Chỉ có cầu nguyện mới có thể cứu vãn mối quan hệ của tôi với người mẹ nghiện rượu.
Anne
Costa – Lại Thế Lãng dịch- Sat, 17/10/2020
Nhiều người nhìn lại ký ức
đầu tiên của tuổi thơ với sự trìu mến và ao ước có được nhiều hơn những ngày
tháng thơ ngây đó. Thế nhưng ký ức đầu tiên của tôi lại là một ký ức đau đớn –
mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi cho đến khi một lời nhắc nhở của phép lạ về
lòng thương xót Chúa xẩy ra trong cuộc sống của tôi.
Khi tôi khoảng ba tuổi,
đang ngồi tại bàn ăn. Còn mẹ tôi thì đang đứng bên bồn rửa chén, thình lình bà
quay lại và quăng một cái đĩa về hướng của tôi. Tôi không thể hiểu tại sao bà lại
la hét. Trong vòng mấy giây cha tôi đã nắm lấy tay tôi và dẫn tôi lên lầu. Có
điều gì không ổn, và tôi đã tự hỏi liệu tôi có nên sợ hãi không. Tôi đã khóc vì
mẹ tôi nhưng cha tôi bảo tôi nín đi. Chúng tôi di chuyển một cách nhanh chóng,
và tôi nhớ đã bị ngã trên cầu thang vì vướng víu trong bộ quần áo ngủ.
Tôi ngoái cổ lại nhìn mẹ
tôi ở phía sau lưng chúng tôi. Tôi mỉm cười và vẫy tay nói “Xin chào mẹ” nhưng
mẹ tôi không mỉm cười lại với tôi. Thay vào đó mẹ tôi có cái nhìn xấu xí và méo
mó trên khuôn mặt của bà. Tôi thấy bối rối. Có lẽ tôi nói to lên hay có lẽ tôi
chỉ tự nghĩ “Tại sao mẹ lại quá tức giận với tôi?”. Đó là một câu hỏi đã ám ảnh
tôi trong phần lớn cuộc đời của tôi.
Người ta nói rằng những nỗi
buồn lớn nhất có thể đem đến cho chúng ta những niềm vui to lớn nhất. Là một
Kitô hữu, tôi đã học được rằng chỉ có một cách duy nhất để cho điều đó xẩy ra:
qua lời cầu nguyện.
Cầu nguyện qua đau khổ.
Là một đứa trẻ duy nhất lớn
lên trong một gia đình nghiện rượu, tôi chia sẻ trong những lời cầu nguyện lúc
đầu “Lạy Chúa xin vui lòng đừng để cho mẹ tức giận con!”. Những lời lẽ của thời
vị thành niên giống như những lời la hét giận dữ “Thiên Chúa, Ngài ở đâu? Hãy
làm điều gì đó để bà ngưng uống rượu!” Khi tôi lớn hơn, những lời cầu nguyện trở
nên liều lĩnh: “Lạy Chúa con không thể chịu nổi nữa!”. Rồi cuối cùng, khi tôi tăng trưởng trong việc chữa lành, những
lời cầu nguyện của tôi cũng trở nên chín chắn: “Lạy Chúa, con xin dâng lên Chúa
nỗi đau đớn của con vì lợi ích của linh hồn mẹ con”. Những lời cầu nguyện chân
thành này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.
Những thống kê nói rằng
hơn 85 triệu người Mỹ có dính dáng tới nghiện ngập. Với mỗi người góp phần vào
bản thống kê này đều có một câu chuyện ở phía sau. Trong gia đình chúng tôi, chứng
nghiện rượu của mẹ tôi đã được thúc đẩy bởi chứng nghiện rượu của ông ngoại
tôi. Đến lượt cha tôi, lại học được cách cư xử từ người mẹ của ông và mối quan
hệ lộn xộn của bà với người cha nghiện rượu của ông. Sự thật là cha mẹ tôi
không hề biết có điều gì khác biệt và làm điều tốt nhất họ có thể làm. Tôi cũng
như vậy khi tôi vật lộn với chứng nghiện rượu. Bạn thấy đấy, nghiện ngập là một
căn bệnh gia đình hiếm khi bỏ qua các thế hệ.
Có vẻ như mỉa mai rằng
tôi đã từng uống, từ ngày đó tôi đã trải qua nhiều năm chết đuối trong cả một
biển vật lộn và hổ thẹn về cách mẹ tôi đã vật lộn với nó. Tôi đã học được cách
gian khổ rằng sự lạm dụng bất cứ chất gì để giảm bớt đau đớn đều giống như đổ axít trên vết thương đã mở ra. Biết điều
đó, tôi được khuyến khích rằng lời cầu nguyện của người nào đó sẽ cứu được tôi.
Họ sửa soạn chỗ cho ân sủng.
Những chọn lựa hàng ngày.
Không say sưa trong hai
mươi sáu năm nay, Tôi có thể nói có hy vọng. Ân sủng xẩy đến nếu bạn để cho nó
đến. Mọi quan hệ với một người nghiện ngập đều đi đến một điểm quan trọng của quyết
định: Tôi nên ở lại hay tôi nên đi? Tôi
có nên tiếp tục trong một mối quan hệ đau đớn hay tôi nên cắt đứt, có rất ít
hay không liên lạc nữa? Không có sự chọn lựa nào sai và cả hai đều có thể
đúng. Vậy thì thật là an ủi để biết rằng
cho dù chúng ta ở gần gũi hay tránh xa với người bị ảnh hưởng, chúng ta có thể
là một ống máng dẫn ân sủng của Chúa qua cầu nguyện.
Tôi chọn nối lại với mẹ
tôi, và tôi biết làm sao để tự săn sóc mình thông qua tư vấn. Tôi đặt ra ranh
giới lành mạnh và làm việc với một vị linh hướng để giúp đỡ tôi tiếp tục yêu
thương khi không có tình yêu đáp lại. Đó là một chọn lựa mà tôi đã phải làm đi
làm lại.
Mẹ tôi ngừng uống rượu
khi tôi ở vào tuổi hai mươi, nhưng tính nóng giận của bà trở nên tồi tệ hơn. Một
đáp ứng cho lời cầu nguyện dẫn đến sự cần thiết cho nhiều lời cầu nguyện khi mỗi
lời cầu nguyện trở thành cánh cửa quay của tôi đối với ân sủng của Chúa. Nhiều
lần những nỗ lực của tôi muốn yêu thương mẹ tôi đều bị chối từ. Nhiều lần sự
nóng giận của tôi như đổ dầu vào lửa. Nhưng lời cầu nguyện đã hướng dẫn để tôi
hiểu rằng tha thứ là một lựa chọn hàng ngày khác.
Chứng mất trí: cổng chính
tới lòng thương xót.
Sau khi cha tôi chết, mẹ
tôi mắc chứng bệnh mất trí. Lúc đầu tôi kinh hãi về việc chăm sóc cho bà, khi
những lời thì thầm của một đứa con gái nhỏ nổi lên bên trong bà. Tuy nhiên qua
thời gian mẹ tôi bắt đầu thay đổi. Giọng điệu cay đắng và châm chích của bà trở
nên dịu đi, và tính khí của mẹ tôi trở nên dịu dàng, thậm chí yêu thương. Lúc đầu
tôi không tin, nhưng cuối cùng mẹ tôi đã hoàn toàn thay đổi. Mẹ tôi đã trở nên
bà già ngọt ngào nhất mà bạn từng muốn gặp!
Trong hai năm chúng tôi
có thời gian cho cuộc sống của chúng tôi. Chúng tôi cười khúc khích và đã dành
nhiều giờ để bù vào thời gian đã mất. Chúng tôi ưa thích sơn móng tay, xem những
phim về thời nội chiến trên TV. Một buổi chiều mẹ tôi nói nhẹ nhàng “Mẹ yêu
con”, tôi trả lời “Con cũng yêu mẹ!”. Đây là những từ ngữ tôi đã muốn nghe và
nói trong hơn năm chục năm qua. Chỉ có Thiên Chúa biết lời cầu nguyện thầm kín
đó từ trái tim tôi và Ngài đã đáp lại đúng lúc.
Rất nhanh sau đó, mẹ tôi
ngừng nói chuyện và tinh thần mờ dần trong khi vẫn còn giữ được bình an trong
tâm hồn. Mẹ tôi chết trong lúc nắm tay tôi trong Giờ của Lòng thương xót, khoảng
giữa ba và bốn giờ chiều. Thật là một lời nhắc nhở tuyệt vời của Thiên Chúa rằng
yêu thương và cầu nguyện cho người nào đó nghiện ngập thực sự là một công việc
củlòng thương xót – cho chúng ta và cho họ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét