Bí mật “vùng chết chóc” kinh hoàng nhất trong lòng đại dương
Trang Ly
Trang Ly
Hình minh họa.
“Vùng chết chóc” này là
nơi sinh sống của những “quái vật đại dương”, có thể đe dọa sinh mạng của con
người bất cứ khi nào chúng ta xuống biển.
Đại dương là một thế giới
rộng lớn luôn tiềm ẩn những nguy cơ đáng sợ nhất đối với con người, không chỉ đến
từ những xoáy nước ngầm, những cơn bão khổng lồ không thể dự đoán, những loài
cá mập hung hãn… mà những nguy hiểm còn đến từ những sinh vật nhỏ bé, sở hữu nọc
độc khủng khiếp.
Nếu không phải là thợ lặn
chuyên nghiệp hay những nhà thám hiểm đại dương kỳ cựu, người thường khó mà
phân biệt được những vùng nước nào an toàn và những vùng nước có những sinh vật
mà chỉ vô tình “đụng độ” chúng thôi, chúng ta sẽ phải trả bằng cả mạng sống của
mình.
Trong khuôn khổ bài viết đề
cập đến những sinh vật sở hữu nọc độc khủng khiếp, chuyên sống ở một vài vùng
biển nhất định trên thế giới.
Thế giới đại dương rộng lớn
và bí ẩn luôn hấp dẫn những khám phá không ngừng của con người.
Thế giới đại dương vốn
tồn tại những cuộc chiến không cân sức giữa kẻ thù khổng lồ và con mồi nhỏ bé.
Nhưng nhỏ bé không có nghĩa là không có “võ”.
Để tồn tại, những sinh vật
này tự trang bị cho mình vũ khí là nọc độc gây đau đớn và chết người khủng khiếp
nhất để tự vệ, chiến đấu lại kẻ thù.
Không sở hữu bộ hàm sắc
nhọn, lởm chởm cùng những cú cắn có lực lên tới 493.000 kg/m2 như cá mập trắng
– sát thủ kinh hoàng của đại dương, nhưng những “quái vật” nhỏ bé chốn đại
dương này có thể ngấm ngầm giết hàng nghìn người chỉ với lượng nọc độc vô cùng
nhỏ.
1. Rắn biển Belcher – “Ông hoàng nọc độc của biển cả”
Vùng sinh sống: Ấn Độ
Dương, Thái Bình Dương.
Sinh sống dọc các vùng biển
ấm từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương, rắn biển là cái tên gợi nên nỗi sợ kinh
hoàng đến ám ảnh.
Trong số các loài rắn biển
có nọc kịch độc, rắn biển Belcher được xem là “ông hoàng nọc độc của biển cả”:
Chúng sở hữu loại nọc độc có khả năng “tiễn” 1.000 người trưởng thành về cõi chết
cùng lúc với vài miligram nọc.
Rắn biển Belcher – Loài rắn
có nọc độc mạnh nhất trên thế giới.
Nhờ vậy, Belcher, loài
“có họ” với rắn hổ mang sống trên cạn, được xem là loài rắn độc nhất trên Trái
Đất.
Một trong những đặc điểm
đáng sợ nhất khiến chúng ta dễ mất mạng dưới cú đớp của Belcher là vì, không
như nọc độc của các loài rắn trên cạn khác, nọc độc của Belcher không gây cảm
giác đau đớn ngay sau khi cắn.
Lượng nọc độc của rắn biển
Belcher đủ để giết chết 1.000 người.
Trước khi cảm thấy chóng
mặt, đau đớn, tê liệt thì loại nọc độc có khả năng giết hàng nghìn người cùng 1
lúc này đã ngấm sâu vào cơ thể chúng ta, khiến những can thiệp về y tế hầu như
đều “bất lực”.
2.
Sứa
độc – Sinh vật sở hữu nọc độc gấp 100 lần rắn hổ mang
Vùng sinh sống: Vùng biển
Queensland, Tây Úc, New Zealand, Hawaii và Philippines.
Đối với các nhà sinh vật
biển, đại dương có 2 trong số những loài sứa có khả năng giết người khủng khiếp
nhất, đó là sứa
hộp (Box jellyfish) và sứa Irukandji.
Sở hữu cơ thể trong suốt,
nhỏ bé và không có xương, các loài sứa độc này chịu trách nhiệm cho khoảng 150
triệu ca tử vong trên khắp các đại dương trên thế giới.
Sứa
hộp.
Riêng đối với sứa hộp, 60
xúc tu dài 5 mét có 5.000 tế bào chứa độc tố đủ khả năng khiến 60 người trưởng
thành suy tim, ngừng hô hấp và tử vong cùng một lúc.
Còn loài sứa Irukandji chỉ
nhỏ bằng hạt đậu lại có nọc độc gấp 100 lần nọc độc rắn hổ mang và 1.000 lần nọc
độc của nhện Tarantula đính tua.
Sứa
Irukandji.
30 phút sau khi bị tấn
công, nạn nhân sẽ phải chịu những cơn đau “không thể tưởng tượng nổi” mà giới
khoa học gọi chung bằng thuật ngữ “triệu chứng Irukandji”.
Nếu không có những can
thiệp y tế kịp thời, nạn nhân chắc chắn sẽ chết vì suy tim sau khi phải trải
qua những cơn đau đầu dữ dội, nôn mửa, sưng phổi…
3. Bạch
tuộc đốm xanh lớn – Quái vật Thái Bình Dương khiến nạn nhân tắt thở trong 2
phút
Vùng sinh sống: Vùng biển
nhiệt đới Tây Thái Bình Dương.
Sẽ thật thiếu sót nếu
không nêu danh bạch
tuộc đốm xanh lớn (Danh pháp khoa học: Hapalochlaena lunulata), một
trong những sinh vật có nọc độc mạnh nhất hành tinh, trong danh sách “quái vật
của đại dương” này.
Cơ thể đẹp hoàn hảo của bạch
tuộc đốm xanh lớn.
Sở hữu loại nọc độc mạnh
gấp 1.200 lần so với chất độc Xyanua, chỉ một cú tấn công có chủ đích của bạch
tuộc đốm xanh lớn thôi cũng khiến con người chúng ta tắt thở trong 2 phút.
26 người trưởng thành có
thể thiệt mạng cùng lúc với lượng nọc độc mà bạch tuộc đốm xanh tiết ra trong 1
lần cắn.
Cơn đau kéo đến sau 10
giây, sau đó loại nọc độc chứa độc tố thần kinh sẽ khiến chúng ta suy tim, suy
hô hấp và tắt thở sau hơn 100 giây sau đó.
Nếu nạn nhân may mắn được
phát hiện và chữa trị kịp thời thì họ có thể thoát khỏi “lưỡi hái thần chết”
nhưng hậu quả là bị tàn tật hoặc mù vĩnh viễn.
4. Ốc
sên hình nón – Phóng độc với vận tốc 111 mét/giây
Vùng sinh sống: Rải rác ở
Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Nam Phi, Đại Trung Hải và biển California (Mỹ).
Ốc sên hình nón – Sát thủ
“cù lần” sở hữu tốc độ phóng độc kinh hoàng.
Mặc dù là loài sinh vật
nhỏ bé, chậm chạp và trông có vẻ “cù lần”, nhưng cái vòi chứa nọc độc thần kinh
của ốn sên hình nón lại có thể làm chết người trong vòng 2 đến 3 phút dính độc.
Đặc điểm nổi bật nhất của
loài sinh vật tưởng chừng vô hại này là kỹ năng săn mồi theo kiểu phục kích.
Cú chích mồi với vận tốc
111 mét/giây của ốc sên hình nón.
Khi màn đêm buông xuống
cũng là thời điểm ốc sên nón đi săn mồi. Chúng ẩn mình dưới lớp cát, chỉ để lộ
cái vòi để nhử con mồi là các loài cá nhỏ.
Khoảnh khắc chờ đợi trội
qua, con mồi tiếp cận cái vòi. Khi chưa kịp định hình, chúng đã bị ốc sên nón
phóng độc với vận tốc 111 mét/giây rồi nuốt chửng trong giây lát.
Bài viết tham khảo nhiều
nguồn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét