Oct 8, 2017 - Chúa nhật 27 thường niên năm A
Thiên Chúa nhân
từ và nghiêm minh
Các Bạn thân mến,
Chúng ta cùng đồng thanh kêu cầu: Lạy Thiên Chuá thiên binh, xin Ngài thương xót trở lại nhé...
Tin Mừng chúa nhật này Đức Giesu kể thêm một
dụ ngôn nữa về vườn nho, để cảnh cáo âm mưu của các đầu mục dân Do Thái đang
rắp tâm thực hiện ám hại Ngài.
Dụ ngôn
về các tá điền tham lam gian ác, rõ ràng đến độ những chi tiết cũng có ý nghĩa
thực tế. Các thầy tư tế và biệt phái biết rõ điều Đức Giesu nói trong dụ ngôn:
- Vườn
nho tượng trưng cho dân Israel, chủ vườn là Thiên Chúa.
- Các tá
điền là các thượng tế và người biệt phái, những người mà Thiên Chúa giao trách
nhiệm với dân Ngài.
-
Các
đầy tớ trong nhóm thứ nhất, là các ngôn sứ thời tiên khởi được Thiên Chúa sai
đến với dân Israel.
- Các
đầy tớ trong nhóm thứ hai là các ngôn sứ thời sau này.
-
Con
của chủ vườn, bị các tá điền giết chết, là Đức Giêsu.
-
Các
tá điền mới, là những người mới thuê vườn nho, là các Tông Đồ của Đức Giêsu.
Thay thế cho các thượng tế và biệt phái làm lãnh đạo mới của dân Chúa.
-
Sau
cùng, sự thuê mướn vườn nho lúc đầu chỉ giao ước cũ. Sự thuê mướn vườn nho lần
thứ hai chỉ giao ước mới.
Dụ
ngôn tóm lược toàn thể câu chuyện cứu độ trong Kinh Thánh và một cái nhìn tóm
lược về Thiên Chúa.
Cho
thấy cả hai diện của Thiên Chúa: Ngài như một cha mẹ kiên nhẫn và cũng là một
thẩm phán chính trực.
Các đầu mục Do Thái tưởng rằng khi
giết Đức Giêsu, thì họ sẽ nắm được trọn quyền lãnh đạo dân tộc.
Nhưng trái lại, họ đã bị truất quyền lãnh đạo và tòan dân cũng bị
vạ lây. Còn Nước Thiên Chúa sẽ được trao cho một dân khác biết phát
sinh hoa lợi. Đó là Hội Thánh.
Thời ấy, xứ Palestin thường rối loạn, thiếu
tiện nghi, kinh tế bất ổn, nên chủ thường cho mướn đất đai, trao phó cho họ quản
lý canh tác. Người làm công lại hay bất mãn nên thường làm loạn, giết tôi tớ và
con chủ vườn để chiếm đọat hoa mầu.
Đây
là một câu truyện sống động mà Đức Giesu cùng một lúc đã vẽ lên lịch sử và sự
suy sụp của quốc gia Israel. Dụ ngôn cho chúng ta nhiều bài học:
1. Về
Thiên Chúa:
a) Thiên
Chúa tin tưởng con người:
- Như
chủ vườn nho trao hoàn toàn đất đai cho kẻ trồng nho mướn. Rồi ông đi xa, để họ
tự giác canh tác.
- Thiên
Chúa cũng vậy, Ngài tôn trọng tự do, tin tưởng cuả con người, trao phó công việc
để họ tự làm cho đến khi hết hạn.
- Đây
là điều cho biết Thiên Chúa yêu thương và trao ban mọi sự cho từng người, được
tự do làm việc với giới hạn thời gian nhất định dù chúng ta không biết cụ thể.
b) Thiên Chúa nhẫn nhục:
-
Như chủ vườn nho sai người này, người khác đến thu lợi nơi các tá điền. Họ
không trả, mà còn ngược đãi người được sai đến.
- Tuy nhiên chủ kiên nhẫn, cho
các tá điền nhiều cơ hội để đáp ứng đòi hỏi của ông.
- Thiên Chúa cũng thế, Ngài nhẫn
nhục với lãnh đạo Israel, trước mọi hành động xúc phạm của con người để cho họ
cơ hội ăn năn, sai các ngôn sứ đến khuyên nhủ họ thay đổi đường lối của mình.
- Ngày nay, Thiên Chúa cũng
vẫn kiên trì nhẫn nhục trước sự sống buông thả, tội lỗi, cứng lòng, coi thường
đại diện, làm lơ trước những cơ hội Ngài nhắc nhở… làm nhiều người công chính nóng
lòng sốt ruột!
c)
Sự phán xét của Thiên Chúa:
- Sự chịu đựng nào rồi cũng kết thúc, lần nào
cũng không thu được hoa lợi, cuối cùng chủ vườn nho cương quyết lấy lại đất dai
trao cho người khác canh tác.
- Thiên Chúa cũng thế, khi
mọi sự kiên nhẫn đều vô hiệu, Ngài sẽ xét xử con người, buộc phải chịu trách
nhiệm về hành động của mình và cũng lấy lại tất cả vốn liếng để trao cho người
khác. Đó là sự phán xét nghiêm khắc nhất.
-
Khi đó con người chẳng còn gì, vốn liếng, ân sủng, cơ hội, cả ước mơ... mà chỉ
còn lại hai bàn tay trắng với bao ân hận chán chường.
- Thật
tồi tệ khi một người chìm xuống mức thấp nhất, trở nên vô dụng
đối với Thiên Chúa. Một
tạo vật sẽ ra sao khi Đấng Tạo Hóa quay mặt đi!?
-
Vì thế, các bài đọc hôm nay cho thấy
Thiên Chúa không chỉ như một người cha kiên nhẫn, luôn yêu thương con cái,
nhưng Ngài còn là một thẩm phán, buộc chúng ta phải chịu trách nhiệm về hành
động của mình.
-
Đức Giêsu, phản ánh hai chiều kích này
của Thiên Chúa và Ngài cũng như Thiên Chúa, cũng có một “phương diện khắt khe”.
2. Về con người:
a) Đặc quyền:
* Nhận những ơn lành:
- Mọi
điều chúng ta có là do Chúa ban. Như một vườn nho được Chúa chăm sóc ân cần tốt
tươi.
-
Những ân phúc Chúa ban là tài năng tinh thần, của cải vật chất, chúng ta
phải biết xử dụng, làm việc để sinh lợi tối đa cho Ngài.
-
Tuy vốn liếng khác nhau, người mười, người năm, người một nén bạc...
nhưng đều giống nhau ở chỗ là phải cố gắng sinh lời tùy theo sức mình. Chúa chỉ
đòi chúng ta cố gắng chứ không đòi kết quả.
- Phải nhận biết tất cả là bởi Ngài. Không vô
tình, cố ý coi là của riêng, rồi kiêu căng, ích kỷ dùng riêng mình, không nghĩ
tới tha nhân, Giáo hội và xã hội. Như những tá điền muốn chiếm đoạt vườn nho của
chủ.
- Ngoài ra cần lưu ý trong việc sinh hoa kết trái
trong đời sống, vì tâm lý thông thường của con người là muốn làm việc lớn, nhiều
lợi nhuận, nhiều người biết đến.
- Nhưng trước mặt Chúa, việc lớn, nhỏ không quan
trọng, miễn là chúng ta làm việc cho Chúa, vì Chúa với hết khả năng của mình.
- Thực tế cuộc sống chẳng mấy
khi có việc lớn mà chỉ là những việc nhỏ, nhưng chu toàn được những việc nhỏ lại
là việc khó.
- Không ai có thể làm việc
lớn cho Chúa nếu trước hết không làm những việc nhỏ cho Ngài. Không trung thành
trong những việc nhỏ thì không ai tin tưởng trao cho chúng ta việc lớn hơn.
- Được Thiên Chúa trao trọn quyền làm
chủ, chăm sóc vườn nho là linh hồn thiêng liêng, mạng sống, thân xác lành
lặn tốt đẹp, khoẻ mạnh, tài năng, phương tiện, thời giờ, lương thực
tinh thần, của cải vật chất và cả con cái cùng những người thân yêu
trong gia đình, bà con chòm xóm, cộng đòan, đất nước và Hội Thánh mà
chúng ta là thành viên. Sau này chúng ta phải nộp phần hoa lợi này cho
Ngài.
- Khiêm
nhường phục vụ Chúa trong anh em, quảng đại chia sẻ cơm áo cho người
nghèo đói, chia sẻ niềm tin cho người đi tìm Chúa... cũng là những hồng ân
Chúa thương ban.
- Như chủ vườn nho sắp sẵn
mọi thứ đầy đủ, có hàng rào, có hầm ép rượu nho, có tháp canh, vừa để canh
chừng kẻ gian ác, vừa là nơi cho người làm nghỉ ngơi.
- Đó
là sự ân cần chu đáo của chủ, Thiên Chúa cũng vậy, khi trao công tác cho ai,
Ngài luôn ban ơn, và phương tiện kèm theo.
- Nên
tất cả những gì chung quanh, đến với chúng ta, trong qúa khứ, hiện tại hay
tương lai, đều không phải ngẫu nhiên, mà là sự ưu ái của Thiên Chúa cho riêng
từng người.
- Dù
ý thức hay không, đón nhận hay chối bỏ, sự sắp xếp đó vẫn là một thực tại khách
quan, là hồng ân Thiên Chúa ban cho con người.
* Phải sinh hoa trái tốt tươi:
- Chúng ta lãnh nhận mọi thứ từ Chúa, trực tiếp
hay gián tiếp đều phải chia sẻ. Nên không chỉ nhận, nhưng còn phải cho đi, vì
trên căn bản, nhận không phải cho riêng mình mà còn cho người khác nữa.
- Mối tương quan biện chứng giữa nhận - cho thật chặt chẽ: nhận thì phải cho đi, cho đi mới nhận thêm được; nhận mà không cho thì tắc nghẽn. Con người cũng thế, biết nhận cho mình mà không biết chia sẻ cho nguời khác, chỉ co cụm lại, thì sẽ nghèo đi, không thông ra cho người khác thì không có niềm vui, không mở lòng ra được.
- Mối tương quan biện chứng giữa nhận - cho thật chặt chẽ: nhận thì phải cho đi, cho đi mới nhận thêm được; nhận mà không cho thì tắc nghẽn. Con người cũng thế, biết nhận cho mình mà không biết chia sẻ cho nguời khác, chỉ co cụm lại, thì sẽ nghèo đi, không thông ra cho người khác thì không có niềm vui, không mở lòng ra được.
- Đừng để nho chua chát,
nho dại, nho sâu… sinh ra do lòng từ chối lối sống chính trực, bác ái, ham gian
tà, ich kỷ, phát xuất tự tâm lòng muốn sống buông thả, ăn chơi trác táng. Ham
danh, hám lợi, vui với quyền hành, tự hào, cậy thế, lợi dụng chức vụ, địa vị để
hại người, ngụy tạo chứng gian, cớ giả đè nén sự thật, che lấp gian manh, dối
trá, gây đau thương, oan ức cho người. Kiêu ngạo tự phong mình là thầy, là chúa
của anh em, muốn người ta hầu hạ cung phụng mình.
- Nhiều khi chúng ta sống rất nghịch lý là bản
thân vong ân, bạc nghĩa với Chúa là Đấng dựng nên mình, trong khi lại muốn người
khác mang ơn, hiếu nghĩa. Mong sống sung sướng nhưng bắt người vất vả phục dịch.
Thích sang trọng lại bắt người khổ sở cung phụng.
- Lối sống phản nghịch, tự mâu thuẫn từ trong
lòng sinh ra nên không thể nào có được những hoa trái tốt tươi, vì từ tâm đã
không có phán đoán chân chính, nhận biết công bằng.
b) Con người tự do:
b) Con người tự do:
- Chủ
vườn nho để người làm công tự do làm việc theo ý họ muốn canh tác.
- Thiên
Chúa cũng vậy, Ngài không độc đóan, mà như vị chỉ huy khôn ngoan, trao phó công
tác rồi cho cấp dưới tự do thi hành.
- Sự tự do Thiên Chúa ban
vượt lên trên tất cả mọi tự do của nhân quyền, xã hội, của một dân một nước...
- Bởi
tự do Ngài ban không giới hạn, không phân biệt dân tộc, thân phận con nguoi,
không phụ thuộc không gian thời gian.
- Nên
không bao giờ lỗi thời, không cần tu chính, mà vẫn luôn hợp với tâm lòng
con người mọi thời đại, mọi nơi.
c) Trả lời về hành vi
của mình:
- Thiên
Chúa trao công việc, cho phương tiện, ban tự do và thời gian cho từng người,
rồi yêu cầu tính sổ về công tác, hoa màu với Ngài đúng thời hạn.
- Thiên
Chúa công khai tuyên bố như vậy, nên sớm muộn gì chúng ta cũng phải đối diện
Ngài, không thể lẩn tránh, không hành động tốt xấu nào có thể bỏ qua, không
bí mật nào có thể che đậy.
- Điều quan trọng là tất cả các tôn giáo và các
tín hữu muốn tồn tại, phải trổ sinh hoa trái ngon ngọt tốt tươi, là bác ái, yêu
thương và nhân từ độ lượng. Các nhà lãnh đạo tôn giáo cần có tinh thần đối thoại
và xây dựng hòa bình. Sự bình an là món quà Thiên Chúa ban cho những người có thiện
tâm.
d) Con người cố tình phạm tội:
- Tham
lam là thói thường của con người, được chủ trao tất cả, chỉ cần
dâng lại một phần nhỏ hoa trái làm ra để chứng tỏ lòng kính mến
Chúa, nhưng người tham lam không làm!
- Tinh phần phản loạn muốn làm chúa thiên hạ thể
hiện rõ: cuối mùa nho chủ sai gia nhân đến lấy huê lợi. Không trả như giao kèo,
nhóm thợ làm vườn còn đánh đập gia nhân của chủ. Nhóm gia nhân thứ hai đến bị
đánh đập tàn tệ hơn. Rõ ràng tình trạng bạo hành gia tăng, máu gian ác hận thù
sôi sục. Cuối cùng chủ sai chính con một Ngài đi. Họ không kính nể, còn hô to: “giết nó đi, giết nó đi” để chiếm gia
tài của nó.
- Có thể họ không ham tiền bạc, nhưng ham chức
tước, địa vị. Hy vọng khi đứa con thừa tự chết, họ sẽ lên làm chủ, làm chúa
thiên hạ.
- Muốn làm chúa người khác là tư tưởng kiêu
ngạo. Nó đến từ ma qủỉ, như khi xưa khuyến dụ tổ phụ ăn trái cấm để được sáng
mắt, làm chúa mọi loài.
- Thiên
Chúa luôn cảnh cáo và kiên nhẫn trước sự bất trung của người tham lam, lợi
dụng tôn giáo để mưu cầu ích lợi bản thân.
- Trong dụ
ngôn, những người làm vườn nho cố tình thực hiện kế hoạch chống lại, không vâng
phục chủ mình.
- Vẫn
biết rằng cuộc đời với nhiều gian nan vất vả, chúng ta có thể sai phạm nặng nhẹ
do nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan.
-
Nhưng tội lỗi cố ý chống lại Thiên Chúa là cố tình theo đường lối riêng dù
đã biết đường lối của Ngài thì không thể tha thứ, cũng không thể biện
minh.
3. Về Đức Giesu:
a) Tuyên xưng Đức Giesu:
- Trong dụ ngôn Đức Giesu đã xác định Ngài hơn
hẳn các tiên tri đến trước. Dù họ đều là những sứ gỉa của Thiên Chúa. Không
ai phủ nhận vinh dự của họ, nhưng họ chỉ là tôi tớ. Còn Ngài mới là con Thiên
Chúa.
- Đây là dụ ngôn chứa đựng một trong những lời
tuyên xưng rõ ràng nhất của Đức Giesu, mà không một lý do nào có thể phủ nhận.
- Địa vị Ngài độc đáo, rõ ràng hơn các vĩ nhân
đến trước. Vì Ngài là Người duy nhất, trước và sau không có ai.
- Phải tuyên xưng Ngài, gắn
bó với Ngài qua Giáo Hội để củng cố niềm tin đã được thanh luyện, trải qua bao
hy sinh xương máu các Tông Đồ, các Đấng Tử Đạo, bao gương sáng cầu nguyện, bác
ái của các Thánh Nam Nữ và nhân chứng của các tín hữu. Để vững bước theo đường
lối của Đức Giesu, của Giáo Hội, xây dựng niềm tin trong tâm hồn và xây dựng Giáo
Hội trần gian.
- Sống và tuyên xưng niềm
tin là phải phấn đấu không ngừng với các trở ngại. Sống nhân chứng trong một thế
giới đang bị tục hóa, chối từ đời sống tâm linh. Chúng ta cần trau dồi thêm đức
tin và sống niềm tin của mình cách vững vàng.
b)
Sự hy sinh của Đức Giesu:
- Đức Giêsu không hứa ban phần thưởng Nước
Trời một cách nhưng không. Vì không qua thập giá sẽ không có triều thiên vinh
quang.
- Đức Giêsu đã bị bách hại, bị chối từ, bị tẩy
chay, bị án tử hình, sau cùng đã chết trên thập giá và đã sống lại. Theo Chúa,
chúng ta không đi ra ngoài con đường ấy. Nhưng đừng sợ! Ngài đã chúc phúc cho
những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước trời là của họ.
- Đức Giesu không nghi ngờ
những gì đang chờ đợi Ngài, không ngại ngùng, không bị bắt buộc, nhưng sẵn lòng
đi tới đối diện với cái chết để cứu chuộc con người.
- Đó là hy sinh vì tình yêu thương lớn lao của
Ngài đối với nhân loại. Nhưng vẫn nghiêm minh.
- Chính Đức Giêsu đầy lòng thương xót cho
những ai gánh nặng được nghỉ ngơi, thì cũng nguyền rủa những ai không đoái
thương đến người nghèo.
- Ngài nhân từ khiêm nhường trong lòng thì
cũng dùng roi xua đuổi những người đổi tiền ra khỏi Đền Thờ.
- Ngài cứu vớt trước mặt Chúa Cha những ai
công khai tuyên bố thuộc về Ngài, thì cũng công khai chối bỏ những ai đã từ chối
Ngài.
- Rõ ràng Đức Giêsu phản ánh hai chiều kích
như Thiên Chúa: là một cha mẹ nhân từ đồng thời là thẩm phán nghiêm minh.
Lạy Chúa là Cha chúng con, đời đời tình yêu Chúa bao trùm chúng con và mọi tạo vật Ngài tạo
thành. Xin ban phúc cho những giây phút bắt đầu công việc của chúng con, của
mọi tầng lớp trí thức, công nhân lao động mọi giai cấp, mọi hoàn cảnh, mọi nơi
để mọi người phục vụ chuyên cần, hiệu qủa, sinh hoa lợi cho công việc mình làm.
Xin Chúa cũng ban phúc lành cho các nhà giáo dục, người giàu có,
người nghèo khổ, người khỏe mạnh, người yếu đuối đau đớn, người được sung sướng
hạnh phúc, người bất hạnh buồn sầu.
Để không ai bị loại, đã nhận vốn thì phải biết sinh
hoa lợi cho Chúa, và giúp tất cả mọi tầng lớp, mọi thân phân sống như những
người được ở cùng Ngài. Chúng con xin Chúa, vì lòng Chúa thương yêu. Amen. (mượn
ý)
Than men,
Goretti duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét