Nhà bác học Isaac Newton trải qua thời thơ ấu tại trang viên Woolsthorpe (Lincolnshire, Anh), nơi có rất nhiều cây táo. Ngồi dưới gốc táo, ngắm trái rụng, ông tự đặt câu hỏi: vì sao táo luôn rơi xuống mặt đất thay vì sang ngang hoặc bay ngược lên?
Biết ngạc nhiên trước việc bình thường sẽ tạo nên điều phi thường. Ngạc nhiên nhìn táo rơi, Newton phát hiện ra lực hấp dẫn. Ngạc nhiên với đặc tính của đất, ông Lý Ngọc Minh, Tổng giám đốc Minh Long I, tạo nên những cuộc cách mạng gốm sứ với nồi dưỡng sinh luộc không nước, đôi đũa sứ, phin pha trà nghệ thuật…
Nhìn cuộc đời với lăng kính đầy hiếu kỳ, 50 năm dạo chơi cùng hòn đất, chưa bao giờ ông thôi say mê khám phá khoáng vật ở muôn nơi. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở ngưỡng tò mò, có lẽ thành công sẽ không bao giờ gõ cửa. Hơn tất thảy, người nghệ nhân ấy mang trong mình một ý chí, sự kiên trì khó ai bì được.
Cậu bé Lý Ngọc Minh 12 tuổi nuôi ước mơ tạo ra màu sắc nghệ thuật thô mộc tựa đất mà vẫn sắc sảo như ngọc. Gần 60 năm sau, khi đã trở thành Tổng giám đốc Minh Long I, ước mơ ấy mới chính thức thành hình, trở thành sự đột phá mà chính bản thân ông Minh cũng đầy tâm đắc và tự hào. Đó là kỹ thuật trổ màu hỏa biến từ đất, dưới nhiệt độ cao 1.380 độ C.
Khi những tờ lịch cuối năm được lật qua, ông Minh cùng anh Lý Huy Sáng - Phó tổng giám đốc Minh Long I liên tục túc trực trong phòng thí nghiệm, canh từng mẻ tượng rời khỏi lò. Hàng nghìn lần thử nghiệm rồi chỉnh sửa, người nghệ nhân vẫn miệt mài với những phát kiến khéo léo vượt qua sự mâu thuẫn của đất trời, biến sự thô mộc của đất thành tinh hoa đưa vào tượng trâu linh vật 2021.
Mùa xuân về khi phố phường ngập sắc đào mai. Còn với những người yêu gốm sứ, tín hiệu của ngày Tết chính là lúc Minh Long giới thiệu mẫu linh vật cho năm mới. Trong năm 2021, dải sản phẩm đa dạng hơn, phủ từ truyền thống đến hiện đại nhằm tiếp cận nhiều đối tượng người dùng. Linh vật trâu mang nhiều dáng vẻ với tên gọi là những câu chúc ý nghĩa: Hoàng Kim, Hưởng Lộc, Thịnh Vượng, Như Ý, Hạnh Phúc.
Hoàng Kim là mẫu trâu khó chế tác nhất, lần đầu được ứng dụng kỹ thuật trổ màu hỏa biến từ đất, mà tạo ra sự tinh tế, mang vẻ đẹp tự nhiên của đất đá. "Đây là điều cực kỳ khó, tựa như thiền vậy", ông Minh cho biết. Lấy hình mẫu từ trâu rừng, tượng mang nét phóng khoáng, hiên ngang, đầy uy dũng và khỏe mạnh, sừng, đuôi và chân của tượng đều được trang trí vàng 24k tạo điểm nhấn và tăng tính nghệ thuật.
Nếu chia cuộc đời ra nhiều thời kỳ, tượng linh vật này được chọn để đại diện cho thời hoàng kim nhất của mỗi con người. Chú trâu chính là tuổi thanh xuân, sức sống căng tràn trên từng tế bào, khuôn mặt toát lên năng lượng, cặp sừng cong đầy nghệ thuật, uốn vào bên trong. Cơ bắp săn chắc, nhìn thoáng thôi cũng thấy ngay sự khỏe mạnh, sung sức của tuổi thanh xuân, chẳng ngại dù khó khăn có đến. Bởi có vượt qua những trở ngại, bảng thành tích mới có thể dày thêm.
Hưởng Lộc là tượng trâu có dáng nằm duy nhất trong bộ linh vật năm nay. Vì sao lại nằm? Trâu vốn là một con vật đại diện cho sự hiền lành, tử tế. “Con trâu đi trước, cái cày theo sau”, sự cần cù, siêng năng của trâu chắc ít loài nào có thể lấn át được. Thế nên những thành quả mà chú được hưởng, cũng gần như đủ đầy nhất. Sau những tháng ngày vất vả, sứ mệnh đã hoàn thành, mang đến vụ mùa bội thu, trâu được xả hơi, nằm nghỉ ngơi, nhai cỏ.
Chú trâu nằm hưởng lộc, nhưng cái lộc ấy không phải “trời cho” mà là kết quả tích lũy sau một năm trời làm lụng. Cũng như mọi người muốn nhận về quả ngọt, trước đó sẽ phải gieo trồng công phu, chăm bẵm cái cây. Không chỉ vậy, tượng trâu Hưởng Lộc còn ngụ ý, khi đã dốc sức làm việc, ta cũng cần những giây phút nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng cho bản thân, thế mới chạy hết một đoạn đường dài.
Trong cái dáng thảnh thơi nhưng lại ẩn chứa sự bùng nổ, nghĩ là tĩnh thế mà động, hướng đến tương lai với nhiều thành công. Trâu lúc chiến đấu hung dữ nhưng khi nghỉ ngơi lại rất hiền hòa, có thể đến vuốt ve. Ngoài ngụ ý về sự hưởng lộc, hình dáng chú trâu nằm còn giúp việc tạo hình dễ hơn, giá thành mềm hơn, người dùng dễ đón nhận.
Thịnh Vượng là chú trâu với vóc dáng khỏe mạnh, mang thông điệp “chân cứng đá mềm” với thế đứng bốn chân vươn lên, lao tới phía trước cùng gương mặt tươi tắn, miệng nở nụ cười. Chú bước lên phiến đá cao, phá hết những chướng ngại vật, như ngụ ý chúc mọi người vượt mọi khó khăn. Lồng ghép thêm vào đó là lời nhắn nhủ: làm gì thành nấy, thế nên phần móng chân màu vàng của trâu chạm đến đâu, đá cũng theo đó mà hóa vàng.
Hình dáng của tượng được tổng hợp từ nhiều kiểu trâu khác nhau, từ thực tế đến hư cấu, mang chút âm hưởng phương Tây. Theo anh Lý Huy Sáng, ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, con giáp thứ 2 trong 12 con giáp là bò chứ không phải trâu. Để chinh phục thị trường nước ngoài, anh chọn cách lồng ghép hình ảnh của 2 loài vật này với nhau. Vì vậy, trâu Thịnh Vượng có dáng của một chú bò tót, sừng là của trâu rừng, nói là trâu cũng đúng mà bò cũng không sai.
Như Ý là tượng trâu có nụ cười dễ mến, chú đứng bằng hai chân, tay ôm hạt lúa vàng. Hạt lúa quý giá với người nông dân, đồng thời mô phỏng thỏi vàng, ngụ ý tài lộc sẽ đến trong năm mới.
Con trâu đi cày, nên trâu và lúa luôn gắn liền với nhau. Bông lúa cũng gợi nét văn hóa Việt, với những cánh đồng cò bay thẳng cánh, hương lúa thơm mát, từng hạt mẩy căng. Sau một năm cày bừa, trâu ôm hạt lúa vàng trở về, như kể câu chuyện đã có một vụ mùa bội thu. Hạt lúa là thành quả mà mình xứng đáng được hưởng, sau những cố gắng đã bỏ ra, cũng là lời chúc mọi người, doanh nghiệp đều có thể nhận về kết quả như ý. Chú cười hớn hở ôm hạt lúa, niềm vui dễ thương và gây thiện cảm với mọi người.
Tượng Hạnh Phúc mang dáng vẻ một chú bé, nụ cười chứa đựng hồn nhiên, thảnh thơi và an lạc. Chú mang theo những câu chúc ý nghĩa đến với mọi người: lộc, phúc, an, khang - bốn điều quý nhất trong cuộc sống. Lộc là tài lộc, phúc tức may mắn, an có nghĩa bình yên, khang ngụ ý sức khỏe.
Gây ấn tượng mạnh mẽ nhất, chính là nụ cười. Nụ cười ngây thơ của một em bé là điều khiến bạn ngay lập tức thấy trái tim như mềm lại, an yên đến vô cùng. Chính vì thế, tượng trâu Hạnh Phúc vẽ lại nụ cười trong vắt, không nhiễm màu âu lo, khiến mỗi người nhìn vào đều cảm nhận được sự thảnh thơi, vui vẻ. Gửi trao đi bức tượng, cũng là cách ta tặng một nụ cười đem đến may mắn, mãn nguyện, sung túc và giàu có.
Mỗi sản phẩm muốn thành hình, kỹ thuật không phải thách thức lớn nhất Minh Long phải vượt qua. Người thợ gốm nào cũng có thể đúc ra hình hài cho đất, nhưng để nắn lên linh hồn linh vật, nhất định đó phải là bàn tay của nghệ nhân.
Hình hài của tượng là vẻ ngoài, ông Minh còn thêm vào đó nội tâm, văn hóa, nên khi ngắm, bao cảm xúc sẽ được gợi lên. Chú trâu ngỡ như vô tri nhưng biết bộc lộ cá tính của riêng mình, có tiếng nói, nụ cười nhờ nghệ thuật nhân cách hóa, khéo léo khắc họa cái hồn cho mỗi tượng. Từ sự đồng điệu trong cảm xúc, ta bỗng thấy thiện cảm, gần gũi ngay từ ánh nhìn đầu tiên.
Nắn sao cho ra thần thái của tượng linh vật, là hành trình đòi hỏi nhiều công phu, chất xám lẫn tâm huyết. Muốn tả đúng nhưng phải đẹp, trong thực lại có hư, chân thực mà gần gũi, ông Lý Ngọc Minh học cách của những nhà làm phim hoạt hình: vẽ biểu cảm của con người để mô tả chân dung con vật.
Yếu tố quyết định biểu cảm trên gương mặt chính là ánh mắt, nụ cười, chiếc mũi. Một chú trâu khỏe mạnh, no đủ, tinh thần lẫn sức khỏe đều tốt, ắt sở hữu thần sắc vui tươi. Mà để phác họa thành công, ông Minh buộc phải hiểu về cơ học, phẫu thuật học: gương mặt của người trẻ thế nào, lúc già ra sao, vui vẻ biểu hiện gì, đặc trưng của ủ rũ…
Chỉ khi thuộc làu từng biến chuyển trên cơ mặt của con người mới có thể hoán đổi thành gương mặt của chú trâu. Trâu nào biết cười, nhưng người trưởng thành hay chàng thanh niên, đứa bé… ai cũng có nụ cười đặc trưng của riêng mình.
Thế nên Hưởng Lộc chẳng thể nói được, nhưng nhìn vào là thấy ngay sự thảnh thơi, ung dung, tự tại. Hoàng Kim không phát ra âm thanh, ta vẫn cảm nhận khí thế oai dũng của một chàng thanh niên ở tuổi sung sức nhất. Hạnh Phúc chẳng cần nhiều minh họa, nét cười rạng rỡ như bé thơ ngụ ý biết bao điều.
Hành trình ấy, kể lại chỉ gói gọn trong đôi câu, nhưng thực tế là hàng chục, hàng trăm lần chỉnh sửa, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Ví như dáng nằm của chú trâu Hưởng Lộc, chân quay vào trong hay hướng ra ngoài, chỗ nào lớn chỗ nào nhỏ, phải làm sao đúng thực thế, chuẩn tỷ lệ mà vẫn cảm thấy tự nhiên, không cúm rúm. Độ mở của hàm được tính toán để chính xác đến từng milimet, bởi chỉ lệch một chút xíu thôi là nét mặt sẽ không còn tự nhiên. Mũi hểnh lên thể hiện sự sung sướng, như cách ví von: “khen nở lỗ mũi”, nhưng hểnh làm sao nhìn vẫn duyên dáng, cũng phải trải qua biết bao lần thử nghiệm.
Trong tạo hình, người nghệ nhân luôn trăn trở giữa những bài toán: đảm bảo tính mỹ thuật mà phải dễ sản xuất, tránh sự cầu kỳ vì sẽ khiến giá thành đội lên cao. Để làm được điều này, cần phải có kinh nghiệm lâu năm mới có thể quyết định hy sinh gì, giữ lại chi tiết nào nhằm phác họa ra kịch bản tối ưu nhất.
Đơn cử như tượng Thịnh Vượng, thông thường với những bức tượng đứng bốn chân, chi phí sẽ rất cao vì quá trình chế tác phức tạp. Khi chưa nung, bốn chân này rất yếu, khó chống đỡ được trọng lượng của toàn bộ bức tượng. Để giải quyết, cần tính toán xem dáng trâu sẽ đổ về đâu rồi dùng phiến đá bên dưới như một giá đỡ. Phiến đá này giúp trâu đứng vững hơn nhưng phải đảm bảo không mất mỹ quan, lại chứa đựng nhiều thông điệp ý nghĩa.
Giá trị của một bước tượng linh vật, còn nằm ở triết lý mà nó gửi gắm. Anh Lý Huy Sáng cho biết: “Khi tặng linh vật, bạn không chỉ gửi đi một bức tượng mà nó còn là món quà tinh thần, những thông điệp ý nghĩa cho ngày Tết. Vậy nên điều đầu tiên mà chúng tôi nghĩ đến, chính là làm sao gợi lên được những thông điệp mang tính toàn mỹ, đại diện và diễn tả chúng mà không cần dùng lời nói, ngắm bức tượng là có thể hiểu được ẩn ý bên trong”.
Để chắt lọc được thông điệp ý nghĩa nhất, những người đứng đầu Minh Long tìm hiểu kho tàng ca dao, tục ngữ, văn hóa người Việt cùng các câu chúc mà ai cũng mãn nguyện đón nhận dịp đầu năm… Cùng với đó là góc nhìn thực tế về tình hình chung trong năm qua, những diễn biến mang tính quyết định, kết hợp với kinh nghiệm sống dày dặn. Điểm giao thoa của tất cả yếu tố trên, chính là thông điệp được chọn.
Triết lý Minh Long gửi gắm trong các tượng trâu, không chỉ duy mỹ mà còn đầy tính thời sự, chính là lời động viên: qua một năm vất vả sẽ nhận được thành quả là vụ mùa bội thu, được an nhiên nghỉ ngơi đồng thời chúc mọi người thành công, hạnh phúc, cổ vũ nhau vượt qua khó khăn.
Tượng linh vật của Minh Long có hai nhóm màu sắc: đơn giản như trắng, đỏ, xanh... và màu lạ như hỏa biến xám, xanh... Nhưng cao cấp và độc đáo hơn nữa, trong năm nay, ông Lý Ngọc Minh giới thiệu một công trình mới: hỏa biến từ đất, qua nhiệt độ cao 1.380 độ C, tên gọi kim sa.
Thưở thiếu niên, Lý Ngọc Minh đã mang tâm hồn của một người nghệ nhân. Hòn đất ông cầm trên tay, trong đầu nảy nở bao nhiêu hình hài. Niềm yêu thích sắc màu thô mộc lớn đến nỗi ước vọng chế tác ra một bức tượng mang màu của đất cứ theo ông suốt 60 năm, như một kịch bản hay mà tìm mãi không ra diễn viên phù hợp.
Cuộc đời có nhiều lúc kỳ lạ lắm, có thứ ta đeo đuổi bao tháng năm nhưng không thành, đến lúc ngẫu nhiên lại bắt gặp. Ông Minh thích màu của đất, vòng quanh thế giới bao thập kỷ không tìm được lời giải. Đến năm nay, khi dịch Covid-19 khiến ông không thể ra nước ngoài, những chuyến đi trong nước lại giúp tinh tuyển được khoáng vật phù hợp.
Đi hết mỏ này đến vùng quặng khác, vào rừng sâu, lần mò ở núi lửa… có những loại đất đá hiếm đến nỗi ông chỉ hiểu về thuộc tính, không tìm tên khoa học chính xác. Có nguyên liệu, bản thân nó là một phức hợp các nguyên tố, ông phải làm công việc của một nhà khoáng vật học, phân tích thành phần bên trong, lọc ra những tố chất phù hợp nhất, tổng hòa lại để sắc hỏa biến như ý, độc lạ.
“Vật liệu tinh tuyển từ thiên nhiên, nên chỉ có người đi nhặt từ thiên nhiên mới biết loại đá đó là gì mà ra màu lạ như vậy. Cũng không biết mất bao lần trắng đêm thử nghiệm mới thành công. Làm theo sách vở sẽ cho ra vật liệu thông dụng, còn muốn có công trình để đời, phải vận dụng chất xám, tâm huyết lẫn sự kiên trì”, ông nói.
Thử nghiệm mang tính chất ngẫu nhiên nhưng phải dựa trên cơ sở khoa học, như chuyến thám hiểm nào cũng cần mang theo la bàn. Với vốn sống phong phú, kho tàng kiến thức rộng lớn, nhìn thấy một hòn đá, ông Minh có thể phán đoán phần nhiều đặc tính, nó thuộc dòng nào, có thể cho ra màu sắc ra sao, tính chất có thể nung chảy, làm ra đồ sứ hay không…
Thành phẩm cuối cùng là màu sắc dành cho những người yêu cái đẹp, nhìn như lớp cát vàng, ngỡ thô mà lại rất tinh, có chất mộc mạc nhưng đầy sắc sảo, láng mịn. Như sự mâu thuẫn tương hợp của đất trời, hạt kim sa lấm tấm vốn là lỗi, nhưng khéo léo tận dụng sẽ trở thành nghệ thuật. Một hạt đen xuất hiện trên nền sứ trắng, sản phẩm sẽ đó sẽ ngay lập tức bị loại khỏi kệ của Minh Long. Nhưng hạt đen phân bố đều đặn lớp lang, trổ màu theo dụng ý người làm, lại trở nên đặc sắc.
Giải quyết được bài toán mâu thuẫn, biến các yếu tố trái ngược trở thành tương hợp, là một trong những công thức tạo nên thành công. Mà muốn làm được, ông Minh cho biết, phải khởi nguồn từ đam mê rồi đọc nhiều sách để có kiến thức, đi nhiều, thấy nhiều, hỏi nhiều, học nhiều. Biết ngạc nhiên trước thế giới tự nhiên, phát hiện nét tinh hoa giữa sự vật bình thường, mới là cặp mắt nghệ nhân.
Tuy đã chế tạo thành công nhưng hỏa biến có đặc trưng là màu “trời sinh”, đất trổ màu trong lửa nên đến nay việc sản xuất vẫn gặp nhiều khó khăn, đưa vào lò 10 con thì chỉ có 3 tượng đạt chuẩn. Còn lại 70% là lỗi, trổ màu không đều, xuất hiện những vệt xám, dấu tô không đều…
Dẫu vậy, đây vẫn là niềm tự hào của Minh Long khi làm ra được màu sắc hỏa biến độc đáo ở nhiệt độ 1.380 độ C. Bởi theo tìm hiểu của ông Minh, trước đây chỉ có màu hỏa biến ở nhiệt độ 1.280 độ C. Nhiệt độ cao giúp màu sắc đẹp hơn tuy vậy rất khó thành công, như một cuộc thi, thử thách càng khắc nghiệt thì chiến thắng lại càng vinh quang.
Nếu bỏ qua yếu tố kỹ thuật, kim sa là màu sắc bắt mắt, thu hút bởi nó có tính bình dân, chân thực. Lớn lên giữa vùng thôn quê, những buổi chiều đã xong việc nhà, việc học, Lý Ngọc Minh lại cùng đám trẻ trong xóm thả diều, bắt cá, chạy theo những chú trâu trong làng. Hình ảnh về trâu cứ thế in sâu vào trong tâm trí, nên ông mới có thể nắn ra một bức tượng, nhìn vào là thấy được cảm xúc, sự thân thương.
Cũng như những công trình khác mà hãng gốm sứ đã làm ra, cả năm bức tượng đều gắn liền với triết lý kinh doanh bốn không - bốn có (không thời gian, không biên giới, không giới tính, không tuổi tác và có văn hóa, có nghệ thuật, có phong cách riêng, có hồn).
Vẻ đẹp thuần khiết của chú trâu, khi nắn dưới hình hài truyền thống hay hiện đại, vẫn mang tính lâu dài. Trưng trên kệ một năm hay một thập kỷ, ngắm lại vẫn thấy đẹp, chứ không thỏa mãn chốc lát rồi gây chán mắt. Trâu ở Việt Nam tạo sự thích thú mà ra phương Tây cũng khiến nhiều người yêu mến, bởi nghệ thuật hàm chứa bên trong được khắc họa với ngôn ngữ hình ảnh súc tích, phóng khoáng. Tượng linh vật 2021 cũng không dành cho riêng một cá nhân nào đó, dù là giàu - nghèo, nam - nữ, già - trẻ. Chú trâu chỉ là bức tượng, nhưng lại đầy sống động, có cá tính và ngôn ngữ riêng. Bởi ngoài cái đẹp ở đường nét bên ngoài, người nghệ nhân cao tay còn thổi vào đó phần hồn, tức văn hóa cho bức tượng.
Sự nhạy cảm của ông Lý Ngọc Minh với nghề, được ví như con dao, mỗi ngày thêm bén, thêm sắc sảo. Hòn đá cầm lên biết nó chảy ở nhiệt độ nào, hàm lượng khoáng chất ít nhất 70-80% hay thậm chí 90%. Có thế, mỗi lần Minh Long ra lò một sản phẩm, người khác mới phải ngạc nhiên, yêu thích.
Vậy nên, bán được ít hay nhiều, lãi hay lỗ, vốn chẳng phải là điều mà người đứng đầu Minh Long bận tâm nhất, dù mọi người vẫn gọi ông là người nghệ nhân kiêm doanh nhân. Bởi tinh thần cốt lõi nhất mà hãng gốm sứ này luôn kiên trì trong những năm qua, chính là:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét