ĐỨC MẸ GIÚP TÔI NHÌN THỜI
SỰ BẰNG TRÁI TIM CHÚA GIÊSU GIÀU LÒNG THƯƠNG XÓT
Thứ
sáu - 13/11/2020-ĐGM GB. Bùi Tuần
1.
Càng về cuối đời, tôi
càng khao khát sự bình an, mà Chúa hứa. Tôi dâng sự khao khát đó cho Đức Mẹ.
Đức Mẹ dạy tôi: Muốn được
sự bình an của Chúa, thì hãy nhìn những người khác bằng Trái tim Chúa Giêsu
giàu lòng thương xót.
Để dễ hiểu, Đức Mẹ khuyên
tôi hãy nhìn vào chính bản thân tôi, xem Trái tim Chúa Giêsu thương xót tôi thế
nào.
Tôi nhìn vào bản thân
tôi, thì thấy Chúa Giêsu thương tôi là để cứu tôi. Thương là giải cứu, thương
là cứu độ.
3.
Chúa cứu bằng yêu thương
và khiêm nhường của Chúa.
Chúa cứu bằng tấm lòng
nhân hậu băng bó những vết thương riêng tư sâu thẳm của tôi.
4.
Khi tôi thấy Chúa cúi mình
xuống lau rửa những vết thương riêng tư của tôi, tôi rất cảm động. Tôi thấy sự
bình an Chúa ban tặng cho tôi được gửi gắm trong những việc yêu thương và khiêm
nhường của Chúa.
5.
Yêu thương và khiêm nhường
của Chúa dành cho tôi không là một lý thuyết, nhưng là một thực tại, mà tôi như
chạm vào được, mà tôi như nếm được hương vị ngọt ngào.
6.
Yêu thương và khiêm nhường
của Chúa dành cho tôi chủ yếu là cứu tôi, không ồn ào mà rất lặng lẽ.
7.
Có những ngày dài, một
mình chống chọi với đủ mọi thứ đau, thì Chúa âm thầm ở bên tôi, để an ủi tôi, để
cho tôi thấy, cho dù mọi người xem như xa tránh tôi, thì Chúa vẫn một mực là Đấng
cứu độ tôi, là Tin Mừng của tôi.
8.
Có những đêm dài, mệt mỏi
trước những sợ hãi, mà Satan cố tình gây nên để khống chế tôi, thì Chúa vẫn lặng
lẽ ở bên tôi, để ban cho tôi niềm tin: Chúa chính là sự sống và là sự sống lại
của tôi.
9.
Thế rồi Mẹ dạy tôi: “Những
gì Chúa đã ban cho con, thì con hãy làm cho người khác”. Tức là tôi hãy nhìn họ
bằng đôi mắt của Trái tim Chúa giàu lòng thương xót.
10.
Điều Đức Mẹ khuyên tôi là
rất hợp lý, là một chân lý cứu độ, nhưng lại rất khó thực hiện. Cái khó không
phải ở phía người ta, mà ở phía tôi. Tôi vẫn mang trong mình đủ mọi tính hư nết
xấu. Đặc biệt là trái tim của tôi có thể đã trở nên chai đá, đã trở thành
ximăng hóa, đã trở nên dửng dưng trước những khổ đau của người khác.
11.
Hiện tượng đó đang là
nguy cơ khủng khiếp trong Hội Thánh.
Rất may là nhờ Đức Mẹ,
nhiều tấm lòng đang được ơn đổi mới. Đổi mới ở chỗ biết cầu nguyện và tỉnh thức.
12.
Thực tình mà nói: Hầu hết
chúng ta chưa biết cầu nguyện, chưa biết tỉnh thức.
Lúc này hơn bao giờ hết,
chúng ta cần xin Đức Mẹ giúp chúng ta biết cầu nguyện và biết tỉnh thức. Bởi vì
rất nhiều người trong chúng ta vẫn cầu nguyện theo cung cách người Pharisêu đã
cầu nguyện trước bàn thờ, mà bị Chúa kết án.
13.
Cầu nguyện mà kể công, mà
coi mình đạo đức hơn kẻ khác, thì không là cầu nguyện, mà là tự nộp mình cho quỷ
dữ Satan.
14.
Cầu nguyện là gặp gỡ Chúa
Giêsu, yêu thương và khiêm nhường.
Cầu nguyện là ở lại với
Chúa Giêsu, xin vâng phục ý Chúa Cha.
Cầu nguyện là sống mật
thiết với Chúa Giêsu, như cành nho với thân nho.
15.
Tỉnh thức là biết đau cái
đau của Chúa lúc này, tại đây.
Tỉnh thức là biết khổ cái
khổ của đồng bào tại đây, lúc này.
Tỉnh thức là nếu không
làm được cho người khác khỏi khổ, thì ít là đừng làm cho ai phải khổ thêm do
mình gây nên.
Tỉnh thức là sống thực
thân phận tội lỗi, yếu đuối của mình, chỉ tin cây nơi Chúa giàu lòng thương
xót, chứ không để mình trở thành công cụ của Satan, chỉ lo biểu diễn và vơ vét
danh vọng hão huyền.
Tỉnh thức là khiêm tốn
tuyên xưng chúng ta cần Chúa, chứ không phải là Chúa cần chúng ta.
16.
Lúc này hơn bao giờ hết,
chúng ta rất cần tỉnh thức dưới sự hướng dẫn của Đức Mẹ. Đức Mẹ là đền thờ của
Chúa Thánh Thần, Mẹ sẽ chia sẻ cho chúng ta sự khôn ngoan của Chúa Thánh Thần,
để biết sống đẹp lòng Chúa trong tình hình rất phức tạp hiện nay.
17.
Trong tinh thần tỉnh thức
và cầu nguyện, tôi hay nhìn lên Chúa, mà thầm nói với Chúa bằng bài ca quen thuộc
sau đây:
“Giữ gìn con Chúa ơi,
Vì Chúa là chốn con tựa
nương tháng năm.
Trong cánh tay Người hồn
con vui sống,
Tình yêu Chúa khoan dung
bền vững muôn đời.”
Long Xuyên, ngày
11.11.2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét