BIẾT RÕ!… LIỆU CÓ CÒN NGOÀI Ý ! ?
Lm. Đaminh Hương Quất
Em, Một tài xế xe có lần
gây tai nạn giao thông chết người.
Theo luật định E không chỉ
bồi thường cho nạn nhân còn phải ngồi bóc vài cuốn lịch (tù nhiều năm).
Bồi thường thì đương niên
rồi, còn việc ngồi tù thì không thấy.
Mà tớ chẳng quan tâm, thắc
mắc chuyện em thoát án tù. Chuyên thường ngày có lạ chi mà cắc cỡ. Xã hội đầy dẫy
‘đầy tớ’, con đầy tớ… gây tai nạn giao thông nghiêm trọng, chết người- thậm chí
chết nhiều người vẫn thản nhiên ngoài đời, vểnh mặt thách thức pháp luật.
Báo chí đăng công khai ầm
ầm!
Với lại trong thể chể duy
vật- vô thần suy tôn vật chất lên ngôi đệ nhất, quyết định tất cả thì việc- như
Năm Cam nói ‘không mua bằng tiền thì mua được bằng nhiều tiền hơn’… thì chẳng
có gì khó hiểu [1]
Em không phải đi tù, kể
ra cũng mừng cho Em.
Em hỏi:
- Bữa nọ con đi lễ thấy
có Cha giảng: Một tội trọng phải hội đủ ba yếu tố: vi phạm Luật Chúa trong một
vấn đề nghiêm trọng- suy nghĩ tỏ tường - cố tình vi phạm với ý thức tự do mới là
tội nặng, thiếu một trong ba yếu tố trên thì là tội nhẹ. Có đúng không Cha?
- Đúng!
Rồi tớ cách nghĩa thêm
cho sáng nghĩa vấn đệ tội nặng tội nhẹ và sự nguy hiểm của tội nặng [2].
- Việc con chạy xe chẳng
may tông chết người ta, có phạm tội nặng không?
- Theo Anh có phạm tội nặng
không?
- Nếu xét hội đủ ba điều
kiện cho một tội nặng trên, con nghĩ mình không hội đủ. Việc tông xe chết người
là ngoài ý muốn, con đâu cố tình?
- Giết người lạ một trọng
tội nguy hiểm mất ơn Cứu độ. Đây là Luật Chúa ghi trong Mười giới răn, ở điều
thứ Năm- chớ giết người. Còn việc tông xe chết người của Anh có thực sự ngoài ý
muốn hay không để xem có phạm tội nặng hay không ta thử xem xét.
- Nghe nói hôm anh gây
tai nạn trong lúc có hơi men, nếu không muốn nói Anh có chút say xỉn.
- Dạ, thì bữa đó con mừng
anh em mới tậu con xe mới, con có nhậu thật, cũng hơi quá chén một chút.
- Nghĩa là Anh rất ý thức,
khi cầm lái mà có hơi men cao thì rất nguy hiểm, dễ gây tai nạn… Vấn đề này Anh
quá ý thức đúng không, đấy là chưa kể anh rành luật cấm tài xế cầm lái khi có
hơi men, và Anh quá hiểu tại sao ra luật cấm thế, đúng không?
- Dạ con biết!
- Anh biết rõ nguy hiểm
khi cầm lái trong tình trạng có hơi men, thiếu tỉnh táo, thiếu khả năng làm chủ
tay lái mà mình vẫn cố tình chạy xe, rồi gây ra chết người ở góc độ nào đó anh
cũng cố tình giết người. Biết rõ nguy hiểm có thể gây tai nạn chết người mà
mình không tránh mà mình cứ cố tình lao vào thì không cố tình là gì…
- Nếu nói như Cha, việc
con gây tai nạn giao thông nghiêm trọng, chết người vì uống rượu là phạm tội nặng
à?
- Tôi nghĩ Anh đã hiểu vấn
đề. Mức độ nặng nhẹ thế nào thì anh là người biết rõ hơn ai hết.
Tớ mở rộng vấn đề: Rượu
chỉ là một hình thức cụ thể. Bất cứ trường hợp nào mà mình biết rõ có thể gây
ra nguy hiểm nghiêm trọng nhưng vì bất cẩn, nhất là vì tham nhũng, vì tham tiền
rồi đẻ ra những đường xá, công trình kém chất lượng gây ra những thảm họa
nghiêm trọng (như sập tường. sập trường, sập ổ gà…) chủ đầu tư, các quan
tham,,, đều ‘đồng lõa - tòng phạm’ hết, không thể nói vô tình ngoài ý được… Anh
thấy đúng không ?
Anh không trả lời.
- Thực ra không phải ở vấn
đề phạm tội (trong thân phận yếu đuối ai chẳng phạm tội!) mà vấn đề quan trọng
khẩn cần hơn nằm ở chỗ ta có còn tín thác vào Lòng thương xót của Chúa hay
không, ta có chịu trỗi dậy khi té ngã, có chịu Sám hối canh tân đổi mới cuộc sống
hay không (nói theo chuẩn ngôn ngữ trong lời mời gọi của Chúa Giêsu: ‘Nước Trời
đã đến gần, hãy Sám hối và tin vào Tin Mừng’ hay không ! Vấn đề ở chỗ có chạy đến
Cha Trời để nhận ơn tha thứ hay không !...
Nói thật, tội ta dù to nặng
tới đâu chẳng là gì so với Lòng thương xót của Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô có
nói: Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi khi tha thứ cho ta.
Như vậy khi phạm tội, cái
khẩn cần hơn cả là can đảm phục thiện- trỗi dậy trở về Nhà Cha rồi xin ơn tha
thứ, nhờ ơn Chúa giúp quyết tâm đổi mới cuộc sống, sống tốt hơn, thánh thiện
hơn.
Tớ lưu ý và nhấn mạnh: Ăn
năn Sám hối và tin vào Tin Mừng không có màu sắc buồn chán, u ám. Hướng đến Tin
Mừng, hướng đến ơn Cứu độ thì sao có chuyện buồn chán. Tin Mừng ở đây chính là
Chúa Giêsu Kitô- Đấng Cứu thế.
Lm.Đaminh Hương Quất
[1] Nhưng thực tế tiền
hay vật chất chẳng có vạn năng- duy vật tí nào. Bằng chứng Năm Cam kết cục vẫn
không thoát được án … dựa cột (tử hình)
[2] x.Tội Là gì
?-https://www.conggiao.org/glvd-toi/; Tội với Lỗi khác nhau thế nào ?-
http://www.simonhoadalat.com/hochoi/giaoluat/tusachgiaolygp/56ToiVaLoi.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét