Hành trình của tôi từ cơn thịnh nộ đến sự tha thứ
Sat, 23/10/2021 - Lại Thế Lãng
“Gặp lại con sau”, tôi đã nói với Tammy là đứa lớn nhất trong ba đứa con của chúng tôi. Chồng tôi và tôi cùng với hai đứa con khác của chúng tôi đang trên đường về nhà sau trận bóng đá ở trường trung học trong khi Tammy và bạn của nó đi tới buổi khiêu vũ của trường. Ở tuổi mười bảy, Tammy tràn đầy ước mơ. Tammy chơi piano và clarinet, ở trong đội bóng rổ và điểm của Tammy đã đưa nó đến việc đứng đầu lớp. Tammy mơ ước trở thành phi công hàng không hoặc một bác sĩ.
Không ai có thể chuẩn bị cho tôi về việc người tài xế xe cứu thương đã gõ cửa nhà chúng tôi đêm đó. Anh ta nói với chúng tôi rằng một người lái xe say rượu đã đâm vào phía sau chiếc xe mà Tammy đang lái khiến xe bốc cháy. Tammy chết tại hiện trường.
Tôi đã kiệt quệ. Thay vì chuẩn bị cho lễ tốt nghiệp của Tammy, tôi phải lên kế hoạch cho đám tang của nó.
Chúng tôi đã tổ chức một đám tang với chiếc quan tài đóng kín vì thi thể của Tammy đã bị thiêu rụi không thể nhận ra. Biết rằng tôi không thể nhìn thấy Tammy là hết sức đau khổ, tôi không thể chịu đựng được khi ngồi cho đến hết buổi lễ an táng Tammy. Tại khu mộ, tôi chỉ biết nghiêng người qua quan tài và trao cho con gái một nụ hôn cuối cùng nói rằng “Mẹ yêu con” và rời đi.
Sau đám tang, nỗi đau của tôi ngày càng trầm trọng hơn. Điều trị vết thương tình cảm của mình, tôi quyết định đặt niềm tin vào hệ thống công lý. Ngay cả khi tôi không thể đưa con gái trở lại, tôi lý luận rằng ít nhất tôi có thể tin tưởng rằng hệ thống sẽ trừng phạt kẻ đã gây ra cái chết của con tôi. Nhưng khi thẩm phán ra phán quyết rằng người đàn ông lái xe tên là Richard sẽ thụ án một năm trong nhà tù quận, với quyền được thả ra để đi làm mỗi ngày, tôi cảm thấy hoàn toàn thất bại.
Một con đường khó chữa lành. Trong năm tiếp theo, nỗi đau của tôi là không thể đoán trước được. Nhiều lần cảm giác tức giận hoặc buồn bã đã nổi lên khi tôi ít ngờ tới. Có lúc tôi tủi thân và khóc cả ngày. Tôi giả vờ rằng tôi đang khá hơn, nhưng thực tế tôi cảm thấy rằng tôi đã mất mục đích trong cuộc sống. Ba năm sau cái chết của Tammy, tôi nghĩ rằng tôi không thể chịu đựng thêm nỗi đau nào nữa và tôi muốn kết thúc cuộc đời mình.
Những suy nghĩ đen tối của tôi khiến tôi sợ hãi và trong cơn tuyệt vọng, tôi đã kêu cầu với Chúa: “Chúa ơi, xin Ngài cho con tên của một người mà con có thể nói chuyện trước khi con làm điều gì đó quá khích”. Ngay lập tức tên của linh mục Con, cha xứ của chúng tôi đã xuất hiện trong đầu. Cha mới đến giáo xứ của chúng tôi và tôi không biết về cha rõ lắm. Tôi vẫn nhấc máy. Tôi nói với cha rằng tôi đang rất đau và cần một người lắng nghe tôi. Cha nói cha có thời gian và tôi có thể đến ngay nhà thờ.
Linh mục Con chăm chú lắng nghe khi tôi kể câu chuyện của mình. Sau đó, cha hỏi tôi liệu tôi có nghĩ đến việc đi dự một buổi tĩnh tâm hay không. Tôi không hiểu việc đó sẽ giúp ích như thế nào nhưng vì đang rất tuyệt vọng. Vì vậy tôi đã đồng ý.
“Viết ra tất cả”. Khi tôi lái xe đến trung tâm tĩnh tâm, tôi chỉ biết ba điều: đó là một khóa tĩnh tâm tĩnh lặng tám ngày, giám đốc là Thầy Bill, và tất cả những người tham dự phải tập trung lúc 7 giờ tối trong nhà nguyện. Khi chúng tôi tự giới thiệu, tôi đã nói cho mọi người biết tôi là ai và tôi đi nhà thờ ở đâu. Sau đó nước mắt chảy dài trên khuôn mặt khi tôi nói thêm rằng “Tôi cần rất nhiều lời cầu nguyện”.
Vài ngày trong khóa tĩnh tâm, tôi đang ngồi trên một chiếc ghế dài nhìn ra một cái ao, tôi bắt đầu nghĩ về Richard, người tài xế đã giết Tammy. Ngay lập tức sự tức giận dâng lên trong tôi. Tôi đứng dậy và đi dạo quanh ao. Tốc độ của tôi bắt đầu tăng lên và tôi bắt đầu nói ra sự tức giận của mình. Lời nói của tôi ngày càng lớn hơn, cơn giận dữ của tôi trở nên thịnh nộ và bước đi của tôi trở thành nặng nề. Với mỗi bước đi của tôi, tôi càng khóc to hơn.
Cuối cùng, tôi ngã xuống chiếc băng ghế. Ngay sau đó một giọng nói bên trong tôi vang lên “Bây giờ hãy vào trong và viết ra tất cả điều này”. Tôi trở về phòng và viết một bức thư dài 13 trang cho Richard.
Ngày hôm sau, tôi đọc lá thư của tôi cho Thầy Bill nghe. Thầy chăm chú lắng nghe và sau đó nói với tôi rằng hãy cầu xin Chúa Giêsu giúp tôi viết lại bức thư. Tôi đã đồng ý thử. Nhưng mặc dù tôi đã cầu xin Chúa giúp đỡ, tôi không nghe thấy gì trong suốt thời gian còn lại của ngày hôm đó. Tôi đã đi bộ. Tôi đi bơi. Tôi đã nghe. Tôi đọc Kinh thánh. Tôi đã chờ đợi. Nhưng không có gì đến.
Năm giờ sáng hôm sau, tôi thức dậy và nghĩ về Richard- lần này những suy nghĩ thật tử tế và dễ tha thứ. Tôi không thích điều đó! Tôi biết mình nên bắt đầu viết lại bức thư nhưng tôi đã chiến đấu với nó. “Chúa ơi, con không thể làm điều này,” tôi đã cầu nguyện.
Cuối cùng tôi đã chọn tin tưởng Chúa và Thầy Bill. Khi tôi viết, sự quan tâm đến Richard và gia đình anh ấy cho thấy họ cũng phải đau khổ. Sau đó tôi đã khóc. Nhưng lần này thì khác. Những giọt nước mắt của tôi không phải do nỗi đau mà do tình yêu của Chúa. Ngài thực sự muốn bình an cho tôi và Ngài đã ban cho tôi khi tôi tha thứ cho kẻ đã giết con gái tôi. Cuối ngày hôm đó, tôi ngồi trên cùng chiếc băng ghế nhìn ra ao. Sự tức giận và đau đớn của tôi giờ đây đã được thay thế bằng niềm vui và nghị lực, và cuối cùng tôi đã có thể nhận được tình yêu của Chúa.
Được giải thoát vì Tha thứ. Đã hơn ba mươi năm kể từ cái chết của Tammy. Kể từ cuộc tĩnh tâm đó, tôi đã sống không còn giận dữ và thù hận đối với Richard.
Tôi vẫn còn nhớ Tammy, đặc biệt là vào ngày sinh nhật và vào ngày giỗ của nó. Có năm tôi làm cho nó một chiếc bánh sinh nhật và mỗi năm tôi đến thăm khu mộ của nó. Trong những buổi họp mặt gia đình tôi vẫn nói về nó. Tuy nhiên, sự đau buồn chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và không dữ dội như trước đây.
Suy nghĩ của tôi bây giờ là sống hết mình mỗi ngày và không lo lắng về tương lai. Sự tha thứ đã mở ra cánh cửa để cuối cùng tôi cảm nghiệm được sự bình yên./.
**************
Tìm kiếm ân sủng của Thiên Chúa trong điều bình thường
Tác giả: Phó tế Greg Kandra – Lại Thế Lãng chuyển ngữ
Nếu trải nghiệm của chúng ta về đại dịch đã dậy chúng ta điều gì đó thì ngay cả những điều chúng ta coi là bình thường nhất, trên thực tế cũng là điều khác thường. Điều mà chúng ta nghĩ là không đáng chú ý lại đáng chú ý! Bữa trưa trong một quán ăn, một bữa ăn với bạn bè, ôm hôn một người bạn hoặc người thân yêu mà chúng ta không gặp trong nhiều tháng - tất cả những thứ chúng ta dễ dàng coi là đương nhiên bỗng trở thành quý như vàng.
Tất nhiên, điều đó bao gồm cả đức tin của chúng ta và cách chúng ta sống đức tin đó. Đối với một số người trong chúng ta, chỉ việc có thể tham dự Thánh lễ trong thời gian cách ly hoặc đóng cửa đã là một ơn lành bất ngờ. Chúng ta coi đó là điều hiển nhiên và rồi đột nhiên nó không còn nữa - và chúng ta nhận ra rằng nó để lại một sự thiếu vắng như thế nào.
Những ơn lành của thời gian bất thường. Những Kitô hữu Công giáo chúng ta dành phần lớn đời sống phụng vụ trong mùa thường niên, nhưng có lẽ chúng ta cần phải xem mọi mùa, mọi lúc, mọi thời điểm trong cuộc sống như một điều gì đó khác thường, thậm chí là phi thường. Một cái gì đó hiếm hoi. Một thứ đáng được trân trọng.
Quay trở lại những năm 1970, một bộ sưu tập các bức thư của nhà văn Công giáo vĩ đại Flannery O’Connor đã được xuất bản với tựa đề Thói quen tồn tại. Theo rất nhiều cách, sống với tư cách là một người Công giáo trở thành “một thói quen tồn tại”. Đó là một cách sống trong thế giới và đón nhận ân sủng của Chúa và thực sự tìm kiếm nó. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta tự mình tìm cách để mang thêm ân sủng đó vào thế giới bằng cách giữ trong tâm hồn mình hai điều răn lớn là mến Chúa và yêu người (Mt 22: 34-40).
Nghe có vẻ đơn giản quá. Nhưng chúng ta biết nó không hề đơn giản. Chúng ta vấp váp. Chúng ta gục ngã. Chúng ta quên. Chúng ta phạm tội. Vậy thì chúng ta có thể làm gì? Dưới đây là một số ý tưởng: năm “thói quen tồn tại” - những lựa chọn chúng ta có thể thực hiện có thể làm thay đổi cách chúng ta sống và cách chúng ta yêu thương. Theo thời gian, chúng thậm chí có thể biến cuộc sống bình thường trở nên phi thường. Chúng thậm chí còn có thể kéo chúng ta đến gần Chúa hơn.
Thói quen cầu nguyện. Đây là nơi bắt đầu. Thói quen cầu nguyện hàng ngày đơn giản là thầm lặng và bền bỉ có thể bắt đầu và kết thúc một ngày trên một dấu hiệu ân sủng- thật vậy! Chỉ dành năm phút mỗi buổi sáng để đặt mình trước Chúa và cầu nguyện cho ngày mới với lời ca ngợi, sự kính sợ và hy vọng có thể khiến chúng ta mở lòng đón nhận Chúa hoạt động trong cuộc sống của chúng ta. Nó có thể nhắc nhở chúng ta về Người đã mang thế giới của chúng ta đến hiện thực và Người cùng chúng ta đi qua những thử thách của cuộc sống.
Tìm kiếm những ý tưởng khác? Đọc Kinh Thánh, suy ngẫm về lời Chúa, tạm dừng mọi thứ cho cuộc trò chuyện thầm lặng với Đấng Tạo Hóa, tham gia Thánh lễ hàng ngày hoặc Chầu Thánh Thể hàng tuần. Tất cả những điều này có thể giúp tái tập trung cuộc sống của chúng ta. Và kết thúc một ngày bằng một lời cầu nguyện thầm lặng để tạ ơn cũng có thể giữ cho chúng ta có cơ sở vững chắc và lòng biết ơn. Điều này đưa chúng ta đến thói quen thứ hai.
Thói quen biết ơn. Thánh Phaolô nói với tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh.”(1 Tx 5:18). Đó vẫn là lời khuyên vô giá cho chúng ta ngày nay. Một “Thái độ biết ơn” Thiên Chúa về món quà bình thường của cuộc sống có thể mở rộng tâm hồn chúng ta đến nhiều điều chúng ta có thể có được cách nhưng không. Nó cũng có thể giúp chúng ta thấy được sự rộng lượng củaThiên Chúa đang hoạt động trong thế giới và giúp chúng ta trân trọng những ơn lành bất ngờ hơn nữa.
Thói quen chú ý. Nói đến các ơn lành: dành thời gian và sự quan tâm đến những người xung quanh có thể giúp chúng ta yêu mến Chúa bằng cách yêu tạo vật của Ngài. Và điều đó có thể giúp chúng ta yêu những người lân cận như yêu chính bản thân mình. Lắng nghe những người đau đớn, giúp một bàn tay đối với những người cần giúp đỡ, thăm những người ốm đau, tình nguyện àm việc cho một bếp nấu súp ở địa phương hoặc tổ chức từ thiện là tất cả những thói quen có thể giúp chúng ta nhìn thấy chúng ta đã vượt xa hơn chính mình. Những thói quen này thậm chí có thể giúp chúng ta nhìn thấy khuôn mặt của Chúa Kitô trong người khác. Đây là mầm mống của ơn gọi của Mẹ Têrêsa đối với người nghèo ở Ấn Độ. Nó đã giúp Mẹ trở thành một vị thánh. Hãy tưởng tượng nó có thể làm gì cho chúng ta!
Thói quen Tha thứ. Đây có thể là một trong những thói quen khó nhất. Khi Chúa Giêsu bảo Phêrô hãy tha thứ cho người có lỗi với mình “bảy mươi lần bảy” (Mt 18: 22), tôi tưởng tượng rằng Phêrô rất ngạc nhiên. Nhưng Kinh Thánh nói rõ ràng: “hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.” (5: 44). Và chúng ta có gương của chính Chúa Kitô trên thập giá, cầu xin Cha Ngài tha thứ cho những kẻ đã đưa Ngài đến cái chết. Giữ mối hận là chuyện bình thường. Tất cả chúng ta đều làm điều đó không phải vậy sao? Nhưng để tha thứ, để yêu thương, để cầu nguyện cho những người khinh thường chúng ta (hoặc những người chúng ta khinh thường!) - đó là điều phi thường. Đó là tấm gương của Chúa Kitô. Đó là cách yêu thương người thân cận của chúng ta. Nếu bạn thấy điều này khó, hãy nhớ Thói quen Số Một: Cầu nguyện. Cầu xin ân sủng, sự hướng dẫn và sự kiên cường để tha thứ. Kết quả sẽ là một điều gì đó không chỉ phi thường mà còn rất gần với trái tim của Chúa Kitô.
Thói quen Hy vọng. Tất cả bốn thói quen khác kết hợp với nhau có thể nâng cao tâm hồn, khuấy động tinh thần và nhắc nhở chúng ta rằng những Kitô hữu là những người của hy vọng. Chúng ta là những người Phục sinh, những người luôn nhìn lên thập giá nhưng cũng nhìn xa hơn đến ngôi mộ trống. Chúng ta đang sống trong năng lực tiềm tàng. Chúng ta tin cậy vào lòng thương xót bao trùm của Thiên Chúa và sự hiểu biết chắc chắn rằng Ngài không bỏ rơi chúng ta khi chúng ta cần. ĐTC Bênêdictô đã viết trong thông điệp Spe Salvi “Chúng ta xem đó là một dấu hiệu phân biệt của các Kitô hữu thực tế là họ có một tương lai: không phải là họ biết chi tiết về những gì đang chờ đợi họ mà họ biết một cách tổng quát rằng cuộc sống của họ sẽ không kết thúc trong sự trống rỗng. . . . Người có hy vọng sống khác với người hy vọng đã được ban cho món quà là một cuộc sống mới”. Hãy biến hy vọng thành một thói quen và bạn sẽ được nhắc đi nhắc lại về dịu dàng, sự rộng lượng và tình yêu thương của Thiên Chúa. Hy vọng, sau cùng “không làm thất vọng” (Rm 5:5)
Những đặc tính này là bản
chất của lối sống Kitô giáo. Sau tất cả, Chúa Giêsu đã nhắc nhở chúng ta về
chúng nhiều lần. Nhưng chúng cần thực hành để trở thành thói quen. Cải thiện
chúng. Hãy ghi nhớ chúng. Bạn có thể ngạc nhiên vì cách chúng có thể chuyển hướng
tâm trí của bạn và nâng cao tâm hồn của bạn - và tạo ra một cuộc sống mà bạn
nghĩ là bình thường thành . . . phi thường./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét