6 dược liệu giúp trị chứng mất ngủ
LĐO
| 30/10/2021
Mất ngủ kéo dài và gây ra
các bệnh tim mạch, cao huyết áp, thì dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Đồ họa: VA
Mất ngủ kéo dài và gây ra các bệnh tim mạch, cao huyết áp, thì dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Sau đây là 6 loại dược liệu từ thiên nhiên giúp người mất ngủ kinh niên ngủ sâu, ngủ ngon giấc.
1. Tâm sen
Tâm sen mang màu xanh, vị đắng được dùng hầu hết trong y học cổ truyền khiến cho thuốc an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể.
Cách sử dụng: Bạn có thể
sử dụng tâm sen hãm trà uống hằng ngày.
Gừng là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và có lợi cho giấc ngủ. Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc, nên tạo cảm giác cân bằng, thư giãn cho cơ thể... nên có tác dụng hỗ trợ giúp đi vào giấc ngủ dễ hơn.
Có nhiều cách thực hiện bài thuốc chữa mất ngủ từ gừng, cụ thể:
Cách 1: Ngâm chân nước gừng ấm mỗi tối trước khi đi ngủ 30 phút để thư giãn kinh mạch, dễ ngủ.
Cách 2: Lấy nửa củ gừng
làm sạch, nấu với đường phèn và 500ml nước. Dùng nước này uống vào buổi trưa và
chiều để chữa bệnh ở tình trạng kinh niên.
Hoa tam thất có chứa hàm lượng cao hoạt chất Saponin với hơn 54 loại Saponin – thành phần bổ dưỡng chính trong nhân sâm có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt giúp ngủ ngon.
Cách sử dụng: Dùng 5 – 10
g hoa tam thất, cho nước nóng 90 – 100 độ hãm từ 2 – 4 phút. Trà hoa tam thất tạo
tinh thần thoải mái, cho giấc ngủ sâu, tránh được cảm giác khó đi vào giấc ngủ.
Lạc tiên là vị thuốc được dùng rất phổ biến trong các bài thuốc giúp dưỡng tâm, an thần và trị mất ngủ. Y học hiện đại đã tìm ra trong lạc tiên có chứa cyanohydrin glycoside, sulphate ester, tetraphylline A, B, passiflorin… đây đều là những chất có khả năng giúp an thần nhẹ.
Cách sử dụng: Bạn có thể dùng cây lạc tiên như một loại rau luôn ăn hàng ngày. Ngọn và lá non lạc tiên thường dùng để xào nấu. Cây lạc tiên phơi khô sắc nước uống 15g thay trà.
Hoặc bạn có thể kết hợp với các vị thuốc khác: Lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, tâm sen 2g, đường 90g, sắc uống.
5. Cây vông nem
Theo Y học cổ truyền, lá vông có vị hơi đắng và hơi chát, tính bình, có tác dụng an thần, dễ ngủ, chống lo âu, phiền muộn. Bên cạnh đó còn có tác dụng hạ huyết áp, hạ nhiệt, tiêu ích sát trùng, trừ được bệnh phong thấp, bệnh trĩ và nhiều bệnh khác. Dân gian thường hay dùng lá vông để chữa chứng mất ngủ, đau đầu bằng cách làm rau ăn hay sắc nước uống.
Cách sử dụng:
Bài thuốc 1: Lấy 20g lá vông tươi đem rửa sạch, vò hơi nát chút rồi cho vào nồi cơm hấp. Trước khi đi ngủ thì ăn lá vông này để dễ ngủ hơn.
Bài thuốc 2: Lấy 15g lá vông đã phơi khô và cắt nhỏ sắc với 2 chén nước sao cho còn nửa chén. Mỗi ngày uống 1 lần, trong vài ngày sẽ chữa mất ngủ.
Bài thuốc 3: Lấy 1 nắm lá vông + 1 nắm lá dâu non + 1 nắm hoa thiên lý đem nấu canh ăn hàng ngày chữa mất ngủ hiệu quả.
Bài thuốc 4: Chuẩn bị 50g lá vông + 50g hoa thiên lý + 300g cá diếc đem nấu thành canh ăn nóng vào bữa tối. Thực hiện liên tục trong 5 ngày sẽ khỏi bệnh.
6. Cây bình vôi
Trong củ bình vôi, có chứa chất rotundin, một loại chất giúp cải thiện mất ngủ, đặc biệt trong các trường hợp ngủ không yên, trí nhớ giảm, tinh thần suy nhược, ăn uống kém, gầy sút, mệt mỏi,…
Cách sử dụng: Bạn hãy kết hợp củ bình vôi (8g) và hạt sen, long nhãn, nhân hạt táo chua, mỗi vị 10 – 15g, lá vông 12g. Một thang sắc uống trong ngày và trước khi ngủ 30 phút.
7. Cây nữ lang
Cây nữ lang có tác dụng an thần, trị mất ngủ rất hiệu quả, đặc biệt có thể dùng an toàn cho trẻ em.
Trong cây nữ lang có chứa
nhiều tinh dầu, acid valerenic và các dẫn xuất… Chúng ngăn chặn căng thẳng thần
kinh trung ương, giúp phục hồi quá trình ức chế của não bộ, giảm kích thích
giúp ngủ sâu giấc hơn.
Ngoài ra bạn có thể lưu lại những mẹo để có giấc ngủ ngon như sau:
Đọc sách trước khi đi ngủ
Đi bộ nhẹ nhàng trước khi
đi ngủ
Tắm bằng nước ấm vào buổi
tối
Tránh xa các thiết bị điện
tử trước khi đi ngủ
Loại bỏ hết suy nghĩ,
căng thẳng trước khi đi ngủ
Đếm số ngược
Không nên ăn quá no trước
khi đi ngủ
Không lạm dụng thuốc
MINH ÁNH (T/H)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét