Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

30 CÂU HỌC HỎI MÙA CHAY VÀ MÙA PHỤC SINH

30  CÂU  HỌC  HỎI  MÙA  CHAY  
VÀ  MÙA  PHỤC  SINH
(Thứ năm - 23/02/2017- Baó Công Giáo)


 
1. Mùa Chay là gì ?
        Mùa Chay là mùa sám hối đặc biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô.
 
2. Mùa Chay kéo dài bao nhiêu ngày ? Khởi đầu và két thúc khi nào?
        Mùa Chay kéo dài 40 ngày, gồm 6 Chúa Nhật, khởi đầu từ Thứ tư Lễ Tro và kết thúc trước thánh lễ Tiệc Ly chiều Thứ năm Tuần Thánh.
 
3. Việc xức tro mang ý nghĩa gì ? Khi xức tro thừa tác viên đọc lời gì?
        Việc xức tro nhắc nhở người Kitô hữu ý thức về thân phận thụ tạo mỏng dòn yếu đuối chóng qua, vì thế phải sống với thái độ khiêm tốn trước mặt Chúa để nhận ra và sám hối về những lầm lỗi thiếu sót của mình. Khi xức tro thừa tác viên đọc “Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”
 
4. Thế nào là ăn chay?
        Chỉ ăn một bữa no, và có thể ăn nhẹ, lót dạ vào bữa sáng và bữa tối không ăn vặt (kẹo, bánh, trái cây, chè) và không được giải khát bằng nước ngọt, bia, rượu, café.
 
5. Người ăn chay phải có tinh thần gì?
        Người ăn chay phải có tinh thần bác ái, chia sẻ, giúp đỡ những người túng thiếu, nghèo đói.
 
6. Theo luật Giáo hội, người tín hữu tuổi nào buộc giữ chay và kiêng thịt?
        Mọi người từ tuổi trưởng thành, tức là 14 tuổi trọn cho đến khi bắt đầu 60 tuổi thì buộc giữ chay. Còn luật kiêng thịt thì từ 14 tuổi trọn trở lên.
 
7. Thế nào là kiêng thịt (heo, bò, gà… ) được phép ăn tôm, cá, trứng …)
        Ý nghĩa của việc kiêng thịt là nhắc nhở người tín hữu phải chế ngự và làm chủ các ham muốn bản thân.
 
8. Bốn phương thế Giáo hội thường dùng trong Mùa Chay thánh là gì?
        Là SÁM HỐI, ĂN CHAY, CẦU NGUYỆN, VIỆC LÀM BÁC ÁI.
 
9. Mùa Chay mang những ý nghĩa gì?
        Mùa Chay là thời gian luyện tập đức tin của các tín hữu được thêm vững mạnh.
        Mùa Chay còn chuẩn bị cho anh chị em dự tòng đón nhận sự sống thiêng liêng nhờ việc sống tinh thần bí tích Thanh Tẩy.
 
10. Thế nào là sám hối?
        Sám hối là can đảm và khiêm tốn nhìn nhận những lỗi lầm mình đã phạm.
 
11. Tuần lễ nào là cao điểm của Mùa Chay và của cả năm Phụng vụ?
        Tuần lễ thánh bắt đầu bằng Chúa Nhật lễ Lá.
 
12. Trong Mùa Chay, Hội Thánh buộc người tín hữu giữ chay và kiêng thịt vào những ngày nào?
        Trong Mùa Chay, Hội Thánh bộc người tín hữu giữ chay và kiêng thịt trong hai ngày là Thứ tư lễ Tro và Thứ sáu tuần thánh.
 
13. Chúa Nhật lễ Lá, Hội Thánh tưởng niệm biến cố gì?
        Chúa Nhật lễ Lá, Hội Thánh kỳ niệm biến cố Chúa Giêsu long trọng vào thành Giêrusalem để hoàn tất chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
 
14. Lá đã được làm phép trong lễ Lá được lưu giữ lại tại mỗi gia đình nhắc nhở điều gì?
        Lá đó nhắc nhở chúng ta về Chúa Kitô vinh thắng.
 
15. Tam Nhật Vượt Qua có ý nghĩa gì đối với người Kitô hữu?
        Với Tam Nhật Vượt Qua, người tín hữu cùng sống với Đức Kitô trong bữa Tiệc Ly, theo Ngài lên Núi Sọ, bước vào chốn an nghỉ của Người, và chiêm ngắm Ngài sống lại vinh quang.
 
16. Trong Tuần Thánh, Giáo hội cử hành những cuộc tưởng niệm nào?
        Trong Tuần Thánh, Giáo hội cử hành đặc biệt về những biến cố trong những ngày cuối cùng của Đức Kitô là cuộc khổ nạn, sự chết và Phục sinh của Ngài.
 
17. Cử hành thánh lễ trong Mùa Chay và Mùa Phục sinh khác nhau ở điểm nào?
Mùa Chay
-      Không đọc kinh Vinh Danh
-      Không đệm đàn khi không có tiếng hát.
-      Không đọc hoặc hát Allêluia
-      Không trưng bông trên bàn thờ.
-      Chủ tế mặc áo tím.

Mùa Phục Sinh
-      Đọc kinh Vinh Danh
-      Được đệm đàn khi không có tiếng  hát.
-      Đọc hoặc hát Allêluia
-      Được trưng bông trên bàn thờ.
-      Chủ tế mặc áo trắng.
20. Thứ năm tuần thánh, Hội Thánh kỷ niệm biến cố gì?
        Thứ năm tuần thánh kỷ niệm việc Chúa Giêsu dùng bữa cuối cùng với các môn đệ trước khi Ngài bị nộp và chịu chết. Ngài thiết lập bí tích Truyền chức thánh, bí tích Thánh Thể và trao ban giới luật mới yêu thương.
 
21. Thứ sáu tuần thánh, Hội Thánh kỷ niệm biến cố gì?
        Thứ sáu tuần thánh, Hội Thánh tưởng niệm cuộc thương khó và tử nạn của Chúa Giêsu trên thánh giá để cứu chuộc toàn thể nhân loại bằng việc cử hành cuộc thương khó của Chúa Giêsu và suy tôn Thánh giá.
 
22. Khi chiêm ngắm Chúa Giêsu chết trên Thánh giá, chúng ta phải có thái độ nào?
        - Suy tôn.
        - Cảm mến
        - Tri ân
        - Ngưỡng mộ.
 
23. Ngày thứ bảy tuần thánh, Giáo hội muốn chúng ta làm gì?
        Trong ngày thứ bảy tuần thánh, Hội thánh mời gọi các Kitô hữu cùng với Mẹ Maria cầu nguyện bên mồ Chúa, cùng Ngài suy ngắm những đau khổ, sự chết và mai táng của Chúa Giêsu trong niềm hy vọng và tin tưởng, để chuẩn bị tâm hồn bước vào Đêm Canh Thức Phục Sinh – Mừng Chúa Phục Sinh.
 
24. Mùa Phục Sinh có mấy tuần?
        Mùa Phục Sinh có 7 tuần, bắt đầu Chúa Nhật I Phục Sinh à Chúa Nhật hiện xuống.
 
25. Ngày lễ Phục Sinh là ngày lễ gì?
        Là ngày lễ quan trọng nhất trong năm Phụng vụ, là ngày lễ Mẹ của mọi ngày Chúa nhật, bởi vì Thánh lễ nào cũng đều tưởng niệm và tái diễn công cuộc Vượt Qua của Đức Kitô.
 
26. Tuần bách nhật Phục Sinh có mấy ngày?
        Tuần bách nhật Phục Sinh có 8 ngày, kể từ lễ Phục Sinh.
 
27. Các Chúa Nhật Phục Sinh có được cử hành Thánh lễ an táng, hôn phối hoặc các lễ khác không
        Không, vì các Chúa Nhật Phục Sinh chiếm một vị trí ưu tiên trên hết mọi lễ.
 
28. Trong Mùa Phục Sinh đọc kinh gì thay cho kinh Truyền tin?
        Đọc kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng”
 
29. Allêluia có nghĩa là gì?
        Allêluia có nghĩa là “Hãy ngợi khen Chúa”
 
30. Hội Thánh dạy mọi tín hữu sau khi rước lễ lần đầu và sau khi đến tuổi khôn phải làm gì trong Mùa Phục Sinh?
        Buộc phải xưng tội và rước lễ ít nhất là 1 lần trong Mùa Phục Sinh.
 
Martin Lê Hoàng Vũ

Thuốc chống lão hóa dưới đầu tượng khổng lồ trên đảo Phục Sinh



Thuốc  chống  lão  hóa  dưới  đầu  tượng  khổng  lồ  trên  đảo  Phục  Sinh
(Thu hai, 1/8/2016-VnExpress.net)

Loại thuốc do một vi khuẩn sống dưới đầu tượng khổng lồ trên đảo Phục Sinh sản xuất không chỉ có khả năng chống lại tế bào ung thư mà còn giúp kéo dài tuổi thọ khi thử nghiệm trên động vật và con người.

thuoc-chong-lao-hoa-duoi-dau-tuong-khong-lo-tren-dao-phuc-sinh

Các nhà khoa học đang thử nghiệm loại thuốc tự nhiên rapamycin tìm thấy dưới đầu tượng khổng lồ trên đảo Phục Sinh. Ảnh: C&EN.

Cách đây hơn 50 năm, các nhà khoa học tìm thấy một loại thuốc tự nhiên ẩn trong lớp đất trên đảo Phục Sinh, dưới bóng những đầu tượng Moai khổng lồ nổi tiếng. Sau nửa thế kỷ nghiên cứu, họ đã thu được nhiều kết quả khả quan về đặc tính chống lão hóa của loại thuốc này, theo Ancient Code.

Thuốc rapamycin được đặt theo cái tên Rapa Nui, cách gọi đảo Phục Sinh ở Thái Bình Dương trong tiếng bản xứ. Đây là loại thuốc do một vi khuẩn sống dưới bóng tượng khổng lồ trên đảo sản xuất, có khả năng kéo dài tuổi thọ và cải thiện một số tình trạng liên quan tới lão hóa.

Rapamycin lần đầu được phát hiện bởi nhà vi trùng học Georges Nógrády ở Đại học Montreal, Canada, năm 1964. Những đặc tính chống lão hóa của nó bộc lộ trên nhiều sinh vật khác nhau. Thử nghiệm trên ruồi giấm, chuột, chó và thậm chí cả con người đều cho kết quả khả quan. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn tỏ ra thận trọng trước việc sử dụng thuốc rapamycin trong thời gian dài.

Năm 1969, nhóm nghiên cứu tại công ty dược Ayerst Pharmaceutical ở Mỹ phát hiện chất ức chế miễn dịch nhắm đến protein tên mTOR trong thuốc. Họ tin chắc đây là hệ thống trung tâm phát tín hiệu dinh dưỡng, có thể ngăn tế bào ung thư phân chia. Sau phát hiện, các nhà nghiên cứu cố gắng tìm hiểu thêm thông tin về rapamycin, bao gồm khả năng chống lại các khối u cứng và ngăn cản hiện tượng đào thải diễn ra ở những bệnh nhân phẫu thuật cấy ghép.

"Phần lớn những gì chúng tôi biết cả về mặt chữa bệnh và kéo dài tuổi thọ đều phát huy tác dụng trên loài chuột. Chúng tôi không biết nó có công hiệu tương tự ở người hay những động vật có vú khác hay không", nhà nghiên cứu Adam Salmon ở Viện Tuổi thọ và Nghiên cứu lão hóa Barshop, Mỹ, cho biết.

Nghiên cứu tiến hành trên men, giun tròn và ruồi giấm cho thấy việc ức chế hoạt động của protein mTOR giúp kéo dài tuổi thọ. Trong một nghiên cứu vào năm 2009, các nhà khoa học nhận thấy tuổi thọ của những con chuột trưởng thành tăng 6 - 9% khi sử dụng rapamycin.

Đầu tháng 7, các chuyên gia ở Đại học Washington, Mỹ, thử nghiệm tác động của rapamycin trên loài chó. Sau vài tuần tiến hành, kết quả đầu tiên họ thu được hé lộ những con chó tiêm rapamycin có chức năng tim cải thiện. Nghiên cứu do nhà sinh vật học Matt Kaeberlein và đồng nghiệp Daniel Promislow thực hiện.

Dù vẫn tiếp tục thử nghiệm, nhóm nghiên cứu chưa rõ liệu rapamycin có an toàn để sử dụng trong thời gian dài hay không. "Nó chưa phải là phương thuốc tối ưu, nhưng có tác dụng khá tốt. Nếu có thể điều chỉnh theo hướng tốt hơn, tôi cho rằng cơ hội này thực sự thú vị", Brian Kennedy, chủ tịch Viện Nghiên cứu Lão hóa Buck, chia sẻ.

Xem thêm: Người có nửa mặt không lão hóa vì cho đầu vào máy gia tốc hạt


Phương Hoa

MA QUỶ TẤN CÔNG



MA  QUỶ  TẤN  CÔNG
Sat, 18/02/2017 - Trầm Thiên Thu



Mùa Chay lại về, Mùa Chay là thời gian thuận tiện để chúng ta kiểm điểm cuộc đời mình và rà soát mọi ngõ ngách của linh hồn, và cố gắng chấn chỉnh để phần nào đền bù tội lỗi của chính mình.

Chúng ta đang sống trong “vùng chiến tranh” nghiêm trọng, và khó tìm thấy hòa bình trong khoảng đó. Điều mà nhiều ngườikhó nhận ra, đó làcuộc chiến đấuxảy ra hằng ngày trong cuộc sống của chúng ta ở ngay trong đầu chúng ta. Kinh Thánh cho biết:“Tất cả cùng ăn một thức ăn linh thiêng, tất cả cùng uống một thức uống linh thiêng, vì họ cùng uống nước chảy ra từ tảng đá linh thiêng vẫn đi theo họ. Tảng đá ấy chính là Đức Kitô. Nhưng phần đông họ không đẹp lòng Thiên Chúa, bằng chứng là họ đã quỵ ngã trong sa mạc” (1 Cr 10:3-5).

Có những đồn lũy nào đó của ma quỷ vây hãm chúng ta hằng ngày mà chúng ta phải nhận biết. Cuộc chiến đang xảy ra trong tư tưởngcủa chúng ta và ma quỷ lợi dụngchính các nhược điểm đóđể tấn công chúng ta. Hãy lưu ý 6 điểm dưới đây. Đừng coi ma quỷ là đồng minh, bởi vì nóxảo trá và quỷ quyệt, nó sẽ lừa dối bạn để bạn lọt vào tròng của chúng.

1. KHI BẠN BỊ TỔN THƯƠNG
Ma quỷ sẽ tấn công bạnkhi bạnyếu đuối, cả thể lý lẫn tinh thần. Chúa Giêsu bị tấn ma quỷ công sau khiNgài đã ăn chay suốt 40 ngày. Kinh Thánh cho biết:“Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói. Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Người và nói: “Nếu ông là Con Thiên Chúa thì truyền cho những hòn đá này hoá bánh đi!” (Mt 4:2-3). Ma quỷ đã từng tấn công Chúa Giêsu vào một trong những lúc Ngài suy nhược nhất về thể lý. Có những người“chăm chút” sự yếu đuối của mình và giữ lấy nó. Nếu bạnlà người như vậy, bạn sẽ không bao giờ tự do.Ma quỷ “bắt cóc” bạn và cầm giữbạn.

2. KHI BẠN MỆT MỎI
Bạn có thường uể oải hoặc mệt mỏi? Thiếu nghị lực và thiếu sinh khíthường là hậu quả củamột cuộc tấn công “mở rộng”. Thật vậy, các vấn đề này có thể xảy ra từ các vấn đề khác, kể cả việc mất ngủ và thiếu sức khỏe. Tuy nhiên, một trong các dấu hiệu quan trọng nhất mà bạn bị tấn công tinh thần là lúc bạn cảm thấy mệt mỏi,chính sự mệt mỏi khiến bạn chán nản và ngăn cản bạn làmnhững điều Thiên Chúa bảo bạn làm. Ngôn sứ Isaia cho biết: “Thanh niên thì mệt mỏi, nhọc nhằn, trai tráng cũng ngả nghiêng, lảo đảo” (Is 40:30), nhưng chờ đợi Chúa bồi bổ sức mạnh và thể hiện sự khôn ngoan để có thể chờ đợi, nghỉ ngơi và cậy nhờ vào Thiên Chúa chứ đừng ỷ vào sức mình.

3. KHI BẠN BẮT ĐẦU MỘT HÀNH TRÌNH TÂM LINH MỚI
Ma quỷ sẽ tấn công bạnkhi bạnbắt đầu mộtquyết tâm mới về tâm linh. Không có gì nó ghét hơn là bạn quyết định thiết lập mối quan hệ với Thiên Chúa và phát triển đức tin. Ngày sau khi Chúa Giêsu bị ma quỷ cám dỗ, Ngàikhởi đầu sứ vụ công khai. Kinh Thánh cho biết: “Từ lúc đó, Đức Giêsu bắt đầu rao giảng và nói rằng: Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 4:17). Nhận biết Chúa Giêsu sẽ bắt đầu sứ vụ, ma quỷ đã ráo riết tấn công Ngài, nhưng Ngàikhông thoái chí. Khi ban bắt đầu bất cứ một hành trình tâm linh nào, ma quỷ sẽ tấn côngđể phá hoại và làm cho bạn chia tríkhi cố gắng sống thân mật với Thiên Chúa và mở rộng sứ vụ của Đức Kitô. Đừng để ma quỷ chiến thắng bạn!

4. KHI BẠN BỐI RỐI
 Ma quỷ sẽ tấn công bạnkhi bạnthất vọng ê chề. Trong cuộc tấn công tinh thần, ma quỷ dùng nhiềumưu kế đểđè nén tâm trí bạn và làm cho bạn cảm thấy thất vọng. Khi bạn ở trong vòng vây của nó, có thể bạn cảm thấy mình gặp nguy hiểm, lo lắng hoặcbối rối. Những lúc đó, cuộc đối thoại đơn giảnvớingười khác (cha mẹ, vợ chồng, bạn bè,…) có thể chuyển thành xung đột, vàý tưởng đơn giản trong đầu của bạn có thể biến thành cảm xúc tiêu cực. Bạn cũng có thể cảm thấykhông còn là mình như trước. Điều này không chỉ ở trong đầu của bạn. Trong những lúc như vậy, điều quan trọng là bạnphải cố gắng tập trung vào Thiên Chúa.

5. KHI BẠN ĐAU KHỔ
Ma quỷ sẽtìm cáchquyến rũ bạnmau chóng chữa trị khi bạnđau đớn và đau khổ. Nó muốn bạn tin nó có mọi cách thức, chứ không phải Thiên Chúa. Nếu bạn gặp rắc rối trong các mối quan hệ, nò sẽcho bạn các lời lẽ và tư tưởng tồi tệvề người kia để làm cho mối quan hệ rạn vỡ nhiều hơn. Nếu bạn đang chiến đấu với bệnh tật, ó sẽ cố gắng làm cho bạn tin rằngThiên Chúa không hiện diện vàchẳng quyết tâm những gì bạn đang chịu đựng. Nếu bạn tìm kiếm Thiên Chúa trong những lúc đó, ma quỷ sẽlàm cho bạn nghi ngờ rằngkhông biết Thiên Chúa thực sự có tốt lành hay không.

6. KHI BẠN MỘT MÌNH
 Ma quỷ sẽ tấn công bạnkhi bạncó một mìnhvì nó biếtrằng bạn rất yếu đuối khi không có mặt người khác. Nó cũng cho rằngđó là lúc bạn dễ sa ngã nhất. Kinh Thánh cho biết: “Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa để chịu quỷ cám dỗ” (Mt 4:1). Ma quỷ biết Chúa Giêsu ở một mình nên nó cám dỗ Ngài. Ma quỷ có thể phát hiệnkhi nào bạn cảm thấy cô đơn. Những lúc đó, nó muốn bạn tin rằngbạn hoàn toàn đơn độc. Thi thoảng bạn cảm thấynhư ma quỷ không bỏ mặc bạn một mình, rất cần phải nhớ rằngThiên Chúa luôn ở bên bạn!

7. HÃY NHÌN LÊN THIÊN CHÚA
Nếu bạnlà chi thể trong Nhiệm Thể của Đức Kitô, hãy chắc chắn rằngma quỷ luôn cố gắng hủy hoại bạn. Khi mọi thứkhông thể đổ lỗi cho ma quỷ, có nhiều điềuchứng tỏhậu quả công việc của nó và phải nhận biết khinào ma quỷ hoạt động trong cuộc sống của bạn. Nếu bạn không cảnh giác, nócó thể hủy diệt bạn và tách rời chúng ta ra khỏi Chúa Cha. Không có gì để ma quỷ yêu thương, nhưng khi bạn được bảo vệ vàđược canh giữ, bạn có sức mạnh đểđẩy lui mọi cuộc tấn công của ma quỷ.

LESLI WHITE

TRẦM THIÊN THU(chuyển ngữ từ Beliefnet.com)

Chuẩn bị Mùa Chay – 2017

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

MỆNH LỆNH MÙA CHAY (Thứ Tư Lễ Tro)

MỆNH  LỆNH  MÙA  CHAY
(Thứ  Tư  Lễ  Tro)



Thời gian trôi chầm chầm mà lại cảm thấy nhanh. Và rồi Mùa Chay lại về... với ba việc cụ thể: trai tịnh, cầu nguyện, và bác ái.
Mùa Chay là thời gian thuận tiện và là mùa cứu độ. Có điều đặc biệt mà ai cũng PHẢI NHỚ luôn luôn:“Memento mori – Hãy nhớ mình phải chết”. Đó là một dạng mệnh lệnh. Có nhiều mệnh lệnh, nhưng khởi đầu Mùa Sám Hối, Giáo Hội nhắc chúng ta hai mệnh lệnh của Thiên Chúa, tuy ngắn gọn nhưng quan trọng, một là mệnh-lệnh-cách-xác-định: “Hãy Xé Lòng!”, và một là mệnh-lệnh-cách-phủ-định: “Chớ Giả Hình!”.

Mệnh lệnh là điều PHẢI làm, nhưng “phải” không có nghĩa là miễn cưỡng mà là tự nguyện. Tại sao vậy chứ? Bởi vì tự cảm thấy mình quá yếu đuối, khốn nạn, cứ cố gắng mãi mà vẫn không thoát khỏi vũng-lầy-tội-lỗi.
Con người được sung sướng mà không thèm tận hưởng, được hạnh phúc mà không biết tạ ơn, được tự do mà không sử dụng đúng, đi nghe lời dụ dỗ của ma quỷ rồi “chảnh”, lên mặt kiêu căng, thế nên đau khổ xuất hiện và con người phải chịu hậu quả nhãn tiền: “Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất” (St 3:19). Và đó cũng là định luật muôn thuở: “Đức Chúa lấy đất mà tạo ra con người, rồi lại đưa con người trở về đất. Người đã ban cho nó một số ngày và một khoảng thời gian”(Hc 17:1-2a). Sinh hữu hạn, tử bất kỳ.
Lòng người thật nham hiểm, thâm độc, như tục ngữ Việt Nam ví von: “Dò sông, dò biển, dễ dò; Nào ai lấy thước mà đo lòng người”. Văn hào Victor Hugo (1802-1885, Pháp quốc) phân tích theo kiểu quan ngại: “Trên thế giới, thứ rộng lớn nhất là ĐẠI DƯƠNG, nhưng thứ rộng lớn hơn lại là BẦU TRỜI, mà thứ còn rộng hơn cả bầu trời lại chính là LÒNG NGƯỜI”.

1. MỆNH LỆNH XÁC ĐỊNH
Mệnh lệnh thứ nhất là mệnh lệnh xác định: “Hãy xé lòng!”. Xé lòng mình chứ KHÔNG xé áo hoặc xé bất cứ thứ gì khác. Xé lòng không phải để hủy hoại mà để tu sửa, đổi mới. Có những chất cay khiến chúng ta cảm thấy như xé miệng, xé lưỡi, xé họng. Có những nỗi đau khiến chúng ta như xé nát tâm can.
Từ ngữ “xé” là một tha động từ, cần có một túc từ, nghĩa là “làm rách” cái gì đó cụ thể. Có thể “xé” là hành vi chủ động hoặc thụ động, miễn cưỡng. Thiên Chúa bảo chúng ta không nên “xé áo”, vì đó là hành động của kẻ điên, vả lại như vậy là làm hư hại phương tiện vật chất cần thiết cho cuộc sống. Nhưng về tâm linh, Ngài lại muốn chúng ta “điên” thật, vì Ngài bảo chúng ta phải thực sự chủ động mà tự xé lòng mình, xé nát tâm hồn vì cảm thấy mình khốn nạn và bất xứng với Ngài. Phải “tự xé lòng” bất cứ lúc nào trong cuộc sống, nhưng đặc biệt là trong khoảng thời gian Mùa Chay, vì “đây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ” (2 Cr 6:2).
Từ xa xưa tới tận thế, Thiên Chúa là Cha nhân từ vẫn dang tay chờ đợi tội nhân trở về càng sớm càng có lợi. Tội nhân đó là chính mỗi chúng ta. Sấm ngôn của Đức Chúa vẫn không ngừng mời gọi, nhất là trong Mùa Chay này: “Lúc này, các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van” (Ge 2:12). Một loạt các động từ quan trọng mà Thiên Chúa muốn chúng ta làm với cả tấm lòng chứ không giả bộ hoặc giả hình, cũng không được làm sơ sài, làm chiếu lệ hoặc làm cho xong lần.
Một cách mạnh mẽ và dứt khoát, chính Thiên Chúa đã cảnh báo: “Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, Người hối tiếc vì đã giáng hoạ” (Ge 2:13). Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, tội lỗi chúng ta có thế nào thì cũng chẳng là gì, vì “dù tội đỏ như son cũng ra trắng như tuyết, có thẫm tựa vải điều cũng hoá trắng như bông” (Is 1:18), tội của cả thế gian này cũng không thể so sánh với lòng thương xót của Chúa, chỉ cần chúng ta chân thành sám hối thì Ngài sẵn sàng thứ tha ngay, và Ngài chỉ muốn thứ tha mà thôi: “Nếu Chúa chấp tội nào ai rỗi được?” (Tv 130:3). Nhưng chớ lấy cớ đó mà “được đằng chân lân đằng đầu”!
Vâng lệnh Thiên Chúa, ngôn sứ Giô-en nói rằng nếu chúng ta thành tâm sám hối, vì “biết đâu Người chẳng nghĩ lại và hối tiếc mà để lại phúc lành, hầu anh em có lễ phẩm và lễ tưới rượu dâng lên Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em” (Ge 2:114), nói là “biết đâu” chứ Thiên Chúa thực sự muốn tha thứ, nhưng Ngài không thể tha thứ cho người cố chấp. Ngôn sứ Giô-en kêu gọi: “Hãy rúc tù và tại Sion, ra lệnh giữ chay thánh, công bố mở cuộc họp long trọng; hãy tụ tập chúng dân, mời dự đại hội thánh, triệu tập các cụ già, tụ họp đám thiếu nhi cũng như trẻ thơ còn đang bú. Tân lang hãy ra khỏi loan phòng, tân nương hãy rời bỏ phòng khuê!” (Ge 2:15-16).
Lời mời gọi này nhắc nhớ tới việc ăn chay nghiêm ngặt của cả thành Ni-ni-vê, từ vua tới dân, từ người tới súc vật, khi được ngôn sứ Giô-na kêu gọi, và Thiên Chúa đã tha tội chết cho cả thành (x. Gn 3:4-10). Điều đó cho thấy rằng cầu nguyện và ăn chay có thể thay đổi số phận của mỗi chúng ta và người khác.
Không thể im lặng, ngôn sứ Giô-en tiếp tục kêu gọi: “Giữa tiền đình và tế đàn, các tư tế phụng sự Đức Chúa hãy than khóc và nói rằng: “Lạy Đức Chúa, xin dủ lòng thương xót dân Ngài! Xin đừng để gia nghiệp của Ngài phải nhục nhã và nên trò cười cho dân ngoại! Chẳng lẽ các dân lại được cớ mà nói: Thiên Chúa của chúng ở đâu rồi?” (Ge 2:17). Quả thật, “Đức Chúa đã nồng nhiệt yêu thương đất của Người, đã tỏ lòng khoan dung đối với dân Người, tai ương chấm dứt và dân được giải thoát” (Ge 2:18). Chứng cớ rành rành, không thể chối cãi!
Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều là phàm nhân, đồng nghĩa với tội nhân. Thật vậy, tác giả Thánh Vịnh đã xác nhận: “Lúc chào đời con đã vương lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hoài thai” (Tv 51:7). Và vì thế, chúng ta rất cần cầu xin ơn thứ tha từ lòng thương xót của Thiên Chúa, nghĩa là chúng ta phải van xin không ngừng:“Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy” (Tv 51:3-4).
Được thứ tha là nhờ biết thú nhận. Vấn đề quan trọng là không được vòng vo, tránh né, hoặc đổ lỗi cho người khác – dù chỉ một phần nhỏ, mà phải thành tâm và khiêm nhường một thực-tế-thật: “Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm. Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa, dám làm điều dữ trái mắt Ngài. Như vậy, Ngài thật công bình khi tuyên án, liêm chính khi xét xử” (Tv 51:5-6).
Hằng ngày, chúng ta vẫn cùng nhau thú tội: “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và anh chị em, tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm, và những điều thiếu sót”. Đủ kiểu phạm tội, ngũ quan là các “tòng phạm”. Thú nhận với Thiên Chúa là điều hiển nhiên, nhưng có lẽ chúng ta “ngại” thú tội với tha nhân, có thể chỉ mới làm theo “nghi thức”. Thật vậy, ngay khi chúc bình an cho nhau mà nhiều người vẫn có vẻ miễn cưỡng, làm một cách máy móc hoặc làm cho xong lần, thậm chí là “đứng bất động”.
Sự thật thì thường mất lòng. Nhưng thà mất lòng trước, được lòng sau. Một thực tế rất thật: “Chiên hiền” ở trong nhà thờ bỗng hóa “cọp dữ” khi ra khỏi nhà thờ! Ảo thuật, xảo thuật, hay là “sự lạ”? Mọi kiểu phạm tội không phải là lỗi của ai khác mà của chính mình, chúng ta cùng xác nhận ba lần: “Lỗi tại tôi mọi đàng”. Và cầu xin Thiên Chúa thương xót mà tha thứ. Nhưng Ngài chỉ tha cho chúng ta nếu chúng ta tha cho tha nhân. Đó là điều kiện ắt có và đủ để “nên hoàn thiện”, để làm thánh, nhất là trong Mùa Chay Thánh này.
Chắc chắn rằng không có ơn Chúa thì chúng ta chẳng làm gì được (x. Ga 15:5). Đã biết bao lần chúng ta ăn năn sám hối, tỏ vẻ rất chân thành, nhưng rồi chúng ta lại như “ngựa quen đường cũ”, bằng chứng minh nhiên là chúng ta vẫn dễ dàng tái phạm, để rồi phải liên tục lãnh nhận Bí tích Hòa Giải. Càng nhiều tuổi càng xưng tội nhiều lần. Thế thì có gì mà vỗ ngực khoe mẽ?
Hãy không ngừng cố gắng tu thân, tha thiết van xin ơn phù trợ và khao khát được tái tạo: “Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ. Xin đừng nỡ đuổi con không cho gần Nhan Thánh, đừng cất khỏi lòng con thần khí thánh của Ngài. Xin ban lại cho con niềm vui vì được Ngài cứu độ, và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con” (Tv 51:12-14).
Bổn phận của chúng ta là cầu xin, nhưng xin để được điều này hay điều nọ chỉ là dạng “hạ cấp”, dạng “cao cấp” là không xin gì cả, mà chỉ muốn tán dương và tôn vinh Thiên Chúa: “Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài” (Tv 51:17). Biết cầu nguyện như vậy là “nên thánh” rồi. Càng sống lâu càng được nhiều ơn, dù có những ơn chúng ta không hề xin mà vẫn được Chúa thương ban – đơn giản nhất mà cần thiết nhất là không khí để sống, thế mà chúng ta vẫn không biết tạ ơn, coi đó là mặc định.
Ăn năn là động thái cần thiết, mọi nơi và mọi lúc. Thánh Phaolô kêu gọi: “Chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Kitô, như thể chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy. Vậy, nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa. Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người” (2 Cr 5:20-21). Kỳ diệu quá, chúng ta không thể nào hiểu thấu. Ngày nay vẫn có những người không tin hoặc không muốn tin điều đó, nhưng sự thật vẫn mãi là sự thật!
Rút kinh nghiệm thực tế của bản thân, Thánh Phaolô chân thành khuyên nhủ:“Anh em đã lãnh nhận ân huệ của Thiên Chúa thì đừng để trở nên vô hiệu” (2 Cr 6:1). Vâng, không thể lãng phí ơn Chúa. Quả thật, chính Thiên Chúa đã xác định:“Ta đã nhận lời ngươi vào thời Ta thi ân, phù trợ ngươi trong ngày Ta cứu độ. Vậy, đây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ” (2 Cr 6:2).

2. MỆNH LỆNH PHỦ ĐỊNH
Mệnh lệnh thứ nhì là mệnh lệnh phủ định: “Chớ giả hình!”. Mệnh lệnh cách phủ định là dạng nhấn mạnh của thể xác định. Giả hình là làm cho cái ảo giống như có thật, bề ngoài thấy rõ ràng y như thật mà lại không phải là thật – tương tự ảo thuật hoặc xảo thuật.
Về phương diện tâm linh, giả hình là thói đạo đức giả. Giả hình còn là thái độ lững lờ nước đôi, sống “hai lòng” hoặc “hai mặt”. Người đời còn không thể chấp nhận lối sống đó, huống chi Thiên Chúa là Đấng chí thánh (Lv 11:44-45; Lv 19:2; Lv 20:26; Lv 21:8; Tv 89:36; Tv 99:5 & 9; Is 6:3; Br 4:22; Hs 11:9; Am 4:2; 1 Pr 1:16; Ga 6:69), là Đấng công minh và chính trực (Hc 5:3; Br 2:6; Br 2:9; Đn 9:14; Tv 9:9; Tv 7:18; Tv 11:7; Tv 25:8; Tv 35:28; Tv 67:5; Tv 146:7; Ga 17:25).
Muốn tránh giả hình thì phải can đảm dứt khoát. Dứt khoát là kết thúc sự giằng co, là “tự xé” chính lòng mình chứ không nhờ ai xé dùm!
Thiên Chúa là Đấng duy nhất (Đnl 6:4; Nkm 9:6; Es 4:17; Xh 20:3; Đnl 5:7; Đnl 32:39; Gđt 8:20; Kn 12:13; Is 43:10; Is 45:6; Is 46:9; Đn 3:28-29; Đn 14:41; Hs 13:4), chỉ có Ngài là tuyệt đối, Ngài rất ghét thái độ đạo đức giả, do đó Ngài đã gay gắt lên án và cảnh cáo: “Ngươi chẳng lạnh mà cũng chẳng nóng. Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn đi! Nhưng vì ngươi hâm hẩm chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta” (Kh 3:16). Rất khó nghe. Ai thấy “sốc” là tốt!
Chắc chắn như vậy, vì Chúa Giêsu đã từng cảnh báo: “Các con hãy coi chừng men Pha-ri-sêu, tức là thói đạo đức giả (Lc 12:1). Một lần khác, Ngài gay gắt lên án thói đạo đức giả ấy bằng cách ví von với những hình ảnh rất thực tế: “Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình! Các người giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các người cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác!” (Mt 23:27-28; Lc 11:42-44). Thói “đạo đức giả” hoặc “ra vẻ đạo đức” không chỉ phổ biến ở thời xưa, mà ngày nay cũng còn phổ biến lắm. Ngày xưa dễ nhận biết vì người thời đó có “tua áo dài”, nhưng ngày nay rất khó nhận biết vì quá đỗi tinh vi!
Trước mặt người đời, người ta có thể “lấy vải che mắt”, nhưng không thể “qua mặt” Thiên Chúa, vì Ngài thấu suốt mọi sự (Sbn 28:9; Gđt 8:14; Et 5:1; 2 Mcb 7:35; 2 Mcb 9:5; 2 Mcb 12:22; 2 Mcb 15:2; G 28:27; Tv 139:2; Cn 16:2; Cn 21:2; Cn 24:12; Kn 1:6; Kn 7:23; Hc 23:19; Hc 42:20; Gr 11:20; Gr 20:12; 1 Cr 12:4-6). Chẳng chóng thì chày, rồi người ta cũng sẽ phải chân nhận điều này: “Không có gì che giấu mà sẽ không bị lộ ra, không có gì bí mật mà người ta sẽ không biết” (Lc 12:2). Người Việt chúng ta cũng nói: “Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Cái gì thật thì vẫn thật, cái gì giả thì không thể là thật, chắc chắn mọi bí mật sẽ được/bị “bật mí”.
Đối với việc sống Mùa Chay, người ta thường thích “biểu diễn đạo đức”, thế nên Chúa Giêsu khuyến cáo: “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, CHỚ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng. Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi bố thí, ĐỪNG cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh” (Mt 6:1-4).
Đó là sự thật minh nhiên. Chúa Giêsu muốn người ta bố thí nhưng phải bí mật. Chúa có “chơi ép” chúng ta? KHÔNG phải vậy. Vì làm bí mật mới đáng công trạng. Thế nhưng ngày nay, chúng ta vẫn thường “đánh trống, khua chiêng” bằng nhiều kiểu mỗi khi đi xa với danh nghĩa “làm từ thiện” trong khi lại “làm ngơ” trước nỗi khổ của những người ngay bên cạnh mình. Liệu có phải là “máu Pha-ri-sêu”, là giả hình hoặc thói đạo đức giả? Và Chúa có vui chút nào không?
Về việc cầu nguyện, Chúa Giêsu bảo: “Khi cầu nguyện, anh em ĐỪNG làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh” (Mt 6:5-6). Với “tình huống” này, chúng ta lại nhớ tới hai người lên Đền Thờ để cầu nguyện (Lc 18:9-14). Người Pha-ri-sêu (biệt phái) rất “chảnh”, vênh váo vỗ ngực tự tôn, còn người thu thuế thì vô cùng xấu hổ và đấm ngực ăn năn, xin Chúa tha thứ.
Chúa Giêsu cho chúng ta biết “bí quyết” ăn chay hiệu quả: “CHỚ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh” (Mt 6:17-18). Có lẽ chúng ta không khoái cái kiểu ăn chay “ngầm” như vậy, bởi vì bản chất con người thích khoe khoang, muốn được “nổi trội”, chứ không ai biết thì… chán lắm. Cái tôi thật tồi tệ!
Nhưng Chúa lại muốn chúng ta phải có “phong cách” ăn chay như vậy, nếu không thì chúng ta “đã được phần thưởng rồi”. Rất lô-gích, rất hợp lý, rất công bằng, và cũng rất… thú vị. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, câu “đã được phần thưởng rồi” được Chúa Giêsu nhắc tới BA LẦN đấy, nghĩa là chúng ta phải rất thận trọng và tỉnh táo! Chúa Giêsu còn nói thẳng luôn: “Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin” (Mt 6:7-8). Chua choa! Xem chừng “nhức óc” dữ dằn, vì Ngài dùng chữ “lải nhải”. Phải thế thôi, không nói mạnh thì không được, vì chúng ta “lì lợm” lắm!
Mùa đi, mùa tới. Thời gian luân chuyển. Một Mùa Chay nữa lại về, có lẽ không ai lại không nhớ rõ dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu” (Lc 15:11-32), dụ ngôn điển hình về lòng thương xót của Thiên Chúa. Ước gì mỗi người đều đủ can đảm để trở về ngay lập tức. Hãy quyết tâm sống đúng điều mình thầm nhủ:
Xé tâm hồn, xé tâm can
Ăn chay, sám hối, để san bằng đời
Đừng chần chừ nữa, tôi ơi!
Dứt khoát cuộc đời Chúa sẽ xót thương
Cái giá của Nước Trời rất mắc (đắt, đắt đỏ, tốn phí) vì phải thực hành đức tin và sám hối cả đời, lơ đãng một chút là “rớt giá” ngay. Nhưng giá vé vào Thiên Đàng cũng rất rẻ, đó là chỉ cần chân thành sám hối, chứng cớ “điển hình” là Thánh Tướng Cướp “tốt lành” Dimas (Dismas – x. Lc 23:43) đã là người đầu tiên nhận vé vào Nước Trời, và được “hộ tống” Chúa Giêsu vào Thiên Đàng ngay sau khi Ngài trút hơi thở cuối cùng. Thế thì chúng ta có “cơ may” hơn Thánh Dimas rất nhiều. Hãy cố gắng không ngừng tín thác vào lòng thương xót của Chúa, đừng bao giờ tuyệt vọng dù có thể có lúc chúng ta cảm thấy thất vọng (x. 2 Cr 4:8).
Thiên Chúa đã truyền lệnh: “Các ngươi PHẢI NÊN THÁNH và PHẢI THÁNH THIỆN” (Lv 11:44-45; Lv 19:2; Lv 20:7). Ngài cũng đã gọi chúng ta là “những bậc thần thánh” (x. Ga 10:34). Thế thì chúng ta phải nên thánh, và chúng ta chắc chắn là thánh nếu chân thành thân thưa: “Miserere Mei, Deus, Domine et Pater – Xin thương xót con, lạy Thiên Chúa, Đức Chúa và Thánh Phụ của con”.
Lạy Thiên Chúa chí thánh và nhân hậu, xin dạy con biết đường lối của Ngài để con cố gắng bước theo Chân lý (Tv 86:11). Xin ban Thần Khí biến đổi con ngay từ đầu Mùa Chay này để con dứt khoát với quá khứ và bắt đầu trang đời mới. Xin Đức Thánh Maria và Đức Thánh Giuse, các thiên thần, các thánh và các linh hồn cùng nguyện giúp cầu thay để con sống trọn Mùa Chay đúng Ý Chúa. Con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ của nhân loại. Amen.

TRẦM THIÊN THU

7 điều nam giới thường lo ngại ở tuổi 20


7  điều  nam  giới  thường  lo  ngại  ở  tuổi  20
(Thứ sáu, 5/8/2016 -VnExpress.net)


Phái mạnh có những giai đoạn tâm lý không ổn định và cảm thấy tự ti về bản thân mình, đặc biệt khi họ đang ở tuổi 20.
Theo Men'sHealth, kết quả cuộc khảo sát gần đây nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệ Mỹ (CDC) cho thấy nam giới có rất nhiều thứ lo lắng trong tâm trí của họ. 17% số người được hỏi trả lời rằng họ cảm thấy rất lo lắng đối với những vấn đề tương đối giống nhau.

Theo tiến sĩ, giáo sư tâm lý học Michelle Newman, Đại học bang Penn, có thể khó hoặc không thể chế ngự tất cả những lo lắng của bạn. Lo lắng quá nhiều có xu hướng dẫn đến những điều không tốt cho sức khỏe và hoàn toàn vô ích.

Bạn quá bực tức về những bước đi sai lầm trong cuộc sống hoặc những điều tồi tệ có thể xảy ra trong tương lai. "Lo lắng đẩy mạnh quá trình sản sinh hormone cortisol làm cho bạn thiếu quyết đoán dẫn đến bỏ lỡ những quyết định của cuộc đời bạn", Newman nói.

Dưới đây là 7 mối quan tâm chung tạo nên sự căng thẳng không đáng có đối với đa số đàn ông ở độ tuổi 20.

Tìm kiếm người bạn đời trong khi họ còn trẻ
Đừng lo lắng nếu bạn đang ở độ tuổi 20 và vẫn trong tình trạng phòng không. Hãy tận hưởng quá trình tìm kiếm và thưởng thức những năm tháng độc thân của bạn, theo tiến sĩ Paul Hokemeyer, chuyên gia về trị liệu hôn nhân tại Manhattan.

"Lựa chọn của bạn mở ra theo cấp số nhân trong độ tuổi 30 và 40 của mình", chuyên gia về hôn nhân và mối quan hệ Paul Hokemeyer nói. "Ở lứa tuổi này, sự nghiệp, tình cảm, thậm chí cả các hormone của bạn được hoàn chỉnh để tìm một người bạn đời phù hợp nhất".

Chết sớm
Tuổi thọ trung bình đối với một người khoảng 76 năm, theo CDC. Nếu bạn sống lành mạnh, tập thể dục thì có thể vượt qua mức trung bình.

Kích thước "cậu nhỏ"

Một cuộc khảo sát cho thấy 45% đàn ông không hài lòng với kích thước "cậu nhỏ" của họ, theo nghiên cứu suốt 60 năm tại Anh. Trong khi rất nhiều chàng trai căng thẳng về "cậu nhỏ", một cuộc thăm dò năm 2015 từ Cosmopolitan thấy 89% phụ nữ không quan tâm về kích thước dương vật.

Rụng tóc
Mặc dù mức độ rụng tóc khiến bạn lo lắng, một mái đầu hói không làm hại đến cơ hội của bạn với phụ nữ. Nó thực sự có thể làm tăng sức hấp dẫn của bạn.

Đàn ông với đầu cạo trọc xuất hiện cao hơn, mạnh mẽ hơn và chiếm ưu thế hơn trong mắt của một người phụ nữ hơn chàng trai với mái tóc dày, theo nghiên cứu từ Đại học Pennsylvania. Thêm vào đó, khi các nhà nghiên cứu tại Đại học Wake Forest hỏi phụ nữ đánh giá đặc tính nam họ cho là gợi cảm nhất, kết quả là không liên quan gì đến mái tóc đàn ông.

Mất việc

Nam giới căng thẳng về cảm giác mất việc làm thường khiến họ cảm thấy chán nản hơn và có xu hướng kém lành mạnh so với những người đàn ông thực sự bị sa thải, theo một nghiên cứu gần đây của Đại học Michigan.

Sẽ tốt hơn nếu nghĩ rằng một cơ hội tốt cho bạn thực sự sẽ đến. Hãy tập trung cập nhật hồ sơ, gặp gỡ bạn bè và tìm cơ hội việc làm mới.

Thu nhập
“Tiền không thể mua được hạnh phúc" nghe có vẻ ngây thơ. Nhưng khi các nhà nghiên cứu cố tìm kiếm các mối liên hệ giữa thu nhập và hạnh phúc, kết quả vẫn hướng về câu nói cũ này.

Nghiên cứu từ Đại học Princeton cho thấy có tiền có thể dự đoán được hạnh phúc nhưng chỉ đến khi bạn có 75.000 USD. Ngoài con số đó, kiếm được nhiều hơn không làm cho người đàn ông hạnh phúc hơn, các tác giả nghiên cứu nói.

Chuẩn bị để làm cha
Bạn chưa sẵn sàng làm cha? Không có anh chàng nào sẵn sàng ở độ tuổi này cả. Ngay cả những ông bố nhiệt tình nhất cũng bị lo lắng khi thực hiện vai trò làm cha. "Hãy nhớ rằng, cha và mẹ của bạn đều không biết những gì họ đang làm và bạn ra đời", Armin Brott, tác giả của The New Father nói.


Kim Oanh

RIP Maria

RIP  Maria





XIN  Các  Thân  Hu  Và  Các  Bn
Cu  Nguyn  Cho  Linh  Hn  Maria  Ánh  Thiu
Mi  Qua  Đời  Ti  Vit  Nam  Nhé!
Chân  Thành  Cám  Ơn  Và  Xin  Chuá  Ban  Bình  An.
Thân  Mến,

duyenky


Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

Thường xuyên ăn mướp đắng điều gì sẽ xảy ra với cơ thể?



Thường  xuyên  ăn  mướp  đắng  điều  gì  sẽ  xảy  ra  với  cơ  thể?
(kienthuc.net-26/02/2017)


Nếu bạn thường xuyên ăn mướp đắng điều gì sẽ xảy ra với cơ thể - hãy tìm hiểu ngay nhé.
Bổ gan
Mướp đắng là thực phẩm bổ gan, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện chức năng túi mật, và làm giảm tích trữ chất lỏng. Xơ gan, viêm gan, táo bón có thể thuyên giảm bởi mướp đắng. Bạn nên uống nước ép mướp đắng ít nhất một lần một ngày. Ăn mướp đắng cũng hỗ trợ giảm cân và làm giảm triệu chứng ruột kích thích.

Chuyển hóa carbonhydrate
Đây là một lợi ích rất quan trọng đối với những người có bệnh tiểu đường loại II. Carbohydrate chuyển sang đường, và mướp đắng giúp chuyển hóa các loại đường. Chuyển hóa carbohydrate nhanh hơn có nghĩa là ít chất béo được lưu trữ trong cơ thể hơn dẫn đến giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Chuyển hóa carbohydrate nhanh cũng hỗ trợ tăng trưởng và phát triển cơ bắp.

Nguồn Vitamin K dồi dào
Vitamin K giúp tăng cường sức khỏe của xương, chống đông máu, và là chất chống viêm. Vitamin K giúp cải thiện chứng viêm khớp, đau khớp. Việc bổ sung mướp đắng đáp ứng nhu cầu vitamin K hàng ngày cho cơ thể bạn. Ngoài ra, nó cũng là nguồn chất xơ tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua.

Sỏi thận
Sỏi thận có thể gây ra những cơn đau dữ dội cho bạn. Mướp đắng có thể phá vỡ viên sỏi và giúp cơ thể đào thải qua đường nước tiểu, bởi nó làm giảm nồng độ acid trong nước tiểu, giảm đau do sỏi thận. Bạn có thể sử dụng một ly trà mướp đắng, rất hữu dụng mà lại không cần bỏ thêm đường.

Giảm Cholesterol
Bạn có thể giảm lượng cholesterol trong máu bằng cách sử dụng mướp đắng. Cholesterol máu cao cần được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu. Giảm cholesterol cũng đồng nghĩa với việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Mướp đắng là một vị thuốc tự nhiên giúp cơ thể ngăn ngừa các biến cố tim mạch.

Tốt cho người bị Ung thư Tụy
Một trong những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên nhất của mướp đắng là đặc tính chống ung thư của nó. Mướp đắng đã được chứng minh để làm gián đoạn sản xuất glucose, có khả năng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư tuyến tụy. Bên cạnh đó, nó cũng có thể bỏ đói các tế bào ung thư gan, đại tràng, vú và tiền liệt tuyến. Vậy tại sao bạn không thêm một ly nước mướp đắng vào chế độ ăn của mình nhỉ?

Da

Những món ăn và đồ uống làm từ mướp đắng mang lại rất nhiều lợi ích cho da. Nó là một tinh chất tự nhiên, nhẹ nhàng cho da, giúp điều trị mụn trứng cá, vảy nến và eczema, mang lại cho bạn một làn da tươi sáng.

Giảm cân

Cũng giống như hầu hết các loại rau củ khác, mướp đắng chứa rất ít năng lượng. Vì vậy, bạn có thể duy trì cân nặng hoặc giảm cân bằng cách sử dụng mướp đắng.