Thượng Hội Đồng về Gia Đình năm 2015, Tường Trình Sau Cùng, Phần I, chương 2
(Fri,
13/11/2015 - 11:40-Vũ Văn An-Vietcatholic.net)
Chương II
Gia đình và bối cảnh xã hội kinh tế
Gia đình, một tài nguyên không thể thay thế của xã hội
11. Gia đình là trường dành cho một
nhân loại tốt đẹp hơn… nó là nền tảng xây dựng xã hội (GS 52). Tính toàn bộ
trong các sợi dây nối kết gia đình, vượt quá các ranh giới của gia đình hạch
nhân, đem lại một nâng đỡ qúy báu cho việc dưỡng dục con cái, cho việc lưu
truyền giá trị, cho việc bảo vệ các dây nối kết giữa các thế hệ, cho việc phong
phú hóa nền linh đạo sống thực. Dù ở một số vùng trên thế giới sự nâng đỡ này
đã in sâu vào nền văn hóa xã hội nói chung, nhưng ở những nơi khác, dường như
nó đang trên đà đi xuống. Thực vậy, trong thời kỳ có sự phân mảnh nhanh chóng
của các tình huống cuộc sống, thì điểm duy nhất còn lại để ta nối kết với nguồn
gốc và các liên hệ gia đình của ta chính là các bình diện và các khía cạnh đa
dạng trong các nối kết giữa các thành viên và các liên hệ gia đình.
Hành
động chính trị có lợi cho gia đình
12. Các nhà cầm quyền có trách nhiệm
đối với ích chung cần cảm thấy nghĩa vụ nặng nề khi đứng trước thiện ích hàng
đầu của xã hội là gia đình. Quan tâm cần có để điều hướng việc quản trị xã hội
dân sự là ban hành và cổ vũ các chính sách chính trị có lợi cho gia đình, những
chính sách có thể nâng đỡ và khuyến khích các gia đình, trước hết là các gia
đình bị thua thiệt nhất. Cần thiết phải thừa nhận một hành động đền bù cụ thể hơn
cho gia đình trong bối cảnh “hệ thống phúc lợi” hiện đại: một hành động như thế
cần tái phân phối các tài nguyên và theo đuổi các mục tiêu cần thiết đối với
ích chung, nhờ thế góp phần vào việc sửa chữa lại các hậu quả tiêu cực của bất
công xã hội. “Gia đình xứng đáng được các giới có trách nhiệm đối với ích chung
lưu ý đặc biệt, vì nó vốn là tế bào căn bản của xã hội, một tế bào mang theo nó
nhiều sợi dây hợp nhất vững chắc, để cuộc sống chung của người ta được xây dựng
trên đó, và với việc sinh sản và dưỡng dục con cái bảo đảm sự đổi mới và tương
lai xã hội” (Đức Phanxicô, Diễn Văn tại phi trường El Alto, Bolivia, 8
tháng Bẩy, 2015).
Sự
cô đơn và tính mong manh
13. Trong các bối cảnh văn hóa trong đó
các mối liên hệ trở thành mong manh vì lối sống vị kỷ, sự cô đơn đã trở thành
một điều kiện phổ thông hơn bao giờ hết. Đôi khi, việc cảm nhận được sự hiện
diện của Thiên Chúa là điều duy nhất có thể nâng đỡ người ta trong lúc trống
vắng. Cảm thức yếu đuối nói chung khi phải đương đầu với các thực tế kinh tế xã
hội đầy áp bức, cảm thức cái nghèo mỗi ngày như mỗi gia tăng và cảm thức điều
kiện làm việc hoàn toàn mong manh khiến người ta thường phải tìm kiếm việc làm
để nâng đỡ gia đình ở những chỗ càng ngày càng xa gia đình hơn. Sự cần thiết
loại này có nghĩa phải vắng nhà và cách biệt gia đình lâu ngày và việc này làm
suy yếu các mối liên hệ và tách biệt các thành viên của gia đình với nhau.
Trách nhiệm của nhà nước là phải dùng luật lệ tạo ra các điều kiện làm việc có
thể bảo đảm tương lai cho giới trẻ và trợ giúp họ thể hiện được mục tiêu thành
lập một gia đình cho chính họ. Tham nhũng thối nát, những tệ nạn thường đe dọa
các định chế này, sói mòn cách sâu xa niềm tin tưởng và niềm hy vọng của các
thế hệ mới, và không phải chỉ có họ. Các hậu quả tiêu cực của việc mất tín
nhiệm này rất hiển nhiên: từ các cuộc khủng hoảng dân số tới các khó khăn trong
việc dưỡng dục, từ bổn phận phải chào đón sự sống mới tới việc coi sự hiện diện
của người cao niên như một gánh nặng, đến độ hiện đang có sự bất ổn phổ quát về
cảm giới, đôi khi dẫn tới hung hăng và bạo động.
Kinh
tế và công bình
14. Các điều kiện vật chất và kinh tế
ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình theo hai nghĩa: chúng có thể góp phần giúp nó
lớn mạnh và thịnh vượng, mà chúng cũng có thể gây trở ngại cho việc nở rộ của
nó, cho sự hợp nhất và gắn bó của nó. Các điều kiện kinh tế có thể ảnh hưởng
tới việc gia đình tham dự vào giáo dục, vào sinh hoạt văn hóa, và vào sinh hoạt
xã hội. Hệ thống kinh tế hiện nay vốn tạo ra nhiều hình thức khác nhau nhằm
loại trừ người ta về phương diện xã hội. Các gia đình gặp nhiều vấn nạn một
cách đặc biệt liên quan tới việc làm. Điều này khiến các cha mẹ không thể sống
với nhau và sống với con cái, đủ để bồi đắp các mối liên hệ hàng ngày của họ.
Việc “phát triển công bình” đòi phải
có “các quyết định, các chương trình, các cơ chế và diễn trình đặc biệt cách
nào đó để phân phối thu nhập cách tốt đẹp hơn” (EG 204) và để việc phát huy
người nghèo một cách toàn diện trở nên hữu hiệu. Các chính sách chính trị thỏa
đáng có lợi cho gia đình là điều kiện chủ yếu để gia đình có được một tương lai
vững vàng, nhịp nhàng và xứng đáng.
Nghèo đói và loại trừ
15. Ở khắp nơi, đều có một số nhóm xã
hội và tôn giáo sống bên lề xã hội: các di dân, người gípsi, người vô gia cư,
người tản cư, người tỵ nạn, người cấp thấp (untouchable) trong hệ thấp đẳng
cấp, và những người mắc những chứng bệnh bị coi là sỉ nhục. Thánh Gia Nadarét
từng kinh qua các cảm nghiệm cay đắng bị đẩy qua bên lề và làm người tỵ nạn (Lc
2:7; Mt 2:13-15). Lời Chúa Giêsu nói về việc phán xét chung hết sức rõ rệt
trong phương diện này: “các con làm bất
cứ điều gì cho một trong những người bé nhỏ nhất của anh em Thầy này là các con
làm cho chính Thầy” (Mt. 25:40). Hệ thống kinh tế hiện nay đang tạo ra
nhiều kiểu loại trừ mới về phương diện xã hội; các kiểu loại trừ này thường làm
cho người nghèo trở thành vô hình dưới mắt xã hội. Nền văn hóa đương thịnh và
các phương tiện truyền thông cũng đã góp phần làm cho sự vô hình này trở nên
trầm trọng hơn. Điều này diễn ra vì “trong hệ thống này, con người, con người
nhân bản, bị lấy khỏi trung tâm và được thay thế bởi một điều gì khác. Do đó,
một thứ thờ ngẫu thần đã được dành cho tiền bạc. Và do đó, dửng dưng đã được
hoàn cầu hóa (Đức Phanxicô, Diễn Văn với những người hiện diện tại cuộc gặp gỡ
các phong trào bình dân thế giới, 28 tháng Mười, 2015). Trong một viễn cảnh
như thế, ta phải quan tâm đặc biệt tới thân phận các trẻ em: chúng là các nạn
nhân vô tội của loại bỏ; sự loại bỏ này làm chúng trở thành các trẻ mồ côi thực
sự về phương diện xã hội, và việc này, bi thảm thay, đã đóng ấn lên chúng suốt
cả phần đời còn lại. Nhưng bất chấp các khó khăn lớn lao gặp phải, nhiều gia
đình nghèo và bị đẩy qua bên lề vẫn cố gắng sống cuộc sống hàng ngày của họ một
cách xứng đáng, hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa, Đấng không hề lừa dối hay bỏ
rơi ai.
Sinh
thái và gia đình
16. Nhờ sự thúc đẩy của huấn quyền giáo
hoàng, Giáo Hội hy vọng sẽ có một cuộc suy nghĩ thấu đáo trở lại đối với hướng
đi của hệ thống thế giới. Từ viễn ảnh này, Giáo Hội đang hợp tác trong việc
phát triển một sinh thái văn hóa mới: một suy tư, một chính sách, một chương
trình giáo dục, một lối sống, và một nền linh đạo. Vì mọi sự đều liên kết mật
thiết với nhau, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng quả quyết trong thông điệp Laudato
si’ của ngài, nên điều chủ yếu là phải thăm dò sâu sắc các khía cạnh của
một “nền sinh thái toàn diện”; nền
sinh thái này không những bao gồm các chiều kích môi sinh mà cả các chiều kích
nhân bản, xã hội và kinh tế nữa nếu muốn có sự phát triển và duy trì lâu dài
cho trật tự tạo dựng. Gia đình, vốn là một phần quan trọng của nền sinh thái
nhân bản, tất nhiên phải được bảo vệ thích đáng (xem Đức Gioan Phaolô II,
Centesimus Annus, 38). Qua gia đình, ta trở nên thành phần của tòan bộ tạo thế,
ta đóng góp cách đặc biệt vào việc phát huy việc chăm sóc sinh thái, ta học
được ý nghĩa của tính thân xác và ngôn ngữ tình yêu trong sự dị biệt hóa nam nữ
và ta hợp tác vào chính kế hoạch của Đấng Tạo Hóa (xem LS, 5, 155). Ý thức tất
cả những điều này đòi ta phải thực hiện một cuộc hoán cải chân thực và đích
thực ngay bên trong gia đình. Trong cuộc hóan cải này, “ta phải vun sới các thói quen yêu thương và chăm sóc đầu tiên đối với
sự sống, thí dụ, sử dụng đúng đắn các sự vật, trật tự và sạch sẽ, tôn trọng hệ
sinh thái địa phương và bảo vệ mọi tạo vật. Gia đình là nơi đào tạo toàn diện,
trong đó, các khía cạnh khác nhau được bộc lộ, các mối liên hệ chặt chẽ giữa
chúng với nhau, và sự trưởng thành bản thân” (LS 213).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét