Cách nhận biết và giảm căng thẳng
Thứ
tư, 8/6/2022, VnExpess.net
Căng thẳng tác động lên mọi
cơ quan trên khắp cơ thể, khiến nhiều người bị rụng tóc, đau đầu, dễ cáu gắt, lạm
dụng rượu bia.
Đối với một số người,
căng thẳng là dấu hiệu của sự yếu kém và thất bại. Họ có xu hướng phủ nhận ngay
lập tức khi được hỏi "Bạn có đang stress không?", thay vì thừa nhận
đây chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước những hoàn cảnh khó khăn.
Thực tế, mỗi người có một
cách biểu hiện căng thẳng khác nhau. Để chẩn đoán chứng căng thẳng, bác sĩ thường
khảo sát bệnh nhân về chất lượng giấc ngủ, thói quen uống cà phê vào buổi sáng,
uống rượu vào ban đêm. Một số người được hỏi có nghiến răng khi ngủ, ăn nhiều
hơn bình thường hoặc khó tập trung hơn hay không. Đây có thể là các dấu hiệu
ban đầu của tình trạng căng thẳng.
Theo các chuyên gia,
không phải loại căng thẳng nào cũng xấu. Một số đợt stress cảnh báo về thách thức
phía trước, giúp mỗi người chuẩn bị tốt tinh thần để đối phó. Các căng thẳng ngắn
hạn thúc đẩy phản ứng tự vệ với tình huống tức thời, đột ngột. Tuy nhiên, cũng
có những loại căng thẳng được đánh giá là độc hại, hình thành khi mọi thứ vượt
ngoài tầm kiểm soát.
Sau hai năm Covid-19
hoành hành, nhiều người bị "ăn mòn" về cả thể chất lẫn tinh thần. Tiến
sĩ Quratulain Zaidi, chuyên gia tâm lý học tại Hong Kong, gọi loại căng thẳng
này là "đại dịch thầm lặng" hậu Covid-19.
"Rất nhiều người
căng thẳng vì mọi thứ quá bất định, thế giới và cảnh quan xung quanh thay đổi.
Họ căng thẳng vì một tương lai không chắc chắn, cảm giác mất mát kéo dài",
tiến sĩ Zaidi nói.
Điều này tạo ra tâm lý lo
lắng cao độ, bộ não (với bản năng sinh tồn) liên tục theo dõi môi trường xung
quanh, đưa ra phán đoán về sự an toàn và nguy hiểm.
"Rất khó để nói rằng
chúng ta đang quá nhạy cảm với các mối đe dọa xung quanh hoặc đang đánh giá thấp
khả năng của bản thân, bởi cơ thể có bản năng phòng vệ. Trong tình huống bất
thường, sự căng thẳng trỗi dậy, cơ thể buộc phải lựa chọn giữa 'chiến đấu hoặc
bỏ chạy', tất cả để đưa chúng ta về tình huống an toàn", Zaidi giải thích.
Ông cho rằng điều cần làm
lúc này không phải cắn răng chịu đựng, mà là chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo
từ cơ thể, trước khi chúng biểu hiện thành các triệu chứng trầm trọng hơn.
Căng thẳng khiến nhiều
người nhạy cảm, dễ nổi cáu hơn. Ảnh: Shutterstock
Về khía cạnh hóa sinh và
sinh học, ông Zaidi cho biết căng thẳng có tính chất tích lũy và ảnh hưởng đến
mọi cơ quan. Nghiên cứu quốc tế ước tính 90% bệnh tật có liên quan đến căng thẳng.
Tiến sĩ Benita Perch,
chuyên gia trị liệu tự nhiên, nhận định căng thẳng gây ra tình trạng viêm trong
cơ thể. Về mặt thể chất, các dấu hiệu cảnh báo sớm là đau đầu, rụng tóc, nghiến
răng, tim đập nhanh, một số vấn đề tiêu hóa.
"Rất nhiều bệnh nhân
của tôi chủ quan về điều đó, nhưng không có nghĩa họ không bị căng thẳng. Họ
làm việc nhiều giờ, trông con, ăn uống không ngon miệng", bà giải thích.
Dành quá nhiều thời gian
làm cha mẹ và không chăm sóc cho bản thân, nhiều bậc phụ huynh rơi vào tình trạng
căng thẳng mạn tính. Tuy nhiên, căng thẳng tích lũy thường hình thành rất chậm,
khiến mọi người khó nhận biết, cố gắng duy trì nhịp sống cũ. Tiến sĩ Perch cho
biết mỗi người cần chú ý đến các phản ứng cực đoan của bản thân trước mọi tình
huống.
"Ai đó tự nhiên dễ
cáu kỉnh, tức giận hoặc lo lắng về những điều nhỏ nhặt. Họ trở nên quá ngăn nắp,
không đến độ OCD (rối loạn ám ảnh cưỡng chế), nhưng muốn mọi thứ đều ở đúng vị
trí. Họ dễ chỉ trích mọi người hơn, quá nhạy cảm và dễ bị xúc phạm. Tất cả là
triệu chứng của căng thẳng", tiến sĩ Perch nói.
Chất lượng giấc ngủ cũng
là yếu tố giúp đoán định chỉ số sức khỏe. Triệu chứng khó ngủ, thức dậy giữa
đêm và không ngủ lại được cho thấy tình trạng stress nói chung.
Perch cũng nhận thấy
trong suốt đại dịch, nhiều bệnh nhân của bà có biểu hiện ăn uống vô độ. Họ ăn
nhiều với mong muốn cảm thấy thỏa mãn hơn, tăng mức tiêu thụ rượu. Điều này dễ
thúc đẩy nguy cơ ung thư vú.
Nếu gặp một trong số các
triệu chứng trên, các chuyên gia khuyến cáo nhìn nhận lại lối sống của bản
thân. Mạng xã hội và văn hóa online 24/7 làm nhiều người mất cân bằng giữa cuộc
sống và công việc.
"Bạn có thể tắt điện
thoại, không trả lời email. Trong đại dịch, chúng ta đã quên mất cách phân biệt
giữa những điều thực sự quan trọng trong cuộc sống. Hãy tạo ranh giới lành mạnh
với bạn bè, mạng xã hội và các phương tiện thông minh bạn đang sử dụng",
tiến sĩ Zaidi nói.
Giảm tần suất tiêu thụ
thông tin giúp cải thiện sức khỏe tâm thần. Làm một việc vào một thời điểm, thực
sự tập trung vào công việc đó giúp giảm bớt căng thẳng.
Tiến sĩ Perch cũng khuyến
khích mỗi người thực hành chánh niệm, tập thiền từ 10 đến 20 phút mỗi ngày. Tập
thể dục là cách giải tỏa căng thẳng hiệu quả, nhưng lạm dục thể dục cường độ
cao có thể làm tăng mức cortisol (hormone) gây căng thẳng trong cơ thể.
Thục Linh (Theo SCMP)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét