục đích, quyền lợi, chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo…
Hôm nay Đức Giesu làm rõ hai quyền
lực ấy giúp chúng ta tránh những cám dỗ, cạm bẫy, lẫn lộn làm bối rối lòng
người. Ngài dạy:”Của Xeda trả về Xeda, của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa.” Nghĩa
là không chỉ tôn trọng, thờ phượng, yêu
mến Thiên Chúa, mà còn phải biết tôn trọng chính quyền nơi mình đang sống nữa.
Tin Mừng Thánh Mattheu liên tục ghi
lại những dụ ngôn Đức Giesu dùng để nói cho chúng ta biết về quyền năng, tình
thương yêu và cách cư xử của Thiên Chúa với con người, là tạo vật cao nhất Ngài
đã dựng nên. Đồng thời cũng cho chúng ta nhìn ra hậu qủa của việc làm nghe theo
lời Ngài hay không. Những lời lẽ trong dụ ngôn như lên án, chỉ trách, cảnh báo
những người lãnh đạo chính thống Do Thái, lợi dụng quyền hành, đạo đức gỉa hình...
Hiển nhiên họ rất bực bội, xấu hổ
nên bàn bạc với nhau để làm cho Đức Giesu giảm uy tín trước dân chúng, bằng
chính lời nói của Ngài, hầu đám dông bỏ Ngài mà theo họ.
Lần này họ đến gặp Ngài với những
lời lẽ ban đầu ca tụng Ngài, rồi đưa ra một câu hỏi dã chuẩn bị kỹ lưỡng, mục
đích gài bẫy để Chúa lỡ lời, tự làm mất uy tín mình trước dân chúng đang sùng
kính lắng nghe Ngài:”Có được phép nộp thuế
cho Xe da không?”
Đây là câu hỏi của các đạo sĩ Do
Thái và các người trong đảng Herode kết cấu với nhau để tấn công Đức Giesu. Câu
hỏi được xếp đặt cách khôn khéo kỹ lưỡng. Bởi Do Thái là xứ bị chiếm đóng,
người Do Thái là thần dân của đế quốc Lamã, nên nộp thuế cho Lamã có đúng hay
không thật là một câu hỏi đầy ác ý. Vì thế họ nghĩ rằng trả lời thế nào, Ngài
cũng tự đặt mình vào tình trạng nan giải.
Cai trị Do Thái, chính quyền Lamã dã
ban hành ba thứ thuế thông thường là điền thổ, lợi tức và thuế thân.
Thuế trong câu hỏi này là thuế thân,
qui định mọi người nam từ mười bốn đến sáu mươi lăm tuổi và nữ từ mười hai đến
sáu mươi lăm tuổi đều phải đóng thuế một donie, tương đương với lương công nhật
của một người.
Dân Do Thái không chỉ không ưa đóng
thuế như mọi dân tộc khác, nhưng họ còn không muốn đóng thuế vì lý do tín
ngưỡng nữa. Vì đối với họ, Thiên Chúa là Vua duy nhất. Họ là quốc gia thần
quyền, nên việc đóng thuế cho bất cứ vị vua trần gian nào cũng đều có nghĩa là
nhìn nhận vương quyền ấy, và như thế là xúc phạm Thiên Chúa, hoàn toàn sai.
Vì
tính cách công dân song đôi, chúng ta có trách nhiệm đối với cả hai nước: Thiên
Chúa và nhà cầm quyền.
Hai
trách nhiệm này như hai mặt của một đồng tiền. Thiếu chu toàn bổn phận công
dân, đưa đến việc sao nhãng bổn phận của một Kitô Hữu.
Điều
này đưa chúng ta đến điểm quan trọng sau cùng là diều gì sẽ xảy ra khi tính
cách công dân song đôi khiến chúng ta ở vào tình trạng xung đột trong lương tâm
giữa Thiên Chúa và quốc gia?
Hy
vọng điều ấy không bao giờ xẩy ra. Nhưng nếu có, phải giải quyết sự xung đột
trong một phương cách mà chúng ta không thể làm thiệt hại trách nhiệm đối với
Thiên Chúa. Tuyệt đối phải chọn bổn phận chính yếu đối với Ngài.
1.“ Có được phép nộp
thuế cho Xeda không?”
-
Đức Giesu không trả lời trực tiếp, Ngài bình tỉnh nói:”Đưa đồng tiền
nộp thuế cho tôi coi!”
- Họ liền đưa
cho Ngài một đồng bạc.
- Cầm nó
trong tay, Ngài hỏi:”Hình và danh hiệu này là của ai?”
- Họ đáp“Của
Xeda.”
-
Hiển nhiên Ngài đã biết, nhưng
Ngài muốn họ phải công khai nói ra điều họ đã chấp nhận là mình đang sử dụng
đồng tiền của Rôma, tức là đã mặc nhiên công nhận quyền cai trị của hoàng đế
Xêda.
-
Rồi Ngài trả lời như một mệnh
lệnh:”Thế thì của Xeda,
trả về Xeda; của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa”.
- Đảng của
Herode là đảng của vua xứ Galile, do người Lamã đặt lên cầm quyền, nên sát cánh
với Lamã.
-
Thời xưa, đồng tiền là dấu hiệu của vương tước. Khi một vị vua đăng
quang, họ thường đúc đồng tiền riêng, để bầy tỏ tính cách thực tế quyền bính và
vương quốc họ đang nắm giữ.
- Đức Giesu
biết rõ như thế, nên Ngài không đụng chạm gì đến quyền lợi của vua thế
gian, mà còn nhắc nhở mọi nguoi phải biết bổn phận công dân một nước.
- Với sự khôn
ngoan tuyệt đối, Đức Giesu không bao giờ đưa ra những lề luật, giới
hạn. Ngài chỉ đưa ra những nguyên tắc lớn và quan trọng.
- Đó cũng là lý do
tại sao sự dạy dỗ của Ngài tồn tại mãi mãi không bị lỗi thời.
- Đây
là lời dạy cụ thể rõ ràng nhất, không ai được quyền lẫn lộn, không ai được chối
bỏ, không ai được gian lận, trốn tránh. Một người nằm trong qui định nào thì
phải tuân theo qui định ấy để làm tròn cả hai bổn phận của mình.
2. Hai bổn phận sóng đôi:
a) “Của
Xeda trả về Xeda”:
- Cụ thể
là phải trả cho Xêda đồng tiền mang hình và danh hiệu của ông ta. Vì khi đã
chấp nhận quyền cai trị của hoàng đế Rôma, đương nhiên phải chu toàn bổn phận
đóng thuế cho Xêda.
- Là công dân một nước trần gian, sống trong một
xã hội tư bản, tự do hay cộng sản, quân phiệt…đều được chính phủ lo cho mọi
sinh họat công cộng. Được thừa hưởng muôn vàn lợi ích qua cuộc sống chung, được bảo vệ quyền lợi công dân
theo hiến pháp và luật pháp quy định: quyền tự do, cư trú, tín ngưỡng, ngôn
luận, đi lại, học hành, bảo vệ tài sản, tính mạng, ứng cử, bầu cử...
- Mọi người phải phục tùng chính quyền, vì không
có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa.
-
Nên sống trong
xã hội nào cũng phải lo chu toàn bổn phận trách nhiệm bảo vệ công dân của mình, cùng chung góp
khả năng xây dựng một xã hội tốt đẹp. Đó là tôn trọng,
vinh danh nhà cầm quyền, tuân thủ hiến pháp, luât lệ, trách nhiệm bảo
vệ an ninh tổ quốc, cơ sở công cộng, đóng đầy
đủ các loại thuế, tương thân tương ái nhau…Đây là những món nợ bắt buộc.
-
Chúng ta cũng phải trả cho thế
gian tất cả những gì thuộc về tinh thần tình cảm, vinh quang, danh dự, nhan sắc
… nếu đó là của thế gian
-
Phải tự làm việc kiếm ăn để sinh
sống, bảo vệ, nuôi dưỡng những gì mình có trách nhiệm, và trao đổi bằng chính
đồng tiền với hình biểu tượng của quốc gia minh sống.
- Tuy
nhiên nếu điều nào ngược với ý Thiên Chúa, ngược với tự nhiên thì phải chống
lại, không được nhúng tay vào hay làm lơ giả điếc.
- Cần ý
thức mình có trách nhiệm lớn lao để giúp nền hành chánh trong nước không rơi
vào tay các nhà lãnh đạo ích kỷ, vô thần, không xứng đáng.
-
Nếu nhân lên một tuần, một tháng, một năm và cả
một đời những việc người ta phải trả cho Thiên Chúa và Xê-da, thì khách quan mà
nói, phần của Xêda sẽ cao ngất trời, còn phần của Thiên Chúa chỉ như những đám
cỏ là đà trên mặt đất!
b)”Của
Thiên Chúa trả về Thiên Chúa.”
- Tuy nhóm người này không hỏi về bổn phận đối
với Thiên Chúa, nhưng Đức Giêsu vẫn nói đến: phải trả lại cho Thiên Chúa những
gì thuộc về Ngài. Là bổn phận quan trọng mà những ai muốn nên con cái Thiên
Chúa phải làm.
- Vì ngoài việc là công dân nước trần gian,
chúng ta cũng còn là công dân Nước Trời, được sinh ra mang hình ảnh Thiên Chúa,
được trao ban sự sống, trí khôn, hiểu biết, tự do và tất cả mọi điều tốt lành.
Nên chúng ta có bổn phận đáp lại Thiên Chúa, với tất cả sự sống, con người và
tình yêu.
- Với công dân Nước
Trời, mọi người được hưởng những quyền lợi thiêng liêng tinh thần cũng như có
trách nhiệm chu toàn nghĩa vụ đối với Thiên Chúa, tôn trọng các công trình Ngài
sáng tạo, trong đó đặc biệt là tôn trọng con người. Còn có nghĩa vụ truyền
giáo, giúp cho mọi người nhận biết Thiên Chúa.
- Nhất là phải sử
dụng những hồng ân Chúa ban như: sức khoẻ, thời giờ, tiền bạc, và tài năng...
để làm vinh danh Chúa và phục vụ hạnh phúc cho mình và tha nhân.
- Đó là
những vấn đề tôn giáo và về nguyên tắc mà người tín hữu phải có trách nhiệm tôn
thờ, phụng kính, yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự
cùng tuân giữ những điều Ngài truyền dạy.
- Tất
nhiên Thiên Chúa không cần chúng ta đáp trả những hồng ân Ngài ban, nhưng Ngài
muốn chúng ta với thân phận, trách nhiệm, và những gì Ngài ban về tinh thần, vật
chất, không gian, thời gian, hoàn cảnh, gia đình, cơ may vận rủi…thì khi hành xử,
đều phải hướng về mục đích đáp lại tình yêu của Ngài, mở rộng tình
yêu ấy đến mọi người, kể cả kẻ thù. Như Đức Giesu đã yêu, đã hy sinh mạng sống
để cứu chuộc chúng ta.
- Dù rất
khó khăn bởi cuộc sống nhiễu nhương, đầy cạm bẫy, vất vả nhưng thực tế các tín
hữu cũng đã từng thi hành được những điều ấy trong suất thời gian lịch sử Giáo
Hội, đó là trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Ngài:
.
Thời Lamã họ đã phải thi hành điều ấy khi hàng ngàn Kitô Hữu chấp nhận cái chết
hơn là thờ cúng hoàng đế.
.
Thế kỷ 17, họ đã thi hành điều ấy khi hàng ngàn Kitô Hữu Âu Châu phải di cư sang
Hoa Kỳ để sống đức tin.
. Thế kỷ 20 họ lại phải trốn chảy, kín đáo
sống đạo, rao truyền đức tin…với biết bao cực hình hành hạ, mất mát về tinh
thần, thể xác để chống lại chế độ Cộng Sản vô thần.
. Rồi trong thời đại văn mình tự do ngày nay,
với nhiều chủ nghĩa vô hình mới xuất hiện, đang càng ngày càng đảo ngược qui
luật tự nhiên, đảo ngược thân phận con người, đe dọa đức tin Kito, nhưng vẫn có
rất nhiều người đang âm thầm hay công khai chiên đấu với ba thù để đáp lại lời
Thiên Chúa mời gọi.
.
Đó là đời sống thánh hiến của các thánh nam nữ ẩn tu, tử đạo, đồng
trinh, các mục tử… đã chết hoặc đang sống, các đòan thể thanh niên thiếu nữ vào
đời, hoạc ra đi đến tất cả các cánh đồng hoang vu mà truyền giáo, nối tiếp niềm
tin vào Đức Kito cho đến ngày tận thế.
- Thật vậy,
mọi sự đều trở nên tốt cho kẻ có lòng mến Chúa, nghĩa là trong mọi hành động
bình thường, như suy nghĩ, ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc hay giải trí... nếu làm
vì yêu mến Chúa, thì đều có giá trị trả nợ cho Ngài.
- Những việc tốt thực hiện vì lòng yêu mến Chúa như việc
hiến dâng, như chút hy sinh góp phần xây dựng Giáo Hội, việc truyền giáo, thiện
nguyện phát xuất từ tình thương chân thành của lòng yêu tha nhân. Trong những
công việc ấy, các tín hữu thực sự cung đã trả nợ cho Chúa.
- Một
lương tâm ngay lành, sẽ nhận ra tính cách nghiêm trọng của luật Chúa truyền: chỉ
cần căn cứ vào luật này, mỗi ngày chúng ta sẽ biết mình phải trả lại những gì,
bao nhiêu cho Thiên Chúa và tha nhân để xứng đáng là công dân của Ngài.
- Vì thế, lòng mến Chúa trong việc làm chính là
thước đo giá trị các hành động trần gian của con người muốn thực sự trả nợ cho
Thiên Chúa. Và chỉ khác nhau có thế, để giúp lương tâm được ngay lành giữa gian
trần đầy hỏa mù tốt, xấu, và thiện, ác.
3. Chúng ta phải làm gì?
- Các tín
hữu vừa là công dân của một nước cụ thể trần gian mình sinh sống, lại vừa là
công dân của Nước Trời xa xôi cách trở, thực thực hư hư… nên rất khó khăn trong
mọi sự.
- Không làm tròn
bổn phận công dân thì có tội trước pháp luật và cũng là không làm tròn bổn phận
Kito hữu. Ngược lại, không làm tròn bổn phận với Thiên Chúa thì cũng không làm
tròn bổn phận với con người.
- Hai bổn phận này
tồn tại và song hành với nhau, không nhất thiết phải đụng chạm, mâu thuẫn nhau.
-
Đặc biệt Đức Giesu không nói đến
ranh giới giữa hai bổn phận này, Ngài để mở cho chúng ta tự phán đóan.
- Nhưng Ngài dưa
ra chân lý vĩnh viễn là một Kito hữu chân thật phải là một công dân tốt của đất
nước, đồng thời cũng là công dân tốt của Nước Trời.
- Với một lương tâm ngay lành, chúng ta sẽ dễ
dàng phân biệt được những gì cần phải trả cho Thiên Chúa, những gì cần phải trả
cho Xêda và cả những gì cần phải trả cho anh em nữa.
- Thực tế
cuộc đời, ranh giới ấy bị lẫn lộn khi lương tâm không còn trong sáng. Và cuộc
chiến sẽ xẩy ra. Tùy theo tình trạng cá nhân mà cuộc chiến đấu giữa tốt, xấu,
thiện, ác, lành, dữ… xẩy ra nặng nhẹ khác nhau, nhưng ai cũng phải nhận mình ít
nhiều đã bị suy thoái vì tội lỗi do bản tính nhân loại yếu đuối mà cảnh giác.
- Đây là điểm cốt tủy để từ đó con người biết
nương tựa vào Thiên Chúa, làm cho lương tâm mình ngay thẳng hơn trong hình ảnh
của Ngài, để có thể trả lại cho Ngài tất cả những gì thuộc về Ngài.
Lạy Chúa, chính Chúa đã trở nên con của lòai
người, con của một dân tộc, một đất nước. Chúa tuân hành, yêu mến tất cả, chẳng
sai phạm điều gì. Dù thế, họ vẫn khước từ, hành hạ ngược đãi đến giết chết
Ngài.
Xin gìn giữ chúng con
khỏi những xung đột, khỏi mọi phương cách xấu xa, mù quáng giữa quê hương trần
thế và quê hương Nước Trời
Cùng ban thần khí khôn
ngoan cho những người mà vì danh Chúa, chúng con trao phó quyền cai trị cho họ.
Cùng xin cho chúng con đừng nhắm mắt làm ngơ
trước những khổ đau của dân tộc còn đang bị sống dưới chính quyền Cộng Sản, để
biết quảng đại cộng tác với muôn người thiện chí xây dựng phục vu, thật cụ thể
cho quê hương Việt Nam được hòa bình tự do.Vì Đức Giesu Kito Chúa chúng con.
Amen.
Than men,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét