Những thứ ở Việt Nam coi thường nhưng lại “đắt hơn vàng” ở nước ngoài
Trái thù lù ( Quả tầm bóp) – quả dại:
món ăn ngày thơ ấu của chúng ta, ai ngờ là dược liệu quý lên tới
700.000 Việt Nam đồng/ 1 kg ở Nhật
Chúng ta ở ngay trong “vựa
thuốc” mà không hề hay biết. Nay nước ngoài họ chỉ ra mình mới thấy quý. Ít ai
ngờ 7 loại rau quả dại phổ biến tại Việt Nam là thuốc quý hiếm ở nước ngoài.
Không phải ngẫu nhiên mà
những loại rau quả này có giá đắt hơn vàng khi xuất khẩu mà vì theo giới y
khoa, đây đều là những loại thuốc cực kì quý hiếm, chúng ta chớ có xem thường
mà bỏ qua nhé!
Có thể thấy ở nước ta, những
loại quả như tầm bóp, trái bần, me, chanh leo… đều là những loại thực phẩm có
giá rẻ, được trồng đại trà, thậm chí mọc hoang dại đầy ở các khu vườn, ven đường
nhưng khi được “xuất ngoại”, chúng lại có giá “đắt hơn vàng”. Tại sao lại như vậy?
Dưới đây là lí do:
Me là loài cây mọc phổ biến
tại Việt Nam. Nhiều người coi quả me là một thứ quả bình thường, dùng để ăn vặt
hoặc nấu canh chua. Nhưng ở Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới, cây me
có một vị trí đặc biệt quan trọng, nằm trong danh sách bảo vệ của quốc gia nhờ
những tác dụng tốt “từ gốc đến ngọn” mà nó mang lại.
Theo ghi chép, me không
chỉ là món ăn ngon, mà có thể dùng để chữa bệnh rất hiệu quả. Bột và thịt me có
thể làm món súp nóng dùng để trị bệnh cảm lạnh theo cách chữa bệnh cổ truyền của
người Ấn Độ.
Là loại cây đặc thù ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long, bần còn gọi là cây thủy liễu. Ở đâu có sông, có
vàm, cù lao là ở đó cây bần sinh sôi nảy nở thành rừng. Hàng năm, bần trổ hoa
vào khoảng tháng 6 âm lịch cho đến tháng 9. Trái bần xanh ăn có vị chua và hơi
chát, lúc chín tới thì vừa chua, vừa thơm, ngọt, ăn một lần sẽ nhớ mãi, vì vị của
nó rất đặc biệt không giống loại trái cây nào.
Người miền Tây thường tận
dụng cả hoa và trái bần để chế biến thành những món ăn dân dã. Hoa bần vào mùa
nở rộ rất đẹp, dùng để trộn gỏi với thịt heo hoặc các loại thủy sản. Ở một số
nước Đông Nam Á còn dùng lá, búp non của cây bần làm rau ăn sống. Tại
Philippines, nông dân ven biển dùng trái bần ổi chín ủ thành giấm để nấu ăn
trong gia đình. Từ loại cây bần mọc hoang, người dân lấy trái nấu các món ăn
dân dã hàng ngày, trái bần được xuất khẩu sang nhiều nước Canada, Đức, Úc…
Ngoài việc chế biến thành
thực phẩm, cây bần được cho là rất hữu ích trong đông y. Trái bần chua được sử
dụng làm thuốc đắp vào chỗ viêm tấy vì bong gân. Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch
trái lên men làm thuốc ngăn chặn chứng xuất huyết. Ta dùng lá giã ra, thêm tí
muối, làm thuốc đắp tốt các vết thương bầm tím và vết thương nhẹ. Ở Malaysia,
người ta giã lá lẫn với cơm làm thuốc đắp chữa bí tiểu tiện rất hiệu quả.
Trông chúng cứ như quả cà
thu nhỏ, bọc ngoài là một lớp vỏ mỏng như chiếc lồng đèn, chính vì thế chúng
còn có tên cây đèn lồng. Nếu quả tầm bóp ở Việt Nam được xem như là một quả dại,
chỉ cần ra bờ ruộng thôi là có thể hái cả nắm mang về mà không tốn tiền mua thì
ở Nhật Bản, đây là một thứ quả khá đắt, đến hơn 700 nghìn/kg.
Giá trị nhất của cây tầm
bóp là quả tầm bóp. Khi chín quả sẽ có màu đỏ rất đẹp, vị hơi chua, có thể chế
biến làm mứt, thậm chí làm thuốc chữa bệnh. Ở Nhật Bản, đây là một thứ quả khá
đắt. Tính theo giá thành ghi trên bao bì, có thể thấy 1kg quả tầm bóp có giá
bán lên tới 700.000 Việt Nam đồng, thậm chí còn đắt hơn quả cherri nhập về Việt
Nam. Người Nhật họ yêu quý loại trái này là vì có nhiều công dụng như giải nhiệt,
chữa các bệnh về gan, thận cực tốt, dứt điểm các chứng ho, tiêu đờm nhanh
chóng, tăng cường sức khỏe cơ thể.
Ở Ấn Độ người ta còn sử dụng
toàn cây tầm bóp làm thuốc lợi tiểu. Nó còn có tác dụng trong điều trị bệnh đái
tháo đường.
Ở Việt Nam, chanh leo
(chanh dây) chỉ là thứ quả bình dân. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc
gia khác, nó được mệnh danh là “dược vương” trong các loại trái cây, được săn
lùng và tìm kiếm. Một nghiên cứu đăng tải trên Hàng Châu Nhật báo cho hay, một
quả chanh leo có giá trị tương đương với 10 quả táo.
Nghiên cứu cho thấy trái
cây này có tác dụng giải độc, giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu
hơn. Chanh leo cũng giàu axit amin cần thiết cho nhu cầu của cơ thể con người.
Đây cũng được xem là thực phẩm có tác dụng hạ huyết áp tự nhiên hiệu quả, an thần,
giảm mất ngủ, thải độc và chữa trị các bệnh về tiêu hóa, bệnh trĩ vô cùng kỳ diệu.
Loại rau này chứa nhiều lại
vitamin và khoáng chất hơn hẳn các loại rau khác, chúng còn chứa lượng lớn chất
đạm, chất xơ và nước, các chất này vào trong cơ thể và phát huy tác dụng trong
việc ngăn ngừa các nguy cơ gây bệnh mãn tính, tim mạch, chống lại tình trạng
hình thành xơ vữa, giúp tim khỏe mạnh hơn.
Ở Việt Nam, rau dền là một
loại rau rẻ tiền được ăn hằng ngày, nhưng đây là loại rau “không hề rẻ” tại các
nước như Ấn Độ, Hy Lạp,… Tại các nước khác trên thế giới, loại rau này được điều
chế thành các loại thuốc chữa động kinh, chứng co giật, hay các loại thuốc điều
trị viêm nhiễm mắt,…
Nhắc đến rau sam thì bạn
sẽ nghĩ ngay đến loại rau dành cho bò và dế ăn, bạn có biết rằng trong chúng
không chỉ chứa một lượng lớn magie, canxi, kali mà còn có các loại vitamin C,
A, B cực lớn hay không?
Đối với người nước ngoài,
như người Hoa, họ gọi rau sam là “rau trường thọ” vì chúng chứa nhiều dưỡng chất
ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, hỗ trợ
phát triển hệ miễn dịch của cơ thể. Đối với người Châu Âu thì họ cũng xem đây
là loại rau “kì diệu”, có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, có thể làm
salad trộn hay các loại dưa chua,…
Ra chợ với vài ba ngàn đồng
là bạn đã có ngay bó rau tía tô tươi ngon mang về, nhưng ở Nhật, tía tô có giá
không thấp như thế vì mọi bộ phận của cây đều có công dụng đối với sức khỏe và
cả làm đẹp. Người Nhật phân loại từng bộ phận và nghiên cứu bào chế ra nhiều loại
thuốc chữa các bệnh ngoài da, bệnh gout, các bệnh liên quan đến xương khớp.
Chắc hẳn bạn sẽ bất ngờ
khi biết 7 loại rau quả này lại là thuốc quý giá, có nhiều công dụng với sức khỏe
đến vậy. Từ nay về sau hãy sử dụng những loại rau quả này để nấu các bữa ăn cho
gia đình, vừa ngon, vừa rẻ, lại vừa tốt cho sức khỏe bạn nhé!
https://banmaihong.wordpress.com/2017/09/18/nhung-thu-o-vn-coi-thuong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét