Chuyên gia giải thích về 'có nên ngủ trưa hay không?'
Thiên
Lan- 16/12/2020-
thanhnien.vn
Một số người có thói quen ngủ trưa và không thể thiếu giấc ngủ trưa. Tuy nhiên, lại có những người khác cứ hễ ngủ trưa là uể oải khó chịu
Tại sao lại như vậy?
Nếu thiếu ngủ hoặc muốn
nghỉ ngơi, bạn có thể chợp mắt một chút. Tuy nhiên, ngủ trưa sai thời điểm
trong ngày hoặc quá lâu có thể phản tác dụng, theo Mayo Clinic.
Có nên ngủ trưa
hay không?
Điều trước tiên là giấc
ngủ trưa có thực sự tốt cho bạn không?
Nếu bạn có thể chợp mắt
vào buổi trưa, chuyên gia, bác sĩ Catherine Darley, giám đốc của Viện Y học Giấc
ngủ Tự nhiên ở Seattle (Mỹ), nói hãy nên duy trì thói quen này. Theo cô, giấc
ngủ trưa là một giấc ngủ bổ sung tốt cho sức khỏe. "Ngủ trưa mỗi ngày có
thể là một thói quen tốt", bác sĩ Darley nói, theo Mbg.
Ngủ trưa có thể cải thiện
hiệu suất và sự tỉnh táo trong 4 tiếng sau đó, bác sĩ Darley lưu ý, và cho biết
cô thường chợp mắt vào khoảng 14 giờ 30. Ngủ trưa giúp dễ chịu hơn vào buổi chiều
và tối.
Nhưng nếu ngủ trưa xong vẫn
thấy buồn ngủ, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn ngủ không đủ sâu vào ban đêm.
Trong trường hợp đó, cần
điều chỉnh lại thói quen ngủ của mình: Giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử
vào ban đêm, cắt giảm caffeine và rượu, tạo lịch trình ngủ cố định hằng đêm và
xem xét bổ sung magiê để thúc đẩy giấc ngủ.
Nên ngủ
trưa trong bao lâu?
Vậy thì, nên chợp mắt
trong bao lâu? Vì chu kỳ giấc ngủ tự nhiên của một người: từ giai đoạn ngủ nhẹ,
ngủ sâu sang một chút ngủ mơ - kéo dài khoảng từ 90 - 110 phút, bác sĩ Darley
nói rằng thời gian ngủ trưa lý tưởng là trong vòng 30 phút, hoặc trọn một chu kỳ
ngủ là 90 phút, theo Mbg.
Nếu ngủ trong khoảng thời
gian này, bạn sẽ thức dậy khi đang ở giai đoạn ngủ nhẹ và sẽ dễ tỉnh ngủ hơn.
Bác sĩ Darley, giải
thích: “Cần tránh thức dậy sau giấc ngủ sâu, vì sẽ khiến bạn khó chịu, uể oải.
Hơn nữa, hiệu suất làm việc sẽ bị suy giảm trong khoảng 20 phút sau khi bạn thức
dậy từ một giấc ngủ sâu buổi trưa".
Vì giấc ngủ trưa đến rất
nhanh, do đó hãy cân nhắc đặt báo thức trong 35 phút. Ngủ trưa càng lâu, càng dễ
cảm thấy uể oải khi thức dậy.
Ngủ trưa lúc nào là tốt
nhất?
Bác sĩ Darley khuyên, để
phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể, thời điểm lý tưởng để ngủ trưa là lúc nhịp
sinh học đang tạm chậm lại, đó là thời điểm vào đầu giờ chiều khi bạn cảm thấy
nhiệt độ cơ thể giảm xuống, thường là từ 1 đến 3 giờ chiều.
Để không ảnh hưởng đến giấc
ngủ ban đêm, ngủ trưa càng sớm càng tốt.
ẢNH: SHUTTERSTOCK
Ngủ trễ, sau 3 giờ chiều có thể cản trở giấc ngủ ban đêm.
Ngủ trễ, sau 3 giờ chiều
có thể cản trở giấc ngủ ban đêm, theo Mayo clinic.
Những ai nên ngủ trưa?
Bạn có thể
cần phải ngủ trưa, nếu:
• Bỗng nhiên cảm thấy mệt
mỏi hoặc buồn ngủ bất ngờ
• Bị mất ngủ, ví dụ do
làm ca
• Muốn tập thói quen ngủ
trưa hằng ngày
Lợi ích của
giấc ngủ trưa là gì?
Ngủ trưa mang lại nhiều lợi
ích, như:
• Thư giãn
• Giảm mệt mỏi
• Tăng sự tỉnh táo
• Cải thiện tâm trạng
• Cải thiện hiệu suất,
bao gồm thời gian phản ứng nhanh hơn và bộ nhớ tốt hơn, theo Mayo Clinic.
Ngủ trưa có hại gì?
Ngủ trưa không dành cho tất
cả mọi người. Một số người chỉ đơn giản là không thể ngủ vào ban ngày.
Ngủ trưa cũng có thể có
những tác động tiêu cực, như:
• Gây ngủ quán tính
Điều này gây ra cảm giác
uể oải và mất phương hướng sau khi thức dậy sau một giấc ngủ trưa.
• Gây khó
ngủ vào ban đêm
Ngủ trưa thường không ảnh
hưởng đến chất lượng giấc ngủ ban đêm đối với hầu hết mọi người.
Nhưng nếu bạn bị mất ngủ
hoặc chất lượng giấc ngủ kém vào ban đêm, ngủ trưa có thể làm trầm trọng thêm
những vấn đề này. Ngủ trưa dài hoặc thường xuyên có thể cản trở giấc ngủ vào
ban đêm, theo Mayo Clinic.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét