Tình yêu 'lồng ấp' của cha mẹ Việt
(Thứ sáu, 18/9/2015-VnExpress.net)
Cậu
con lớn tướng ngồi yên trên xe cho phụ huynh gồng mình dắt qua vùng
nước lội - Ảnh: Quy Coc Tu.
Trên con đường Sài Gòn ngập thành
sông, cậu con trai lớn tướng ngồi ngoan trên chiếc xe máy nặng trịch để mẹ gò
lưng dắt.
Nhiều
người không khỏi "thấy buồn và thấy thương" khi nhìn cậu
học sinh này ngồi yên để phụ huynh đẩy, trong bức ảnh của
một facebooker chụp chiều tối ngày 15/9 khi Sài Gòn mưa lớn. Bức hình nhận
được hàng trăm lượt like, bình luận và chia sẻ trên nhiều trang mạng.
Người đồng
cảm cho rằng đó là hành động bình thường của cha mẹ vì ai cũng thương con.
Người thì băn khoăn, cha mẹ đã lo lắng và nuông chiều con thái quá, tạo điều
kiện cho con không biết làm gì và bất hiếu.
Nickname
Hoài Phương trên một diễn đàn nhận xét: "Có
nhiều gia đình do nuôi con quá kỹ, sợ cái này, sợ cái kia nên lúc nào cũng kè
kè bên con. Cũng vì thế mà nhiều bạn bị hội chứng công tử bột, không thể tự làm
gì hết, không biết chạy xe vì mẹ lo con chạy xe ngoài đường nguy hiểm nên không
cho, không biết chủ động làm việc gì hết, có thể gọi là khờ. Mình có đứa bạn
học xong phổ thông không biết chạy xe, không dám tự một mình qua đường, không
phải vì nó bệnh gì hết, nó cao to và học rất giỏi là khác nhưng nó lại thiếu
kinh nghiệm sống khi ra đời vì gia đình quá khắt khe, bao bọc con quá kỹ".
Thường
xuyên có các cuộc khảo sát nghiên cứu cũng như tư vấn các vấn đề gia đình và
nuôi dạy con, thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Lan Hải (cố vấn chuyên môn của Hội quán
các bà mẹ) nhận xét rằng: "Người
Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế
giới" vì cha mẹ quá bao bọc con. Không chỉ bao bọc khi con còn nhỏ, mà
khi con đã trưởng thành, cha mẹ vẫn can thiệp vào cuộc sống của con từ những
chuyện lớn như cưới vợ gả chồng, xây nhà mua đất đến rất nhiều việc cỏn con
khác như đi chơi, ăn uống hàng ngày".
Tiến sĩ Vũ
Thu Hương (giảng viên khoa Tiểu học trường đại học Sư phạm Hà Nội) đưa ra nhiều
ví dụ về sự bao bọc này:
Ở
tuổi mầm non, cha mẹ không cho con làm bất cứ việc gì. Trong khi nhiều trẻ em nước ngoài đã
tập ăn bốc từ 7, 8 tháng tuổi, một tuổi rưỡi đã tự xúc ăn thành thạo thì trẻ
Việt vẫn được cha mẹ hay ông bà đút cho ăn đến 3-4 tuổi vì sợ không đút thì trẻ
lười ăn, hay trẻ tự xúc thì làm bẩn, thu dọn còn mệt hơn. Nhiều cha mẹ vẫn xem
tiêu chí cô có chăm đút cho con ăn không khi quyết định gửi con vào trường mầm
non.
Hình
ảnh quen thuộc với trẻ tiểu học là con vung tay đi đằng trước, bố mẹ khệ nệ xách túi của
mình và xách cặp cho con. Nhiều cha mẹ cầm cặp hộ con vì sợ cặp nặng, nhưng
thực ra, trẻ em tiểu học Đức vẫn tự xách cặp dù cặp của bọn nhỏ khi chưa có
sách cũng nặng 5 kg, với đầy đủ hộp cơm trưa, chai nước, áo mưa.
Khi con học cấp hai, hình ảnh những đứa trẻ đã cao to
hơn cả bố mẹ ngồi sau xe để mẹ đèo là một minh chứng rõ cho sự bao bọc con của
người Việt. Trong những ngày mưa, những cô cậu học sinh cấp 2 nặng 50 ký vẫn
ngồi yên trên xe để bố, mẹ dắt bộ đẩy xe một mình trong nước không phải là quá
hiếm.
Cấp
ba, con đi thi,
bố mẹ lo làm giấy tờ thủ tục cho con từ A đến Z. Ngày con thi, không chỉ đưa
đón con, bố mẹ còn lo từng cái bút, tờ giấy, con sai số báo danh cũng gọi điện
nhờ bố mẹ can thiệp.
Những hình ảnh cha mẹ song hành cùng con trong các buổi xét tuyển đại học năm nay thế này không phải là hiếm. Ảnh: VnExpress.
Khi
con vào đại học, đã qua 18 tuổi nhưng bố mẹ vẫn thấy con chưa lớn. Tiến sĩ Vũ Thu Hương vẫn còn nhớ
trường hợp một sinh viên năm ba của mình nằng nặc xin không được đi thực tế tại
Sapa hai ngày vì “mẹ không cho đi”.
Sau đó, vị phụ huynh này còn đến tận lớp, nhất định xin cho con ở nhà dù con
sức khỏe bình thường, lực học giỏi. Cuối cùng, khoa phải đồng ý để sinh viên
này làm bài tập lớn bù cho chuyến đi.
Khi
con đi làm đã tự
nuôi sống được mình, nhiều bố mẹ vẫn đích thân trực tiếp xin sếp cho con những
việc nhỏ xíu như nghỉ phép.
Tiến sĩ Vũ
Thu Hương cho rằng, thực ra, tâm lý bọn trẻ
không thích được cha mẹ bao bọc kỹ quá. Trẻ sẽ cảm thấy
hạnh phúc và tự hào khi được bố mẹ tin tưởng và giao trách nhiệm cho mình. Bà
cho rằng bao bọc là thương con nhưng cũng là một biểu hiện của sự thiếu tin
tưởng vào con. Cha mẹ bao bọc quá dễ dẫn con đến tâm lý ỷ lại người khác và sẽ
khiến con gặp khó khăn khi ra đời. Những đứa trẻ được bao bọc, sau này nếu sang
địa phận khác (tỉnh khác, nước khác), ở nhờ nhà họ hàng thường dễ gặp vấn đề
với chủ nhà. Khi phải đi làm kiếm tiền, chúng sẽ luôn thấy mình vất vả, giống
như đang bị sếp hành hạ. Bao bọc con quá chính là cha mẹ đã làm hạn chế khả
năng vượt khó và vươn lên của con.
Mọi người
vẫn hay nói: “Con
cái luôn luôn bé trong mắt bố mẹ”, tiến sĩ giáo dục cho rằng, như
thế là bố mẹ sai rồi. Lúc con mới sinh, có thể con yếu ớt, chưa biết làm gì, muốn
gì cũng chỉ khóc. Tuy nhiên, con trẻ đã lớn rất nhanh, suy nghĩ của cha mẹ đã
không theo kịp sự phát triển của con.
Có một câu
chuyện buồn mà bà Hương vẫn còn nhớ. Một cậu học sinh cấp hai vốn được mẹ chăm
bẵm, lo cho mọi thứ. Khi mẹ ốm, thay vì thương mẹ, cậu ta hậm hực, tại sao mẹ
lại ốm để không ai nấu cơm cho mình. Sự bao bọc của mẹ đã vô tình khiến đứa trẻ
ích kỷ và không trưởng thành trong suy nghĩ, tình cảm.
Kim Kim
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét