ĐỨC MẸ THÚC GIỤC TÔI NHẮC NHỚ SỨ ĐIỆP SÁM HỐI
Thứ tư - 07/10/2020-ĐGM GB Bùi Tuần
1.
Thời sự xã hội hiện nay đặt
nặng trách nhiệm cảnh báo những hiểm họa sắp tới.
Thời sự Giáo Hội hiện nay
cũng phải thế. Những con cái Giáo Hội thấy có những hiểm họa sắp tới cho Giáo Hội
thì không thể dửng dưng.
2.
Đức Mẹ đang cho tôi thấy
Giáo Hội sắp đi vào một thời kì có nhiều hiểm họa khủng khiếp. Tôi sợ, không muốn
nhìn, và nhất là không muốn nói ra. Nhưng Đức Mẹ thúc giục tôi hãy coi sự la
lên là một trách nhiệm.
3.
Hiểm họa khủng khiếp thứ
nhất là tái diễn cuộc tử nạn của Chúa Giêsu.
Xưa, trên núi Sọ Chúa
Giêsu đã đổ máu ra lai láng, toàn thân đầy máu. Còn Đức Mẹ thì khóc, nước mắt
tuôn tràn.
Máu và nước mắt đó đã làm
rung chuyển cả đất trời.
4.
Nay, cảnh đau buồn đó sắp
tái diễn một cách nào đó trong thế giới hôm nay.
- Sẽ có nhiều cảnh máu đổ.
- Sẽ có nhiều cảnh nước mắt
tuôn tràn.
Cảnh đau buồn đó sẽ có thể
nhẹ bớt đi và rút vắn lại thời gian, nếu nhân loại sám hối, trở về với Chúa, và
thực hiện những gì Đức Mẹ dạy.
5.
Nhiều người đã thấy và đã
nói lên. Tôi cũng được Đức Mẹ thúc giục: Hãy coi cảnh báo về hiểm họa khủng khiếp
đó là một trách nhiệm.
6.
Hiểm họa khủng khiếp thứ
hai là cảnh hỏa ngục đã được Đức Mẹ cho 3 trẻ thấy ở Fatima.
Ngày 13 tháng 10 năm 1917
Đức Mẹ cho 3 trẻ thấy cảnh hỏa ngục kinh hoàng.
“ Hỏa ngục như một biển lửa.
Nhào lộn trong biển lửa đó là ma quỷ và các linh hồn tội lỗi, trông giống các cục
than hồng, đen đủi, xấu xí, những thân hình bị treo lơ lửng bị lửa thiêu đốt,
kêu la trong đau đớn tuyệt vọng”.
Cảnh hỏa ngục đó khiến 3
em kinh hoàng, đến run rẩy, khiếp sợ, không nói lên lời, đã ngước mắt nhìn về Đức
Mẹ, van nài để xin an ủi.
7.
Cảnh hỏa ngục hãi hùng được
Đức Mẹ cho thấy ở Fatima nay đang tới. Mỗi ngày có nhiều người bị ném vào biển
lửa hãi hùng đó.
Vấn đề đặt ra cho tôi và
cho chúng ta là phải hết sức tránh hỏa ngục. Thế thì phải làm gì?
Thưa phải thực hiện những
gì Đức Mẹ đã dạy xưa nay, đó là sám hối, lần chuỗi mân côi, tôn sùng Trái tim Đức
Mẹ, hy sinh và hoán cải đời sống.
8.
Riêng về sám hối, chúng
ta nên thực hiện thường xuyên một cách nghiêm túc.
Lịch sử cứu độ cho thấy:
Khi hiểm họa tới, thì chỉ ai sám hối mới được Chúa cứu.
Như vậy, thời điểm sám hối
đã tới rồi. Hãy sám hối ngay, kẻo sẽ quá muộn.
9.
Sám hối không là chuyện dễ.
Riêng tôi, tôi vẫn cầu xin cho tôi và những người thuộc về tôi được ơn sám hối.
10.
Sám hối là một ơn Chúa
ban. Điều quan trọng là Chúa ban, nhưng con người có tự do nhận hay không nhận
ơn Chúa ban. Từ chối ơn sám hối là chuyện có thực. Chuyện đó vẫn xảy ra. Khủng
khiếp lắm. Nên tôi luôn nhìn vào Đức Mẹ, xin Mẹ thương giúp tôi biết đón nhận
ơn sám hối.
11.
Lúc này hơn bao giờ hết,
tôi coi việc cầu xin ơn sám hối như là một thứ lương thực hết sức cần cho tôi.
Chính Đức Mẹ dạy tôi như thế, Mẹ dạy tôi cũng hãy nhắc nhở cho mọi người điều
đó.
Sám hối đang trở thành
hơi thở của tôi.
12.
Tôi xin mượn Thánh vịnh
51 (50) để nói lên tâm tình sám hối của tôi.
“Lạy Thiên Chúa,
xin lấy lòng nhân hậu xót
thương con,
mở lượng hải hà xoá tội
con đã phạm.
Xin rửa con sạch hết lỗi
lầm tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy.
Vâng, con biết tội mình
đã phạm,
lỗi lầm cứ ám ảnh ngày
đêm.
Con đắc tội với Chúa, với
một mình Chúa,
dám làm điều dữ trái mắt
Ngài.
Như vậy, Ngài thật công
bình khi tuyên án, liêm chính khi xét xử.
Ngài thấy cho: Lúc chào đời
con đã vương lầm lỗi,
đã mang tội khi mẹ mới
hoài thai...”
Long Xuyên, ngày
7.10.2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét