Làm thế nào để thoát ra khỏi nỗi hổ nhục
1/6/2021-conggiao.info
Nỗi hổ nhục có thể cô lập
chúng ta và thúc bách chúng ta thu mình lại, nhưng ta vẫn có khả năng thoát ra
khỏi nó.
Có lẽ chúng ta đã từng trải
qua nhiều tình huống khiến bản thân cảm thấy nhục nhã. Đó là một cảm xúc rất
khó chịu, làm ta đỏ mặt, mắt nhìn xuống và chỉ muốn mặt đất nuốt chửng mình đi
cho rồi.
Sau khi không vâng lời và
ăn ‘trái cây biết Thiện Ác’, Ađam và Evà cũng đã xấu hổ nhục nhã khi thấy mình
trần truồng. Nhưng cảm giác này xuất hiện khi nào và tại sao? Và làm thế nào để
thoát ra khỏi nó?
Nỗi hổ nhục
chạm vào căn tính của chúng ta
Trong cuốn sách Mourir de
dire: La honte (Đau chết đi được khi nói đến nỗi hổ nhục), ông Boris Cyrulnik -
là bác sĩ tâm thần kinh và chuyên gia về hành vi con người - đã gọi nỗi hổ nhục
là “chất độc của tâm hồn”. Ông cũng nói: “Làm thế nào để chúng ta không nhốt
mình trong đó như trốn trong tủ tối? Làm thế nào để chúng ta có thể trưởng
thành trong vô số các phản ứng theo cảm xúc mà nó tạo ra trong chúng ta? Và làm
thế nào để có thể lấy lại được sự tự do và tự hào mà không rơi vào một thái cực
khác của sự vô liêm sỉ (không biết xấu hổ), nghĩa là thờ ơ với người khác và có
thể dẫn đến điều tồi tệ nhất?"
Các nhà tâm lý học đã nói
với chúng ta rằng, ta cảm thấy hổ nhục khi ta để cho người khác nhận ra rằng ta
đã không đạt được các tiêu chuẩn: ‘phù hợp, tự lực tự cường, tính dục và năng lực
cạnh tranh’ (một cách tốt đẹp hoặc thậm chí là tốt nhất, đặc biệt trong lĩnh vực
chuyên môn) mà tập thể của mình mong muốn.
Nỗi hổ nhục ảnh hưởng đến
căn tính của ta, đến cách ta đối mặt với bản thân, đối mặt với người khác, và hủy
hoại căn tính của ta. Tôi thấy nhục nhã vì đã quá ích kỷ trong tình huống như vậy.
Tôi tưởng mình đã hào phóng hơn. Tôi xấu hổ khi biết người khác nhận định về
hành vi của tôi.
Cyrulnik giải thích: “Cảm
giác này luôn nảy sinh cách thầm kín ở sâu bên trong tôi, nơi tôi diễn đạt những
gì tôi không thể nói ra bên ngoài, bởi vì tôi rất sợ những gì người khác nghĩ về
tôi.”
Sự thú nhận
- con đường để sửa chữa
Nỗi hổ nhục cũng có thể nảy
sinh do bị người khác lăng nhục, chẳng hạn như mất thể diện do người khác cố
tình trêu tức. Nỗi hổ nhục không được kềm chế có thể dẫn đến bùng nổ bạo lực do
lòng tự trọng bị tổn thương, cần được khôi phục. Việc thừa nhận bản thân “có lỗi”
và bày tỏ sự xấu hổ về một hành vi nào đó có thể loại chúng ta ra khỏi tập thể,
nhưng cũng có thể có tác động tích cực. Như câu tục ngữ, "Nhận tội, là đã
được tha tội một nửa rồi." Để nhận tội, bạn phải cảm thấy xấu hổ vì đã phạm
tội và ý thức về nó.
Cảm thấy hổ nhục vốn dĩ
đã là tự lên án hành vi của mình. Thú nhận là mình xấu hổ sẽ đưa đến việc sửa
chữa nó. Chúng ta có thể thấy trong đoạn Tin Mừng kể về người phụ nữ ngoại
tình, Chúa Giêsu cảm nhận được nỗi hổ nhục của người phụ nữ ấy và Ngài xót
thương cô. Chẳng phải Ngài đã nâng cao phẩm giá đã mất của người phụ nữ này qua
câu nói: "Hãy đi và đừng phạm tội nữa" hay sao?
Edifa (Aleteia)
Nguyệt Nguyễn chuyển ngữ
(tgpsaigon.net
06.01.2021)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét