8 điểm nổi bật ở một người thông minh
Thứ sáu, 2/10/2020-vnexpress.net
Ảnh
minh họa: Barr Beacon School.
Sự thông minh không chỉ
biểu hiện bằng những kiến thức chúng ta có mà còn là khả năng điều tiết, quản
lý cảm xúc và thiết lập mối quan hệ phù hợp.
Khả năng
thích ứng tốt
Thông minh hay thiên tài
không được định nghĩa bằng khả năng tích lũy thông tin hay ghi nhớ mà là khả
năng thích nghi tốt với những thay đổi dựa trên những thông tin có sẵn. Để có
được điều đó đòi hỏi nhiều kỹ năng: nhận thức, học tập, ghi nhớ và giải quyết vấn
đề.
Tò mò
Tò mò không chỉ thể hiện
sự thông minh mà còn là chìa khóa của thành công. Theo một bài báo của Harvard
Review, CQ - chỉ số tò mò, cùng với EQ và IQ thể hiện khả năng xử lý lượng
thông tin khổng lồ và phức tạp của bạn.
Các nhà tuyển dụng thường
chọn ứng viên có vẻ tò mò và tận tâm vì tin họ có nhiều tiềm năng hơn. Nhiều
người cũng cho rằng những người bẩm sinh tò mò tìm kiếm câu trả lời, học hỏi
nhiều hơn nên tích lũy nhiều kiến thức hơn so với những người chỉ dựa vào trí
thông minh bẩm sinh.
Ý thức được
mình không biết mọi thứ
Nhiều người nói người
thông minh thường quá tự tin, nhưng người thực sự thông minh lại luôn ý thức
mình không phải đã biết hết mọi thứ. Họ luôn biết đâu là điểm mạnh, đâu là điểm
yếu của mình và muốn học hỏi thêm.
Ham học
Sự linh hoạt thần kinh thể
hiện mối tương quan giữa học tập và trí thông minh. Khi học điều gì mới, não sẽ
tạo ra các đường điện hóa để truy cập thông tin đó. Bạn càng tạo ra nhiều con
đường, thì não bộ càng trở nên linh hoạt hơn, đầu óc càng thông minh hơn.
'Biết' nhàm chán
Ví dụ, trong công việc,
người thông minh tìm ra cách hiệu quả hơn để có kết quả tốt, nhưng lại bị dập
khuôn theo cách cũ khiến họ chán hoặc thất vọng.
Sự buồn chán nảy sinh vì
người thông minh rất hào hứng với công việc mới lạ nhưng lại đối mặt với trục
trặc khiến họ không thể bắt đầu. Ví dụ, bạn đang hào hứng khởi hành để bay tới
Bali hoặc Paris, nhưng lại phải chờ đợi vì chuyến bay trì hoãn.
Buồn chán là cảm giác khó
chịu, nhưng nó lại cần thiết có sự sáng tạo và hữu ích với những người thông
minh. Nó kích thích sự thay đổi cuộc bản thân.
Vẽ linh tinh
Bạn ngồi trong cuộc họp
và chán nản vì những thông tin được nghe đều là những thứ đã biết rồi. Ban đầu,
bạn chăm chú ghi chép, nhưng rồi ngồi vẻ nguệch ngoạc lúc nào không hay. Xấu hổ,
bạn vội giấu chúng đi và hy vọng không ai nhìn thấy. Nhưng đừng lo lắng. Một
nghiên cứu được thực hiện bởi Jackie Andrade tại đại học Plymouth ở Anh về khả
năng ghi nhớ trong một cuộc điện thoại cho thấy những người vừa nghe vừa vẽ nguệch
ngoạc lại nhớ được nhiều hơn 29% so với những người không vẽ gì.
Vẽ nguệch ngoạc là cách
não cố tập trung và xử lý. Các nhà khoa học đã xem xét bộ não của những người
thích vẽ linh tinh và thấy hoạt động ở vỏ não trước trán. Vùng não này liên
quan đến tư duy, phân tích, trí nhớ, giải quyết vấn đề và logic.
Tự nhận thức
và điều tiết cảm xúc
Khi định nghĩa trí thông
minh, chúng ta nghĩ đó là trí tuệ dựa trên kiến thức. Tuy nhiên, trí thông minh
bao hàm nhiều mặt, gồm cả trí tuệ cảm xúc - EQ. Những người có EQ cao thường tự
nhận thức tốt và sống nội tâm. Họ ý thức rõ ràng về cảm xúc, nhu cầu, mong muốn
của mình. Do đó, những người này có khả năng thiết lập mối quan hệ có ý nghĩa
và đạt được mục tiêu của mình.
Cởi mở
Tính cách cởi mở là dấu
hiệu của khả năng thích ứng, linh hoạt trong nhận thức. Nó giúp bạn luôn tò mò
và sẵn sàng học hỏi.
Chỉ vì bạn chưa chứng
minh được Định lý cuối cùng của Fermat hoặc chưa đóng góp xuất sắc cho khoa học
hoặc nghệ thuật, không có nghĩa bạn không thông minh.
Hãy nhớ, thông minh không
thể đo lường dễ dàng và không phải là thứ bất di bất dịch. Vì vậy, hãy không ngừng
học hỏi và gây bất ngờ cho chính mình.
Nhật Minh (Theo psych2go)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét