Nhật Bản –
Nơi nghề giáo được xã hội trọng vọng và tôn vinh
Hải
Linh •Thứ Hai, 10/09/2018 • trithucvn.net
Người giáo viên Nhật Bản luôn nhận được sự kính trọng của mọi người. (Ảnh: Chris McGrath/Getty Images)
Theo học giả Catherine
Lewis (Đại học Mills, Oakland, California) – người có nhiều năm nghiên cứu về
giáo dục Nhật Bản: “Cả hệ thống giáo dục của Nhật Bản được lập ra để nhấn mạnh
vai trò của những người thầy”. Họ được kỳ vọng sẽ cống hiến cả cuộc đời mình để
thực hiện sứ mệnh dạy dỗ những đứa trẻ trở thành những công dân gương mẫu.
Tại Nhật Bản – đất nước
có tỷ lệ người không biết đọc biết viết gần như bằng 0%, nghề giáo rất được coi
trọng. Việc tuyển chọn giáo viên tại Nhật Bản rất cạnh tranh khi hàng năm chỉ
có khoảng 14% đơn ứng tuyển của các thí sinh được tiếp nhận vào các trường sư
phạm.
Hệ thống giáo dục chú trọng bồi dưỡng giáo viên mới
Phần lớn các giáo viên Nhật
Bản sở hữu ít nhất một bằng cử nhân. Ngoài bằng cử nhân theo chương trình mà
sinh viên theo học, để có được giấy chứng nhận giáo viên, sinh viên phải vượt
qua kỳ thi nghiêm ngặt, đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục – Văn hoá – Thể Thao –
Khoa học và Công nghệ (MEXT) và phải có trong tay nhiều chứng chỉ dạy học.
Trong thời gian theo học
chương trình đào tạo, sinh viên phải tham gia các chương trình cả về môn học và
khoa học giáo dục – sư phạm, được đánh giá bởi một giáo viên có kinh nghiệm, dưới
sự giám sát của hiệu trưởng. Sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp phải thực tập giảng
dạy trong thời gian ít nhất là 3 tuần.
Ở Nhật Bản, mỗi tỉnh
(chính quyền địa phương) có uỷ ban giáo dục riêng. Các giáo viên không được
thuê giảng dạy bởi các trường riêng lẻ mà bởi các tỉnh. Sau thời gian thực tập,
sinh viên mới tốt nghiệp tiếp tục phải vượt qua kỳ thi tuyển gồm nhiều bài kiểm
tra theo quy định của uỷ ban giáo dục địa phương. Các bài kiểm tra này bao gồm
bài kiểm tra năng lực, phỏng vấn hoặc bài luận, kiểm tra kiến thức môn học, kiến
thức sư phạm…
Sau khi vượt qua các bài
kiểm tra, sinh viên mới tốt nghiệp cũng không “tự động” được thuê giảng dạy
ngay ở trường học mà được xếp hạng dựa theo mức điểm thi đạt được. Những thí
sinh có điểm thi cao sẽ được tỉnh thuê giảng dạy tại các trường học, thí sinh chưa
được chọn sẽ tiếp tục dự thi vào năm sau.
Để bắt đầu sự nghiệp giảng
dạy, giáo viên mới phải trải qua thời gian một năm “làm quen” với công việc.
Trong thời gian này, giáo viên mới sẽ được giám sát bởi một giáo viên lâu năm
hơn – có vai trò như một cố vấn. Giáo viên mới và cố vấn của mình sẽ làm việc
cùng nhau, trao đổi các vấn đề về quản lý lớp học, hướng dẫn môn học, lên kế hoạch
và phân tích phương pháp giảng dạy trên lớp.
Việc lựa chọn giáo viên đảm
nhận vai trò cố vấn rất đa dạng, tuỳ theo tiêu chuẩn của từng tỉnh và mỗi trường.
Dựa theo kết quả trong năm đầu tiên, một giáo viên mới có thể được tỉnh thuê giảng
dạy và nhận được tất cả các phúc lợi mà giáo viên được hưởng.
Cứ 3 năm một lần hoặc
trong thời gian đầu của sự nghiệp (sau đó có ít thay đổi hơn), các giáo viên được
điều chuyển tới dạy học ở một ngôi trường khác. Điều này không chỉ giúp học
sinh ở các khu vực khác nhau có thể tiếp cận được với các giáo viên giỏi mà còn
giúp nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên. Các giáo viên trẻ sẽ có cơ hội
thể hiện năng lực của mình trước các giáo viên có kinh nghiệm trong nhiều môi
trường khác nhau, đồng thời được học hỏi và tương tác nhiều với các đồng nghiệp.
Liên tục phát triển chuyên môn
Việc phát triển chuyên
môn giảng dạy liên tục là một yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên Nhật Bản. Các
chương trình phát triển chuyên môn được xây dựng từ cấp trường đến cấp quốc
gia.
Ở cấp địa phương, các uỷ
ban giáo dục sẽ xác định số giờ phát triển chuyên môn hàng năm tối thiểu cho
giáo viên, lên kế hoạch đào tạo và cung cấp các chương trình đào tạo đặc biệt
cho giáo viên. Ở cấp độ quốc gia, MEXT sẽ tổ chức các buổi gặp mặt, trao đổi kiến
thức, phương pháp, kỹ năng cho các giáo viên chủ nhiệm và người giữ vai trò quản
lý trường học.
Từ năm 2009, các giáo
viên Nhật Bản có thêm yêu cầu phải cập nhật các kỹ năng và thực tiễn giảng dạy
của mình cứ 10 năm một lần nhằm làm mới các chứng chỉ giảng dạy của họ. Điều
này bao gồm việc tham gia ít nhất 30 giờ thuộc chương trình phát triển chuyên
môn chính thức.
Cùng với các chương trình
theo quy định, giáo viên Nhật Bản cũng học hỏi phương pháp và kinh nghiệm giảng
dạy từ đồng nghiệp thông qua các buổi gặp mặt gồm nhiều giáo viên có kinh nghiệm
để trao đổi về các yêu cầu dạy học, nghiên cứu và sáng tạo cách thức giảng dạy.
Từ buổi gặp mặt trao đổi, một giáo viên trong nhóm sẽ thực hiện bài giảng này
trên lớp, với sự tham gia dự giảng của các giáo viên còn lại. Sau tiết giảng,
nhóm sẽ tiếp tục thảo luận, phản hồi và đưa ra những điều chỉnh để hoàn thiện bài
giảng hơn. Các chương trình này giúp cải thiện một cách hiệu quả phương pháp học
tập cho cả giáo viên và học sinh.
Phát triển và bồi dưỡng các lãnh đạo trường học
Ở cấp độ quốc gia, MEXT
xây dựng chương trình đào tạo về việc quản lý, điều hành trường học hiệu quả và
đưa xuống các uỷ ban giáo dục địa phương, trường học và các viện đào tạo công lập.
Chương trình là những nguyên tắc cho các lãnh đạo từ “cấp trung” như hiệu phó
và các giáo viên hàng đầu.
Tại cấp tỉnh, các điều kiện,
tiêu chuẩn để trở thành một lãnh đạo trường học được đưa ra cụ thể tuỳ theo mỗi
địa phương, đa số đều có yêu cầu cả về độ tuổi và kinh nghiệm giảng dạy. Các tỉnh
cũng chịu trách nhiệm phát triển, bồi dưỡng và khuyến khích các lãnh đạo tài
năng.
Hệ thống điều chuyển nhân
sự ngành sư phạm của Nhật Bản cũng là một phần trong chương trình phát triển và
bồi dưỡng lãnh đạo trường học.
Không chỉ được điều chuyển
đến trường học mới giảng dạy, các giáo viên dạy tốt và có nhiều năm kinh nghiệm
có thể được điều chuyển làm công việc quản lý trường học, bao gồm cả làm việc
trong uỷ ban giáo dục địa phương với kỳ vọng sẽ đóng góp những kinh nghiệm quý
báu của mình vào kế hoạch giáo dục chung của tỉnh. Sau một vài năm đảm nhiệm vị
trí quản lý này, giáo viên sẽ được điều chuyển về giữ các vị trí lãnh đạo trong
trường học.
Việc điều chuyển nhân sự
giúp các giáo viên có thêm những kinh nghiệm trong quản lý công, quản lý trường
học, từ đó có được tầm nhìn và xây dựng các chính sách giáo dục phù hợp.
Nghề giáo có truyền thống
được trả lương cao
Sau Chiến tranh Thế giới
II, lo lắng về việc thiếu hụt giáo viên, Thủ tướng Nhật đã đưa ra chính sách trả
lương cho giáo viên cao hơn 30% so với các công chức khác. Mặc dù khoảng cách về
lương đã giảm nhiều trong hàng chục năm qua nhưng lương của giáo viên Nhật Bản
vẫn ở mức cao trong giới công chức. Những giáo viên làm việc nhiều năm và ở vị
trí chuyên môn cao có thu nhập đứng vào hàng “top” trong xã hội.
Theo khảo sát của Bộ Y tế
– Lao động và Phúc lợi Nhật Bản về mức thu nhập của các ngành nghề được công bố
năm 2014, trong top 20 ngành nghề có mức thu nhập cao nhất, có 4 vị trí giảng dạy
của giáo viên là: giáo sư đại học, phó giáo sư đại học, giảng viên đại học và
giáo viên trung học.
Tiền lương của giáo viên
Nhật Bản so với các ngành nghề khác năm 2014.
Theo OECD, mức lương
trung bình của một giáo viên THCS 15 năm giảng dạy tại Nhật Bản là 49.408
USD/năm – cao hơn mức trung bình của OECD là 41.701 USD.
Tỷ lệ lương của giáo viên
THCS so với GDP/người (năm 2015). (Nguồn: OECD Education at a Glance 2017)
Sự thành công trong việc
đầu tư xây dựng, bồi dưỡng và đãi ngộ đối với giáo viên là một trong những
nguyên nhân then chốt khiến Nhật Bản trở thành một trong những nền giáo dục
tiên tiến hàng đầu thế giới.
Với truyền thống tôn sư
trọng đạo, việc trở thành giáo viên còn được người Nhật xem là cách để gia tăng
vị thế xã hội cho bản thân và gia đình. Người Nhật quan niệm rằng thầy cô là những
người hy sinh rất nhiều cho xã hội, là người không chỉ truyền đạt kiến thức mà
còn giúp định hình nhân cách cho học trò, do vậy ở mọi thời điểm và trong mọi
hoàn cảnh, người giáo viên Nhật Bản luôn nhận được sự kính trọng và biết ơn của
xã hội.
Hải Linh (T/h – Nguồn
tham khảo: ncee.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét