Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

Nov 8, 2015 - Chúa nhật 32 thường niên năm B


Nov 8, 2015 - Chúa nhật 32 thường niên năm B
" Chỉ mong tôi chẳng còn gì…"




Các Bạn thân mến,
Tháng Mười Một, tháng cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đi được một tuần lễ rồi! Chả mấy chốc lại đến lễ Chúa Kito Vua, Thanksgiving rồi kết thúc nhanh chóng để bước vào Mùa Vọng năm C.
Chúng ta còn sống trên trần gian với tự do tham dự thánh lễ, tự do làm các việc lành, hy sinh, đặc biệt còn được dùng tiền bạc của cải. Vậy dù thế nào, cũng hãy cố gắng mở lòng, mở trí, rộng tay giúp đỡ các linh hồn, không còn làm được gì nữa, chỉ đền tội nơi luyện ngục, mong chờ  xin Chúa nhân hậu thứ tha lỗi phạm mà thôi.
Và chắc chắn Chúa sẽ nhận lời chúng ta dù nhỏ bé, ít oi. Vì đó là báo hiếu, là đền ơn, là bác ái, là bổn phận, là của dâng, là những lời cầu Thiên Chúa hài lòng, những đồng xu Thiên Chúa ưa thích, được biết qua hai hình ảnh đối chọi nhau trong Tin Mừng chúa nhật này:
-         Đấy là một bên là các luật sĩ có bề ngoài cao sang, chức quyền với quần áo thụng dài, được mọi người kính nể, đứng ngồi những chỗ nhất, chỗ vinh dự. Nhưng bên trong là lòng kiêu căng, tham lam, hẹp hòi, ức hiếp kẻ yếu đuối.
-       Một bên là hình ảnh bà góa nghèo khó, khiêm tốn nhưng kính sợ Thiên Chúa và giàu lòng dâng hiến.
Bài học qua câu chuyện Thánh Macco ghi lại này thật thâm thúy, quí giá, an ủi cho những người nghèo khó, cùng tố cáo thẳng thắn, cảnh báo nghiêm khắc những kẻ gỉa hình, không chỉ trong phụng thờ mà còn cả trong việc bác ái nữa.

 A. Những lời tố cáo:
1.   Đức Giesu nêu một loạt những lời tố cáo các kinh sư, luật sĩ:
  -      Họ sống hình thức, ưa chuộng bề ngoài, nên mọi điều, mọi sự được đánh bóng mầu mè, sặc sỡ:
        . Về đạo đức, họ giữ luật nghiêm chỉnh tỉ mỉ, được người ta kính trọng, chào hỏi và được mọi ưu tiên.
        . Họ đọc kinh nhiều, ngân nga, kéo dài, không nhằm dâng lên Thiên Chúa, mà nhắm phô trương trước mặt mọi ngưới. Họ cầu nguyện tại những nơi và theo cách thế mà ai cũng phải thấy họ là những người ngoan đạo
        . Khoe khoang, phô trương việc bác ái, bố thí, dâng cúng, chay tịnh của mình.
        . Phê phán, lên án, mời mọc, chê bai người khác.
        . Đi đứng kiểu cách, ăn mặc rườm rà, lững thững, với những tua áo dài quá khổ để vinh dự, tự hào, chứng tỏ địa vị cao trọng dặc biệt.   -      Nhưng bản thân họ không quan tâm nhìn vào chính tâm lòng ích kỷ, kiêu căng, tham lam, che đậy giả dối của họ.
-     Từ làm việc, tiệc tùng đến đi dạo, họ đều muốn được mọi người kính cẩn chào hỏi, sắp xếp đứng ngồi những vị trí hàng đầu, quan trọng, danh dự.
-     Nặng nề hơn nữa là họ âm mưu tạo phản, lợi dụng người chất phát, dàn cảnh để mọi người hiểu rằng không có bổn phần nào được kể là cao quí, ưu đãi hơn là bổn phận cung cấp nhu cầu cho một rabi, để nuốt hết tài sản của các bà góa và những con chiên ngoan đạo.

2.     Cảnh cáo:
     a)     Việc muốn được chức vị cao:
-     Điều này đúng với những người ham chức quyền, thích lãnh đạo, trong mọi thời đại.
-     Thời nào cũng có nhiều người xem chức vụ trong Giáo Hội như một đặc quyền chứ không phải như một trọng trách.
-     Nhận một chức vụ trong Giáo Hội với suy nghĩ nhờ công lao, địa vị, mà mình xứng đáng được chức vụ ấy, chứ không phải vì muốn phục vụ.
    Người ta vẫn lợi dụng kiến thức, chức vụ, nghề nghiệp, giàu có, chính trị, xã hội để ảnh hưởng đến tôn giáo, và ngược lại.
-     Đây phải nói là một cám dỗ tinh vi, khó tránh.
       b)     Việc muốn được coi trọng:
-    Muốn được người khác kính trọng mình, là tâm lý bình thường của con người. 
-    Thế nhưng sự kiện căn bản trong Kito giáo là phải tự giấu mình, không được tôn lên.
-    Nếu người nào bước vào chức vụ vì sự kính trọng dành cho mình thì đã có một bắt đầu sai lầm, nếu không thay đổi, sẽ chẳng bao giờ trở thành tôi tớ của Đấng Cứu Thể và của anh em mình đúng ý nghĩa.
       c)     Việc buôn thần bán thánh:
-     Nhiều người lợi dụng tôn giáo để tìm tư lợi, cho mình, gia đình, con cái, hay được thăng quan tiến chúc.
-    Tin Mừng cảnh cáo những người trong Giáo Hội mà mong có thể lợi dụng cách nầy cách khác, chứ không nhầm dầu tư công sức, tài sản vào đó.
-    Hình ảnh những kinh sư biệt phải buôn thần bán thánh vừa được Đức Giesu phác họa trong Tin Mừng hôm nay tương phản với hai bà góa nghèo khổ.
-     Là mẫu người nghèo hèn, bị khinh chê, nhưng tâm hồn cao quí, không tham lam, ích kỷ; một bà không tiếc lấy tất cả số bột, dàu ít ỏi còn lại làm cho Elia một cái bánh nhỏ; một bà lấy hết hai đồng tiền kẽm nhỏ, phần tiền mình có mà dâng cúng vào đến thờ.
-  “Đức Giesu ngồi đối diện thùng tiền dâng cúng cho Đền thờ. Người quan sát đám đông bỏ tiền vào đó ra sao. Có lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền. Cũng có một bà góa nghèo đến bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm, trị gía một phần tư đồng bạc Roma.”
-    Đó là đồng tiền có giá trị nhỏ nhất trong các đồng tiền đang được lưu hành thời ấy.
-     Nhưng Đức Giesu nói rằng phần đóng góp của bà góa này nhiều hơn tất cả phần đóng góp của mọi người trong đền thờ ngày hôm ấy. -   Ngài giải thích vì những người khác chỉ bỏ vào đó số tiền họ đã dành dụm được khá dễ dàng, nghĩa là họ dâng những gì mình dư thừa. Còn bà goá nghèo nàn đã bỏ vào tất cả những gì bà có.    
               
B.  Bài học về dâng hiến:
Chúng ta biết rằng cho cái dư thừa thì có giá trị gì đâu, huống chi Thiên Chúa, Ngài cần gì những thứ Ngài đã dựng nên cho chúng ta dùng?
Và hiển nhiên Ngài cũng không muốn lấy tất cả mọi thứ của chúng ta, Ngài chỉ muốn tấm lòng của chúng ta.
Nên cần lưu ý:

     1. Của dâng đích thực:
-      Muốn như vậy thì của dâng phải do lòng hy sinh.
-     Nên vấn đề không nằm ở số tiền dâng, không phải là tầm cỡ của lễ vật, mà ở cái giá người dâng phải trả, sự hy sinh phải chịu.
-     Lòng hào hiệp chân chính là dâng hiến cho đến khi nào chính mình phải chịu tổn thiệt.
-      Cần sẵn sàng dâng hiến với ý muốn sẵn lòng dâng nhiều hơn nữa cho công việc của Chúa và anh em.  
-     Đây là thước đo để chúng ta dựa vào mà xem xét việc dâng hiến cho công việc của Chúa, có đúng nghĩa không.
-     Nên biết một khi của dâng không còn là điều tự nguyện, tín hữu không dâng gì nữa nếu không nhận lại được điều gì thì thật là một dấu hiệu về sự suy thoải của Giáo Hội và sự thất bại của đạo.
    Nghe có thể bất ngờ, xấu hổ, nhưng đây là sự thật mà ít người nghĩ đến.
-     Câu chuyện của hai bà góa, còn cho biết rằng có những thứ dâng hiến, cho đi mà không bao giờ bị mất, những còn được thêm, giàu thêm.
-     Đó là tình thương của người mẹ cho con cái; người lạc quan vui về mang niềm vui cho mọi người; kiến thức, kinh nghiệm, tình cảm, hòa thuận, bác ái, chia sẻ là những thứ cho đi mà không bao giờ bị hao hụt, mất mát.
-    Tất cả đều có giá trị, đều làm người cho giầu thêm trước mặt Thiên Chúa và mọi người.

      2.  Sự táo bạo:
-    Hai bà góa được đề cao không phải vì số lượng dâng nhỏ bé, mà vì cái cửa cho nhỏ mọn ấy đã gói gém cả tấm lòng, cả tài sản của hai bà trong lúc ngặt nghèo.  
-   Hai bà hiểu rõ cuả cho không bằng tấm lòng cho, như lời nói "của ít lòng nhiều!"
-    Vậy dâng hiến thật có trong nó một sự táo bạo.
-   Hai ba rất táo bạo, dâng hết những gì mình có, dù có thể giữ lại một chút đề phòng, hai bà cũng không giữ.
-   Sở dĩ hai bà goá dám cho đi cả cái cuối cùng, là vì hai bà có lòng tin tưởng, phó thác vào lời hứa cuả Thiên Chúa.
-   Thực tế còn có một chân lý biểu tượng quan trọng, đó là thường vẫn còn một phần nào đó trong đời sống, trong bản ngã, trong hoạt động …đã không được chúng ta dâng cho Chúa, mà còn giữ lại cho mình!
-    Đây là điều bi thảm bởi chúng ta chưa chịu tiến đến chỗ thực hiện sự hy sinh và tuân phục trọn vẹn.

3.    Gương mẫu về lòng hào hiệp:
-    Thật lạ lùng và vô cùng đẹp đẽ, gương mẫu về lòng hào hiệp của sự dâng hiến lại là một bà góa nghèo nàn, chỉ dâng hai đồng tiền nhỏ, có giá trị nhỏ nhất đang lưu thời ấy để cho muôn dân muôn đời noi theo.
-   Vậy hãy can đảm noi gương hai bà, dù chúng ta có thể cảm nhận rằng mình không có gì nhiều trong lãnh vực của dâng về vật chất hay cá nhân, nhưng chúng ta vẫn có thể dâng hết những gì mình đang có, dù thiếu sót, hèn mọn, Chúa cũng có thể dùng nó làm nên nhiều việc vĩ đại nếu Ngài muốn.

C.   Hình thức và tâm tình:
-    Tin Mừng nêu rõ hai mặt của một thái độ, đó là hình thức và tâm tình.
-    Theo cách đánh giá của Đức Giesu thì tâm tình trọng hơn hình thức.
-    Quan sát thùng dựng tiền, Đức Giesu gọi các môn đệ đến để chỉ cho thấy thái độ của bà góa, rồi nhận xét:"Thầy bảo thật anh em: bà góa nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết. Quá vậy, mọi người đều rút từ tiền bạc dư thừa của họ mà đem bỏ vào đó; còn bà này, thì rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào đó tất cả tài sản, tất cả những gì bà có thể sống."
-    Đúng vậy, có hình thức mà không có tâm tình thì như có xác, không có hơn, sẽ vô ích, vô dụng.
-    Nên cái tâm tình, cái thực chất bên trong quan trọng, quí giá hơn cái dâng bên ngoài, cái vô hình thức.
-    Việc sống đạo cũng vậy, đọc kinh, xem lễ, giữ luật lệ, bác ái, mà không phát xuất từ tâm tình kính Chúa yêu người thì chỉ uổng công mà thôi.
-   Tuy nhiên không phải vì thế mà bỏ qua hay coi thường hình thức, nó cũng rất cần vì giúp chúng ta biểu lộ tâm tình và nuôi dưỡng tâm tình.
-   Ở đây rõ ràng Đức Giesu mời gọi chúng ta tránh mọi kiểu đạo đức giả, mọi cách làm đúng việc đạo đức để khoe khoang, mưu danh vọng chức quyền, trục lợi.
  
Lạy Chúa, xin cho chúng còn nói được như vĩ nhân R.Tagore:
      Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
              nhớ thế Người là tất cả của tôi;
      Chỉ mong ý muốn trong tôi chẳng còn gì,
              nhớ thế tôi cảm thấy Người ở mọi nơi,  
              đến với Người trong mọi sự,                    
              và dâng Người tình yêu trong mọi lúc;
      Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
              nhờ thế tôi không bao giờ muốn tránh gặp Người;
      Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng còn gì,
              nhớ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người,  
             và thực hiện ý Người trong suốt đời tôi.
          
Thân mến,
duyenky

                   
            


     
     
   
             

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét