Hai Thông Điệp Giáo Hoàng –
Một Dấu Chỉ Thời Đại
Wed, 07/10/2020 - Cao Tấn Tĩnh
Kính thức quí độc giả
thân yêu,
Trong giáo triều mới 7
năm rưỡi của mình, ĐTC Phanxicô đã ban hành 3 Thông Điệp (Encyclical), một văn
kiện mang tính chất thẩm quyền giáo huấn nhất trong các văn kiện ngài ban hành,
so với Tông Thư (Apostolic Letter) hay Tông Huấn (Apostolic Exhortation). Tuy
nhiên và thật ra, ngài mới chỉ ban hành 2 Thông Điệp chính yếu của ngài thôi:
Thông Điệp Chúc Tụng Chúa - Laudato Si'
ngày 24/5/2015 và Thông Điệp Tất Cả Là Anh Em - Fratelli Tutti ngày 4/10/2020,
còn Thông Điệp Ánh Sáng Đức Tin - Lumen Fidei, ban hành ngày 29/6/2013, bắt nguồn
từ ĐTC Biển Đức XVI, vị giáo hoàng tự hồi hưu vào ngày 28/2/2013, và đã viết phần
lớn bức thông điệp này cho Năm Đức Tin 2012-2013, vị giáo hoàng thừa kế ngài cố
gắng hoàn tất để ban hành trong Năm Đức Tin thôi.
Nếu theo dõi chúng ta thấy,
ngay trước khi ban hành Thông Điệp chính yếu thứ hai của mình là Fratelli Tutti
- Tất Cả Là Anh Em ngày 4/10/2020, trong mùa đại dịch covid-19 toàn cầu chưa từng
có này, vị giáo hoàng đương kim Phanxicô của chúng ta đã trổ lên một dạo khúc
là một loạt 9 bài Giáo Lý Chữa Lành Xã Hội Mùa Đại Dịch Covid-19, mới chấm dứt
hôm Thứ Tư 30/9/2020, cách đây mới 4 ngày, kéo dài chín tuần lễ liền, từ mùng
5/8/2020. Nếu mục đích của bức Thông Điệp Tất Cả Là Anh Em Fratelli Tutti này
được ngài ban hành là để giúp cho thế giới loài người được nên tốt hơn, liên kết
với nhau hơn và hòa bình hơn, bằng tình nghĩa huynh đệ loài người trong xã hội,
thì nội dung của bức thông điệp đã được giới thiệu và phản ảnh nơi loạt 9 bài
Giáo Lý Chữa Lành của ngài trước đó.
Bởi thế, trước khi đi sâu
vào bức Tân Thông Điệp Tất Cả Là Anh Em Fratelli Tutti rất hợp thời và vô cùng
khẩn trương này, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại những tư tưởng và chiều hướng
chính yếu, tóm gọn trong 7 điểm nổi bật, trong loạt 9 bài Giáo Lý Chữa Lành Xã
Hội này:
1- Thế giới loài người
đang trải qua một đại dịch covid-19 toàn cầu chưa từng thấy, và không biết sẽ
kéo dài tới bao giờ, thứ đại dịch kinh khủng, chẳng những sát hại nhân mạng mà
còn gây khủng hoảng trầm trọng về vật chất nữa.
2- Thế giới loài người
không phải chỉ bị tấn công khủng bố bởi đại dịch covid-19, mà còn bởi các thứ
vi khuẩn về xã hội nguy hiểm hơn thế nữa, những thứ vi khuẩn xã hội càng làm lộ
rõ chân tướng hơn bao giờ hết bởi đại dịch covid.
3- Các thứ dịch bệnh xã hội
nguy hiểm đến chung vận mệnh của thế giới loài người càng hiện lộ chân tướng của
mình hơn bao giờ hết trong mùa đại dịch covid-19 này được nhắc đến là bất công,
bất bình đẳng và lãnh đạm toàn cầu.
4- Thế giới loài người muốn
thoát khỏi đại dịch covid-19 toàn cầu hiện nay thì trước hết và trên hết họ cần
phải thoát được 3 thứ dịch bệnh chính yếu nguy tử còn hơn đại dịch covid-19
này, bằng không, họ sẽ không còn hy vọng nữa.
5- Bởi vì, cho dù có may
mắn thoát khỏi đại dịch covid-19 về thể lý, mà về luân lý, họ càng tệ hơn trước,
hơn khi bị đại dịch covid-19, thì chính họ sẽ tiến đến chỗ tự diệt vong, ở chỗ
sẽ phải gánh chịu một hậu quả khủng khiếp hơn.
6- Muốn thoát khỏi 3 thứ
dịch bệnh xã hội nguy tử ấy, thế giới loài người cần phải liên kết với nhau bằng
nguyên tắc bổ trợ của học thuyết xã hội Công Giáo, ưu ái hơn thành phần hèn kém
trong xã hội, vốn bị coi thường và loại trừ.
7- Một khi áp dụng nguyên
tắc bổ trợ về xã hội này, liên quan đến thành phần hèm kém trong xã hội như thế,
tức là nhận biết và trân trọng thực tại về thân phận tạo vật của mình với nhau:
"Tất Cả Là Anh Em" cùng một Cha trên trời.
Theo người viết đây, qua
2 bức thông điệp của ĐTC Phanxicô, đầu tiên về môi sinh nói chung là ngôi nhà
chung trái đất này, và sau đó về tình nghĩa tạo vật với nhau, giữa loài người lẫn
thiên nhiên vạn vật, dường như phản ảnh tất cả những gì xẩy ra từ thời Đại Hồng
Thủy, thời điểm toàn thể thiên nhiên vạn vật được Thiên Chúa báo trước là sẽ bị
hủy diệt, nhưng không phải để trừng phạt tội lỗi do con người gây ra, khiến cả
thiên nhiên tạo vật được Ngài dựng nên cho họ cũng bị vạ lây, mà là để canh tân
bộ mặt trái đất. Bởi thế, Ngài đã báo cho tổ phụ Noe biết để ông đóng Tầu Noe,
nơi cả loài người (là gia đình 8 người của tổ phụ Noe) và muôn vật (mỗi loài mỗi
thứ một cặp), được chọn làm mầm mống cho một trời mới đất mới, chung sống với
nhau như anh chị em một nhà
Lịch sử hình như đang tái
diễn thời đại hồng thủy, với đại dịch covid-19 bất ngờ khủng bố tấn công càng
ngày càng dữ dội từ cuối năm 2019 cho tới không biết đến bao giờ, đang gây khủng
hoảng toàn cầu, về cả nhân mạng lẫn vật chất, ngang nhiên gây ra một cuộc cách
mạng hầu như tất cả mọi sinh hoạt xã hội của loài người, bao gồm cả tôn giáo,
chưa từng thấy xẩy ra trong lịch sử loài người. Trong khi đó, xã hội loài người
càng văn minh con người càng bạo loạn và càng hư hoại, ngay trước cả đại dịch
covid-19, lại vì chính đại dịch này và trong thời điểm đại dịch này, càng trở
nên tệ hơn về xã hội, với đầy những lửa hận thù ghen ghét bùng lên khắp nơi,
như thể thế chiến thứ 3 đang xẩy ra từng phần càng rõ rệt hơn bao giờ hết, một
thế chiến thứ 3 đã từng được ĐTC Phanxicô đề cập đến một số lần.
Đúng là thế giới loài người
đang ở vào "thời điểm thương xót", một "thời điểm thương
xót" được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô "trực giác thấy" (ĐTC
Phanxicô 6/3/2014), nên chí vị thánh giáo hoàng này, vào lần về Balan thứ 8
cũng là lần cuối cùng để cung hiến Đền Thờ LTXC (xây từ năm 1999) và hiến dâng
toàn thể loài người cho LTXC vào Thứ Bảy 17/8/2002, đã phải than lên: "Thế
giới ngày nay cần đến LTXC biết bao... Trong tình thương của Thiên Chúa thế giới
mới tìm thấy hòa bình và nhân loại mới tìm thấy hạnh phúc!", nghĩa là, chỉ
có khi nào con người biết yêu thương nhau như Chúa đã thương yêu nhân loại và cứu
chuộc họ, họ mới được thực sự bình an và phát triển!
Thế nhưng, lịch sử và thực
tế đã chẳng những không xẩy ra như vậy, còn hoàn toàn ngược lại là đàng khác. Bởi
thế, vị giáo hoàng lấy tông hiệu Phanxicô đương kim, được Đấng quan phòng thần
linh sai đến, như một Ngôn Sứ Thương Xót của Ngài, trong việc "canh tân bộ
mặt trái đất", bằng bức thông điệp "Chúc Tụng Chúa - Laudato
Si'", cũng như việc cải cách xã hội loài người, bằng thông điệp "Tất
Cả Là Anh Em - Fratelli Tutti".
Ngài là vị giáo hoàng tự
xưng, ngay trong lời ngài mở đầu cho giây phút ra mắt cộng đồng dân Chúa và thế
giới tối ngày 13/3/2013, "đến từ tận cùng trái đất": Nếu một
"trái đất" liên quan đến thiên nhiên tạo vật, nơi bức thông điệp
"Laudato Si'" của ngài, thì một "tận cùng" đây liên quan đến
thông điệp "Fratelli Tutti" của ngài, một "tận cùng" được
Chúa Giêsu, trước khi thăng thiên về cùng Cha của Người, đã truyền cho các môn
đệ của Người đi rao giảng (xem Tông Vụ 1:8), và là một "tận cùng" về
nhân bản, được vị giáo hoàng thứ 266 của Giáo Hội Chúa Kitô đương kim hiện nay
luôn thôi thúc Giáo Hội vươn tới, đó là thành phần "anh chị em hèn mọn nhất
của Ta" (Mathêu 25:40,44), trong cuộc chung thẩm của Đấng "lại đến
trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết".
Cảm nhận thấy như thế,
người viết này đang cẩn thận và từ từ đọc hết bức Thông Điệp Tất Cả Là Anh Em -
Fratelli Tutti dài này, và sẽ cố gắng hết sức để trình bày rõ ràng bao nhiêu có
thể, kèm theo những trích dẫn do chính người viết chuiyển dịch từ bức thông điệp
này. Xin hẹn tái ngộ quí độc giả thân yêu.
Đaminh Maria cao tấn
tĩnh, BVL
Ngày mùng 6/10/2020, dọn
mừng Lễ Đức Mẹ Mân Côi (Our Lady of Rosary) - Đức Bà Chiến Thắng (Our Lady of
Victory)
Xin quí độc giả xem tiếp
về "những người anh chị em hèn mọn nhất của Ta" ở 2 cái links tiêu biểu
sau đây, để càng thấy rõ ràng hơn những gì đã được vị giáo hoàng thương xót
Phanxicô của chúng ta muốn chẳng những "Giáo Hội nghèo và cho người
nghèo" (Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm - 198), mà còn là "một Giáo Hội bị
bầm dập, đớn đau và lem luốc vì xuống đường vào đời hơn là một Giáo Hội thiếu
lành mạnh bởi bị giam hãm và dính chặt với cái an toàn của mình / I prefer a
Church which is bruised, hurting and dirty because it has been out on the
streets, rather than a Church which is unhealthy from being confined and from
clinging to its own security". (cùng nguồn vừa trích dẫn - 49):
Tại sao không phải là tôi
- người quản lý đầy tớ!?
"Những người anh chị
em hèn mọn nhất của Ta"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét