Oct 25, 2020 – Chúa nhật 30 thường niên năm A
Luật mến Chúa yêu người
https://canhdongtruyengiao.net/loi-chua/chua-nhat-30-thuong-nien-a-thanh-vinh-dap-ca.html
Các Bạn thân mến,
Từ ngày tổ phụ Adong và
Eva không vâng lời Thiên Chúa, bị đuổi ra khỏi địa đàng, sống vất vả khổ sở,
còn phải chiến đấu với nhau, với mọi sự, mọi thứ vô hình, hữu hình chung quanh
như ma qủi, các loài động vật, thực vật, thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, địa
hình…nên con người đã ý thức được rằng mình cần có Thiên Chúa, cần sống đoàn kết,
yêu thương và qui tụ với nhau. Vì thế sự kính thờ Thiên Chúa, và thương yêu
giúp đỡ bao bọc nhau là chuyện đương nhiên phải có. Tuy nhiên mức độ và sự hiểu
biết còn qúa non nớt, sơ sài, vụng về, chưa đúng, chưa đủ, chưa xứng…Vì thế
Thiên Chúa đã truyền dạy cách thờ phượng Ngài, cách cư xử với nhau qua tiếng
nói của các ngôn sứ, các tiên tri, các tổ phụ, các nhà lãnh đạo dân chúng. Được
ghi lại qua Luật Mose, Mười Điều Răn, sách Tiên Tri, sách Xuất Hành, sách Sáng
Thế Ký, sách Levi…để dân chúng truyền nhau tuân giữ, thực hành.
Cùng với thời gian qua
đi, luật lệ đã trở nên qúa nhiều, qúa rắc rối, qúa tỉ mỉ…bao bọc, cột trói con
người. Hiển nhiên ai cũng mong muốn chỉ phải giữ những luật pháp quan trọng, cần
thiết…Nên khi Đức Giesu, Đấng Thiên Sai từ trời đến rao giảng luật mới, đạo mới
của Ngài, người Do Thái như được cởi trói, thoát khỏi gông cùm…họ lũ lượt đi
theo để được nghe Lời Ngài. Còn những đạo sĩ, biệt phái thì luôn muốn thử thách
Ngài, nhưng trong thâm họ chắc cũng muốn được tìm hiểu về Ngài, về luật lệ Ngài
truyền dạy?
Tin Mừng ngắn gọn của
Thánh Mattheu chúa nhật tuần này thuật lại rằng: "khi nghe tin Đức
Giesu đã làm nhóm Sadoc phải câm miệng, thì những người Phariseu họp nhau lại.
Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giesu để thử Ngài rằng:"Thưa
Thầy, trong sách luật Mose, điều răn nào là điều răn lớn nhất?"
Đức Giesu đáp: "Người
phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí
khôn ngươi… Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là ngươi phải yêu người
thân cận như chính mình…"
Đây là một câu hỏi thực tế,
nhưng cũng là câu hỏi mà các giáo sĩ Do Thái như giáng thêm một đòn tấn công mới
nữa vào Đức Giesu. Nhân dịp này Ngài đã đưa ra một định nghĩa đầy đủ về tín ngưỡng
của Ngài. Thật ra những điều Ngài đưa ra không mới mẻ gì, con người thế gian
cũng biết tôn kính Tạo Hóa, cùng biết giúp đỡ tương trợ nhau. Nhưng điểm đặc biệt
nơi giáo huấn của Ngài là cả Mười Điều Răn Ngài đã đặt trên hai nguyên tắc lớn,
rồi lại sát nhập hai điều răn ấy thành một, nâng lên thành luật ngang hàng với
nhau. Và không cho phép các tín hữu tùy thích, tùy chọn, mà phải tuân giữ cả
hai điều răn ấy.
1. Đức tin hệ tại ở sự kính yêu Thiên Chúa:
- Điều răn thứ nhất Đức Giesu nói phải Tôn
Kính Thiên Chúa, với nghĩa tôn kính tất cả những gì về Thiên Chúa, dù thấy hay
không, hiểu được hay mù tịt, cả về bản tính Thiên Chúa, Danh của Chúa, thời
gian của Chúa, những yêu cầu của Chúa, những việc làm của Chúa…
- Phải tôn kính như sự dâng hiến cho Thiên
Chúa một tình yêu trọn vẹn, cả tâm trí, linh hồn, trái tim, tâm lòng, như một
tình yêu chế ngự lý trí, cảm xúc và thân xác của con người.
- Nếu chúng ta đã biết tin Đức Giesu là Thiên
Chúa trời đất, đã tạo dựng nên mọi loài mọi vật thì cũng dễ dàng chấp nhận yêu
mến kính thờ Ngài trên hết mọi sự, vì đó là điều dễ hiểu, phải lẽ, và hợp lý
...
- Điều
răn Tôn Kính Thiên Chúa này, bao gồm tôn kính việc làm của Thiên Chúa.
- Trong đó gần gũi, liên hệ và quan trọng cần
thiết nhất mà Đức Giesu đã ban cho chúng ta đấy là ông bà, cha me, anh em, con
cái, bạn bè, …
- Nghĩa là chúng ta phải tôn kính sự sống của
con người, của cải của con người, phẩm cách và danh dự của con người, cũng như
tôn trọng chính mình.
- Tuy nhiên vì cuộc sống có muôn vàn khó khăn,
rắc rối cũng như muôn vàn cạm bẫy của mọi thế lực thù hận với Thiên Chúa, với
con người… Đã khiến chúng ta phải chiến đấu không ngừng, nên mỏi mệt, dễ buông
lơi, chán nản, muốn thoải mái, an ủi…Dẫn đến tình trạng thờ ơ, coi thường hay
lãng quên bổn phận với Thiên Chúa.
- Mà quay đi tìm kiếm các thần tượng khác, cụ
thể, gần giũ làm cho mình tự thỏa mãn, như bùa ngải, bói toán theo mê tín dị
đoan, công danh sự nghiệp, tiền bạc của cải, sắc dục, và những sở thích ham muốn
khác của tinh thần, tình cảm, thể xác…
- Để giảm, tránh được những cám dỗ đó, chúng
ta phải duy trì liên tục sự tôn kính Thiên Chúa, luôn nhớ lại thân phận mình với
tất cả những gì chúng ta đã được cùng với thời gian… bởi lòng tin bắt đầu bằng
tình yêu, phó thác hoàn toàn đời sống mình cho Thiên Chúa.
- Bên cạnh đó chúng ta còn phải luôn tỉnh thức
cầu nguyện, học tập, rèn luyện, dề cao cảnh giác, tránh nhưng cạm bẫy…Tuyệt đối
không được coi thường những cám dỗ, những nguy cơ, mà nên luôn nghĩ đến hậu quả
của việc kính yêu hoặc coi thường Thiên Chúa.
2. Điều răn thứ hai:
- “Yêu người thân cận như chính mình.”
- Với nghĩa không giới hạn, Đức Giesu nói rõ
yêu người thân cận như người ấy là chính mình, nghĩa là chúng ta không đồng hóa
một ai.
- Điều này diễn tả một sự hiệp thông giữa hai
hữu thể, giữa hai cuộc sống khác nhau để nên một, như anh em cùng nhà
- Tình yêu thương của chúng ta đối với Thiên
Chúa phải được phát huy trong tình yêu thương đối với con người.
- Bình thường ai yêu mình, cũng muốn mọi sự tốt
đẹp cho mình bằng cách trau dồi, rèn luyện để có thể tiến tới đời sống thánh
thiện đạo đức, có tinh thần mạnh mẽ, ngay thẳng, trách nhiệm, có kiến thức sâu
rộng, có tâm hồn cao thượng cởi mở, có tấm lòng nhân hậu, có tình cảm chan hòa,
có thân xác khỏe mạnh… và sau cùng được hạnh phúc trên Nước Trời.
- Vì thế gần như chúng ta không thấy ai ghét bỏ,
khinh khi chính bản thân mình, nên chúng ta cũng không thể ghét bỏ khinh khi
người thân cận và phải mong muốn họ có đời sống tinh thần và thể xác tốt đẹp
lành mạnh như chính chúng ta.
- Mặt khác, khi chúng ta chân thành yêu mến ai
thì thường cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm thân tình tự nhiên như vậy.
- Điều răn này cần thiết cho sự an bình, hòa
thuận, no ấm của gia đình, khu xóm, làng nước, xã hội, Giáo hội và cả thế giới,
nên Đức Giesu đã đưa lên ngang hàng với điều răn thứ nhất.
- Ngài đặt con người vào đúng vị trí và tước
hiệu Ngài dựng nên từ ban đầu, là hình ảnh Thiên Chúa và là con Thiên Chúa.
- Nên nguyên tắc, những điều răn này có gía trị
đời đời mà chúng ta phải theo, phải tôn giữ mãi mãi.
- Tình yêu thương của chúng ta đối với Thiên
Chúa phải được phát huy trong tình yêu thương đối với con người.
- Đây là một thách đố lớn nhất mà con người mọi
thời đại, mọi tầng lớp phải vượt qua.
- Vì yêu thương những người có quan hệ tốt, rộng
lượng nhân ái… thì dễ dàng, nhưng thật khó có thể nhìn thấy Chúa nơi người khác
để mà yêu thương khi họ đáng ghét và ghê tởm?!
- Nhưng đó lại là cách duy nhất để người ta
có thể chứng minh lòng kính yêu Thiên Chúa.
- Tuy nhiên cần phải lưu ý về thứ tự của sự
yêu thường này: yêu mến Thiên Chúa, chính mình rồi mới đến người khác.
- Chỉ khi nào chúng ta yêu mến Thiên Chúa,
chúng ta mới thấy có thể yêu mến người khác, vì lúc đó con người mới trở nên
đáng yêu.
- Bởi con người được tạo nên giống hình ảnh
Thiên Chúa, vì thế yêu Chúa là yêu người và yêu người cũng là yêu Chúa vậy.
- Nhưng suy cho cùng, nếu không có tình yêu của
Thiên Chúa, chúng ta chẳng thể hòa hợp cảm thông nhau, chẳng có bình an, khó
giao hòa với nhau, và xã hội có thể bi quan vì không hoán cải được con người tội
lỗi.
- Nên tình yêu thương con người phải đặt trên
nền tảng vững chắc trên tình yêu của Thiên Chúa mới khả thi và tồn tại.
- Yêu mến Thiên Chúa và yêu thương mọi người
tuy là một lý tưởng, nhưng không do tình cảm mơ hồ, mà bằng sự dấn thân trọn vẹn
trong tinh thần tận hiến với Thiên Chúa và nhiệt thành phục vụ người khác.
- Một khía cạnh quan trọng khác nữa là dụ
ngôn của Đức Giêsu còn cho thấy tình yêu Ngài dành cho chúng ta có thể thay đổi
chúng ta và ban cho chúng ta sức mạnh để trở nên người giầu yêu thương như Ngài
vẫn thấy nơi tiềm năng của chúng ta.
- Lưu ý rằng tình yêu nằm nơi trọng tâm lời dạy
và cuộc đời Đức Giêsu. Và trong tất cả hành vi của Ngài, không hành vi nào biểu
lộ tình yêu rõ rệt hơn việc Ngài bị đóng đinh trên thập tự.
- Phải mừng vì Ngài đã ban cho chúng ta dấu
chỉ vĩ đại ấy, chúng ta cần biết rằng mình đáng yêu vì nếu không thấy mình đáng
yêu, chúng ta không thể yêu mến kẻ khác được.
- Bên cạnh dấu hiệu của tình yêu, việc chịu
đóng đinh cũng là lời mời gọi mọi người đến với tình yêu.
- Đức Giêsu đã mời gọi chúng ta như thế, chứng
tỏ Ngài nghĩ rằng tình yêu của chúng ta là quí giá.
- Ngài dạy chúng ta rằng chúng ta có thể giúp
đỡ kẻ khác bằng tình yêu của mình giống như Ngài đã dùng tình yêu của Ngài để
giúp đỡ chúng ta.
- Đúng vậy, kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng
lòng tự trọng của tuổi trẻ sẽ tiến bộ rất nhiều khi họ khám phá ra tình yêu của
họ là đáng giá.
- Chúng ta có thể thấy đựơc sự đổi thay sâu xa
khi một bạn trẻ dấn thân vào một chương trình phụng sự như: dạy kèm thêm cho
các lớp nhỏ hơn, đọc sách cho người mù nghe, hoặc thăm viếng người già cả neo
đơn… Thường đây là cơ hội để họ khám phá ra mình có giá trị, mình có khả năng
giúp đỡ tha nhân.
- Ngoài dấu chỉ tình yêu như lời mời gọi đến với
tình yêu, thập giá Đức Giêsu còn là sự mặc khải cho chúng ta về tình yêu rằng
tình yêu thương kéo theo đau khổ.
- Điều ấy cũng chống lại sự dối trá đang liên
tục xẩy ra hằng ngày cho rằng người ta có thể gíup kẻ khác mà mình chẳng phải mất
mát gì hết. Nhưng Đức Giesu cho chúng ta thấy yêu thương và giúp đỡ kẻ khác bao
giờ cũng kéo theo đau khổ cho chính mình.
- Thât thế, không đau khổ sao được khi phải nhẫn
nại với người thân yêu phản bội mình. Không đau khổ sao được khi phải thứ tha
cho đứa con hoang đàng và phải đón nó trở về nhà. Không đau sao được khi phải
khiêm tốn nhìn nhận giống cậu con trai hoang đàng rằng mình đã sai lầm…
- Ðiều này dẫn chúng ta tới chủ điểm sau cùng
là: chúng ta nên vui mừng khi cảm thấy đau khổ vì đã dấn thân vào tình yêu.
Chúng ta nên vui mừng khi phải đau khổ với cùng một người về cùng một việc hết
ngày này qua ngày nọ. Chúng ta nên vui mừng khi cảm thấy đau khổ vì bị mất đi một
cơ hội để hãnh diện, hoặc mất đi một vinh dự hay một dịp thăng quan tiến chức...
3. Tuy hai
nhưng là một:
- Luật mến Chúa yêu người mà Đức Giêsu nêu lên
trong Tin Mừng hôm nay là luật quan trọng duy nhất làm cho các cá nhân trong
gia đình nhân loại có thể nối kết lại với nhau.
- Cả hai vế mến Chúa - yêu người chỉ là một
hành động của đức bác ái trong Đạo Bác Ái Đức Kitô.
- Hai điều răn này cần thiết bảo đảm cho trật
tự, bình an và hòa bình trên trời dưới đất mà Thiên Chúa đã thiết lập, vì thế Đức
Giesu đã nâng lên ngang hàng với nhau, hòa quyện vào nhau thành một.
- Vì là một hành động duy nhất, nên trước hết
các tác động phản ảnh việc tôn thờ Chúa luôn liên hệ tới việc yêu tha nhân.
- Thí dụ việc tôn thờ Chúa trong thánh đường là
việc tôn thờ rất hiển nhiên của mọi Kitô hữu. Vào đó, ai cũng nghiêm trang kính
cẩn, giục lòng tôn thờ yêu mến Chúa. Mỗi người đều hướng nhìn lên cung thánh và
bàn thờ, và hình như không ai để ý đến người bên cạnh! Quan sát thế, người ta
tưởng việc tôn thờ Chúa không có chút gì liên hệ đến việc yêu tha nhân, bởi ai
cũng lo thờ Chúa hết lòng.
- Thực ra sự liên hệ của tình yêu Chúa và tha
nhân không hệ tại thái độ hay tư thế của việc thờ phượng, nhưng nằm trong việc
diễn tả, tức hành động của việc thờ phượng.
- Khi một Kitô hữu đến tham dự Thánh Lễ, là người
đó tham dự trực tiếp vào việc cứu chuộc nhân loại của Đức Kitô. Việc tham dự
này có tính cách cứu chuộc chỉ nhờ sống mầu nhiệm cứu chuộc với Đức Kitô, chứ
hành động tôn thờ cá nhân mà thôi sẽ không đem lại hiệu qủa ơn cứu chuộc.
- Nhưng điểm quan trọng hơn vẫn là sống mầu
nhiệm cứu chuộc của Thánh Lễ sau khi ra khỏi thánh đường, nghĩa là cuộc đời người
Kitô hữu trở nên một Thánh Lễ nối dài trong cuộc sống để diễn tả tình yêu Chúa
và tha nhân.
- Thứ đến, một hành động bác ái cá nhân nào
dù âm thầm hay công khai cũng đều diễn tả sự thờ phượng và yêu mến Thiên Chúa.
- Đức Giêsu dạy mỗi người chúng ta là chi thể
của Ngài. Như thế khi giúp đỡ tha nhân tức là giúp đỡ chính thân thể của Ngài.
Việc giúp đỡ này rất hiển nhiên và quan trọng nói nên việc thờ phượng Chúa hết
lòng.
- Nên chúng ta không thể tách rời Thiên Chúa
ra khỏi tha nhân hoặc ngược lại.
- Luật Chúa tóm tắt trong việc mến Chúa yêu
người. Luật này biến nhân loại thành một gia đình tình yêu lý tưởng trong Thiên
Chúa.
- Mà có thể nói gia đình là nơi lý tưởng nhất
của cuộc sống, vì từ nơi đó sự sống con người bắt đầu hiện hữu, và cũng từ nơi
đó cuộc đời nhân loại từng bước hình thành những giai đoạn cuộc đời, để tỏa ra
muôn hướng cuộc sống làm nên những xã hội khác nhau của con người, và sự duy nhất
trong bản tính con người của toàn thể nhân loại.
- Gia đình lý tưởng chỉ hiện hữu nhờ vào tình
yêu phản ảnh gia đình Thiên Chúa Ba Ngôi; ngược lại, thiếu vắng điều đó, gia
đình lập tức tan rã để nhường chỗ cho những ốc đảo cô đơn.
Lạy Chúa,
thế giới hôm nay càng ngày càng tự mãn tự hào với bộ óc mà Ngài đã ban cho, với
cặp mắt Ngài đã mở cho sáng, với trái tim Ngài đã sưởi ấm… Nhưng con người vẫn
muốn làm theo ý riêng, tinh thần vẫn cứng cỏi, hẹp hòi, mắt vẫn muốn nhìn những
điều ưa thích, trái tim vẫn muốn chọn lựa, lòng trí vẫn bị cái lạnh lẽo đe dọa…
Xin cho
chúng con ngọn lửa nhiệt thành trong trái tim Chúa, để chúng con hết lòng kính
yêu phụng sự Ngài và anh em. Cùng biết vượt qua kiêu căng, ích kỷ, hận thù đố kỵ,
thất bại đắng cay, bất hạnh tủi khổ, và những thách đố của nền văn minh thời đại,
văn minh của sự chết, để chúng con luôn giữ vững hai điều Chúa dạy hầu qua đó,
chúng con tìm đựơc ý nghĩa của cuộc sống mình. Amen. (mượn ý)
Than men,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét