6 cách thoát chứng bệnh nguy hiểm cuối thu
(Ngày
8 Tháng 10, 2017-giadinh.net)
Cuối thu đầu đông nhiều
người mệt mỏi, u buồn, chán nản. Ảnh minh họa
Cuối thu đầu đông nhiều
người mệt mỏi, u buồn, chán nản.
Chị Thu Hoài (ở Hà Đông,
Hà Nội) cho biết: Không hiểu sao dạo này cứ thấy man mác buồn, buồn vô cớ mà chẳng
hiểu tại sao. “Gia đình chẳng có gì phiền lòng, chồng yêu, con ngoan, cha mẹ
hai bên khỏe mạnh và yêu quý mình, không có mâu thuẫn, công việc ổn, kinh tế
khá… Thế mà cả tháng nay cứ chiều về là mình buồn quá chừng, tâm trạng mệt mỏi,
chán chường, chả muốn đi đâu, trò chuyện với ai. Ăn được, ngủ được mà chị cứ ốm
yếu, đau nhức, mỏi mệt liên tục”, chị Thu Hoài chia sẻ.
Rất nhiều người dịp này
tính tình thay đổi, hơi tí là cáu gắt, nóng nảy, buồn bực, khó chịu với tất cả,
chẳng muốn làm gì. Ngay đi tập thể dục hàng ngày cũng bỏ, “chuyện ấy” cũng mất
hết hứng thú.
Nhận xét về điều này, bác
sĩ Duy Anh, Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết, đó là chứng trầm cảm mùa thu (SAD),
thường xảy ra khoảng cuối thu, đầu đông và kéo dài tới mùa xuân có nắng ấm.
Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ, nhưng thời tiết khiến cơ thể tiết ra hormone
Melatoni ức chế tâm trạng, con người buồn bã, vô định, nghĩ ngợi về cuộc sống với
tâm trạng mệt mỏi, chán nản, khó tập trung, ăn ngủ nhiều, căng thẳng, rã rời
chân tay, buồn nôn, suy nhược, mất năng lượng, nặng tay chân, tính tình dễ bị
kích động, cáu giận, nóng nảy, không hòa hợp được với mọi người, có ý nghĩ muốn
tự tử...
Những tác hại của trầm cảm
theo mùa dẫn tới sức khỏe bị ảnh hưởng, bệnh tật trỗi dậy. Nếu không tự thoát
ra, hoặc chữa trị kịp thời sẽ tăng nặng, ảnh hưởng tới gia đình, công việc, có
hành vi tiêu cực, thậm chí tự tử.
Những cách thoát bệnh
Theo bác sĩ Duy Anh, quan
trọng là tự người mắc điều trị cho mình, và cần ngăn ngừa trước khi các triệu
chứng trở nên tồi tệ, sớm thoát khỏi các triệu chứng, giữ tâm trạng và nội lực ổn
định. Theo đó:
1.
Hãy tự chăm sóc bản thân, nghỉ ngơi đầy đủ và dành thời gian
thư giãn. Ngủ đúng giờ, ngủ ngon giúp não bộ, cơ thể tỉnh táo, quên đi lo lắng,
chữa trị nhiều bệnh - trong đó có trầm cảm. Trở dậy sẽ có giải pháp tốt cho mọi
việc.
2. Kinh nghiệm của rất nhiều người tự thoát khỏi chứng trầm cảm theo mùa ở thể
nhẹ là tiếp thu ánh sáng và nghe nhạc. Vì vậy hãy thay đổi thói quen hàng ngày
bằng cách mở các bản nhạc vui vẻ để lấy lại tinh thần phấn chấn.
Thiền và nghe nhạc là giải
pháp tuyệt vời nhất để thoát triệu chứng, hãy chọn những bản nhạc thiền nhẹ
nhàng, giai điệu ưa thích để thư giãn mọi giác quan, giúp cơ thể thả lỏng, khắc
phục chứng trầm cảm. Sau thiền tâm trí nhẹ nhõm, cảm thấy cuộc sống tốt đẹp, hạnh
phúc hơn. Tuyệt đối tránh nghe các bản nhạc buồn vì tâm trạng sẽ càng nặng nề
hơn.
3. Ăn uống các bữa chính và phụ lành mạnh,
đầy đủ dinh dưỡng sẽ có cảm giác vui vẻ, khỏe khoắn, tâm trí lành mạnh. Chú trọng
bổ sung dinh dưỡng, thực phẩm tươi ngon, chứa nhiều chất chống ôxy hóa ngăn chặn
các gốc tự do gia tăng, đẩy lùi lão hóa và trầm cảm. Các loại rau bina, rau
xanh, cà chua, cà rốt, bông cải xanh, hoa quả đúng mùa, các loại hạt, dầu ôliu,
các loại thịt nạc… có tác dụng ngăn ngừa, giúp giảm nguy cơ mắc SAD. Tránh ăn đồ
ăn nhanh, thực phẩm không lành mạnh, đặc biệt là các loại đồ ăn đóng gói, đóng
hộp và không uống rượu, bia, hoặc chất kích thích vì chúng có nguy cơ cao mắc bệnh
trầm cảm và rất hại cho sức khỏe.
4. Cần tạo môi trường sống nhiều ánh sáng
mặt trời và rực rỡ hơn. Sáng ra mở cửa sổ, mở rèm ngồi gần
cửa sổ sáng khi ở nhà, hay phòng làm việc. Chú ý tỉa cắt cây lá để không bị che
mất ánh sáng mặt trời.
Tự thư giãn tắm nước
nóng, đọc cuốn sách yêu thích của bạn, uống sôcôla nóng.
5. Theo Thầy thuốc ưu tú, BS
Quách Tuấn Vinh, Trung tâm Cấy chỉ Minh Quang (Hà Nội), mỗi ngày nên dành 2 giờ
ra ngoài đi dạo, đi chơi vào buổi sáng. Hoặc khi thấy người bức bối, khó chịu
hãy ngay lập tức bứt khỏi công việc, căn phòng mà đi dạo, đi chơi để có thời
gian và không gian thoải mái, có ánh sáng mặt trời giúp tinh thần khá hơn, ngay
cả khi có một mình.
Ngày nghỉ nên đi đến công
viên, rạp chiếu phim, nhà hát, đi chơi, xem triển lãm nghệ thuật… giúp tâm trí
thoát khỏi sự lo lắng, trầm cảm.
Đi du lịch là cách tuyệt
vời giúp thoát khỏi trạng thái chán nản, buồn bã. Nên đến những nơi có nhiều
ánh sáng mặt trời sẽ giúp tâm trạng khá hơn.
6.
Cần rèn luyện sức khỏe bằng tập thể dục, vận động, đi bộ, chạy bộ
nhẹ nhàng để lấy lại tinh thần nhanh và tươi tắn hơn. Tốt nhất là ra ngoài khi
trời đã sáng hẳn, hoặc buổi trưa... tiếp xúc với không khí trong lành, giúp cơ
thể quen dần và tăng sức đề kháng với các bệnh giao mùa.
Không nên tập quá sức vì
sẽ mệt mỏi. Cũng không nên sợ ốm mà bỏ tập, ngại giao tiếp mà cứ ở nhà ngủ… bởi
sẽ càng rơi vào cô đơn, buồn chán.
Khi buồn phiền, mệt
mỏi, đau nhức… việc hòa đồng rất khó để thực hiện. Nhưng hãy cố gắng giữ liên lạc
với gia đình - mối quan hệ gắn bó bằng tình yêu thương, tương thân tương ái.
- Bạn bè sẽ làm bạn
cảm thấy thoải mái, họ có thể hỗ trợ, là chỗ dựa và trêu đùa để làm bạn vui
lên. Hãy cố gắng tìm người bạn tốt, biết nghe - hiểu và sẵn sàng ở bên cạnh bạn
khi cần.
- Luôn nhớ gia đình
và bạn bè là những người rất quan trọng trong cuộc sống của bạn lúc này.
Nếu bạn không thể
chia sẻ vấn đề của mình với bất cứ ai, hãy tìm đến chuyên gia tư vấn để có lời
khuyên tốt nhất.
BS Duy Anh
Uyển Hương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét