Thế gian có 4 chyện chẳng thể bền lâu
Thiên
Cầm•Thứ Bảy, 19/09/2020 • trithucvn
Thế
gian có 4 chuyện chẳng thể bền lâu
(Tranh
minh họa qua phunutoday.vn)
Nhân sinh vô định, thời
gian như nước, vạn vật biến chuyển, được mất vô thường, phúc họa đan xen. Con
người sống trên thế gian có quá nhiều nỗi khổ. Có những chuyện người ta cứ mong
muốn ôm giữ mãi mà không thể nào thoát ra. Nhưng giống như nắm cát nằm trong
tay, nắm càng chặt thì cát rơi càng nhanh, không thể nào tránh được. Nguồn gốc
của những phiền não trong lòng người, phần lớn đều là do không minh bạch được rằng
thế gian có những chuyện chẳng thể bền lâu vậy.
Xưa có một người cha nọ
chỉ có một cô con gái chừng 14, 15 tuổi. Cô bé này sinh ra đã đoan chính, thông
minh, lại hoạt bát vui vẻ. Cha mẹ cô bé yêu thương người con gái duy nhất này
còn hơn cả mạng sống của chính mình. Chỉ cần nhìn thấy con gái thì mọi nỗi phiền
muộn trong tâm đều tan biến. Nhưng một ngày kia, cô bé đột nhiên lâm trọng bệnh,
không lâu sau thì qua đời.
Trước cái chết đột ngột của
con gái, người cha suốt ngày khóc than. Dần dần ông chẳng thiết gì nữa, suốt
ngày đi lại vật vờ ở ngoài đường.
Một hôm, ông đi tới trước
một ngôi chùa nhỏ, thấy cảnh vật tĩnh lặng cách biệt với thế gian thì lòng chợt
xúc động. Ông trở nên tỉnh táo, bước vào chùa và hỏi vị hòa thượng đang ngồi
trong chính điện: “Con không có con trai, chỉ có mình đứa con gái này. Con bé
giúp con quên hết buồn phiền, nhưng đột nhiên lâm trọng bệnh, bỏ con mà đi, lay
không tỉnh, gọi không thưa. Trong lòng con đau đớn không sao tả xiết, thực khó
nhẫn chịu. Mong ngài giải trừ phiền muộn cho con.”
Vị hòa thượng im lặng một
hồi rồi nói:
Hiện hữu cũng thành vô
thường,
Phú quý chẳng thể bền
lâu,
Gặp mặt ắt phải chia ly,
Kẻ mạnh thì vẫn phải chết.
“Hiện hữu
cũng thành vô thường”, mọi
thứ tồn tại trên đời không thể vĩnh viễn bất biến, không thể luôn duy trì hình
dáng ban đầu. Vạn sự vạn vật luôn thay cũ đổi mới từng thời từng khắc. Con người
luôn chuyển hóa từng phút từng giây, trải qua Sinh Lão Bệnh Tử. Núi, sông, mặt
đất, địa cầu và vũ trụ cũng thời thời khắc khắc trải qua quá trình Thành Trụ Hoại
Diệt. Không có tình cảnh nào không thay đổi, cũng không có cuộc đời nào ngàn
năm như một. Một năm bốn mùa thay đổi, thời tiết khác nhau, một đời buồn vui lẫn
lộn, mọi thứ khổ đau nhất hay đắc ý nhất rồi cũng sẽ trôi qua.
“Phú quý chẳng
thể bền lâu”, dẫu
là người đại phú đại quý tới mức nào, cuối cùng cũng sẽ suy bại. Người phàm đều
có lòng tham, dẫu có nhiều vẫn muốn nhiều hơn nữa, và lại còn muốn vĩnh hằng bất
biến. Kỳ thực đối diện với sinh tử, con người mới hiểu được rằng trên thế gian
này chẳng có gì là mãi mãi, càng hiểu ra rằng hết thảy danh, lợi cũng chỉ như
mây gió thoảng qua.
“Gặp mặt rồi
ắt phải chia ly”, bằng
hữu, họ hàng thân quyến dẫu chung sống với nhau, cũng sẽ có ngày phải chia lìa.
Có câu rằng: “Chẳng nhà nào không tan, chẳng nước nào không bại”. Xưa nay có
triều đại nào là “vạn tuế” đâu? Trong gia đình cũng vậy, đặc biệt khi thời đại
đổi khác, con cái lớn lên thường rời đi mưu sinh, xây dựng cuộc sống riêng, điều
này người hiện đại càng không thể tránh khỏi. Con người yêu thương nhau, truy cầu
tình cảm ấy, muốn được ở gần nhau. Nhưng tình yêu thương vốn cũng bao hàm sự thống
khổ. Con người một khi yêu thương thì sẽ khó chấp nhận sự xa cách, chia lìa.
Cho nên từ xưa đến nay có biết bao người vì điều này mà rơi vào tuyệt vọng. Thế
nhưng thế gian này nếu không có nỗi khổ chia ly, thì con người sẽ không biết niềm
hạnh phúc khi hội ngộ, nếu không có đắng cay thì con người cũng chẳng biết thế
nào là ngọt bùi.
“Kẻ mạnh
thì vẫn phải chết”, dẫu
trẻ trung, cường tráng đến đâu, cũng sẽ đến lúc phải đối diện với vấn đề sinh tử.
Dẫu trường thọ thế nào, thì cuối cùng cũng đến ngày tạ thế. Dẫu là ai, sinh ra
từ đâu, đều phải nhận lấy lẽ tự nhiên không thể chối cãi này. Thậm chí với nhiều
người, thời khắc “tạ thế” vẫn luôn treo lơ lửng trên đầu từng phút từng giây.
Người xưa có câu: “Triêu
văn đạo, tịch khả tử”, sáng sớm nghe đạo, tối chết cũng an lòng. Trong tâm có
thấu hiểu, có lĩnh ngộ, thì mới có thể an yên mà vượt qua. Nhân sinh là vô thường,
nhưng trời đất không vận chuyển một cách tùy ý ngẫu nhiên. Từ xưa đến nay, niềm
tin về một quy luật, một dòng năng lượng hài hòa chảy xuyên suốt toàn vũ trụ đã
là trọng tâm của nhiều nền văn minh. Đạo gia gọi sự cân bằng ấy là “Đạo”. Đức
Phật thể hiện quy luật ấy thông qua lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh. Con
người chỉ có tu luyện, hướng về quy luật vũ trụ mà hòa tan vào, thì mới có thể
vượt thoát khỏi nhân thế gian, thì mới có thể thực sự nhìn thấy được sự bất biến
chân thực bên trong lẽ vô thường của trời đất.
Thiên Cầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét