CHUYỆN MỖI TUẦN – CÂU CHUYỆN VỀ “LAO ĐỘNG TRẺ EM”…
Ngày 12/6 hằng năm đã được
Tổ Chức Liên Hiệp Quốc phê chuẩn là ngày “Thế Giới Phòng Chống Lao Động Trẻ
Em”…
Hôm nay là ngày Chúa Nhật
XI/TN/C và là Chúa Nhật mừng Lễ Chúa Ba Ngôi – ngày 12/6/2022, cũng là ngày “Thế
Giới Phòng Chống Lao Động Trẻ Em” (WDACL) của năm 2022…
Đức Thánh Cha – sau kinh
Truyền Tin buổi trưa tại Quảng Trường thánh Phêrô – đã có những lời huấn dụ về
vấn đề này…
Ngài nói :
“Hôm nay là Ngày Thế Giới
Phòng Chống Nạn Lao Động Trẻ Em, tất cả chúng ta hãy hành động để có thể loại bỏ
thảm trạng này…hầu không một trẻ em trai hoặc gái nào bị tước đoạt quyền cơ bản
của mình và bị ép buộc phải làm việc…Tình trạng trẻ vị thành niên bị bóc lột buộc
phải làm việc là một thực tế đầy bi thảm thách thức tất cả chúng ta”…
Đề tài này quả thực hiếm
khi được giới chức có trách nhiệm trong Nhà Đạo chúng ta quan tâm…nên – dù có
dài một chút – thì người viết cũng xin được ghi lại toàn bộ 23 quyền của Trẻ Em
theo Luật Trẻ Em năm 2016…để chúng ta có dịp đọc qua…và cũng có được một sự để
ý chăm sóc nào đó cho các em, bởi Tổng Cục Thống Kê ngày 19/12/2019 đã có những
con số cụ thể về các em như sau:
*Dân số trẻ em tại Việt
Nam chúng ta là 24.776.773 em (khoảng 25% tổng dân số cả nước) – trong đó các
em nam là 12.915..365 em (52%) và các em nữ là 11.861.368 em (48%)…
* Qua thống kê của Tổ Chức
Lao Động Quốc Tế (ILO) và Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF)…thì số trẻ em
lao động trên tế giới tăng lên 160 triệu em và khoảng 9 triệu em đang có nguy
cơ rơi vào tình trạng bị ép buộc lao động do Đại Dịch Covid-19…
Toàn bộ 23 khoản luật về
quyền trẻ em theo Luật Trẻ Em năm 2016:
1-Quyền sống: Trẻ em có
quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát
triển.
2-Quyền được khai sinh và
có quốc tịch: Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử,có họ, có tên, có quốc tịch,
được xác định cha / mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của Pháp Luật.
3-Quyền được chăm sóc sức
khỏe: Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận,
sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám, chữa bệnh.
4- Quyền được chăm sóc,
nuôi dưỡng: Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.
5- Quyền được giáo dục, học
tập và phát triển năng khiếu : - Trẻ em có quyền được được giáo dục, học tập để
phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; - Trẻ em được
bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục, được phát triển tài năng, năng khiếu,
sáng tạo, phát minh.
6 – Quyền vui chơi, giải
trí : Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí, bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt
động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.
7 – Quyền giữ gìn, phát
huy bản sắc : - Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc điểm và giá trị riêng của bản
thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc, được thừa nhận các quan hệ gia
đình; - Trẻ em có quyền dùng tiếng nói,chữ viết, gìn giữ bản sắc, phát huy truyền
thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc minh.
8 – Quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo : - Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một
tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất cũa trẻ em.
9 – Quyền về tài sản : Trẻ
em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác với tài sản theo quy định của
pháp luật.
10 – Quyền bí mật đời sống
riêng tư : - Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em; - Trẻ em được pháp luật
bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các
hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp
trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.
11 – Quyền được sống
chung với cha mẹ : - Trẻ em có quyền được sống chung với cha mẹ, được cha mẹ bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục…trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo qui định của pháp
luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Khi phải cách ly cha mẹ, trẻ em được
trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha mẹ, gia đình, trừ trường hợp
không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
12 – Quyền được đoàn tụ,
liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ : Trẻ em có quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ…trừ
trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích tốt nhất của trẻ em, được duy trì mối liên hệ
hoặc tiếp xúc với cả cha và mẹ khi trẻ em, cha, mẹ cư trú ở các quốc gia khác
nhau hoặc khi bị giam giữ, trục xuât…thì được tạo điều kiện thuận lợi cho việc
xuất cảnh, nhập cảnh để đoàn tụ với cha mẹ, được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật,
được cung cấp thông tin khi cha, mẹ bị mất tích.
13 – Quyền được chăm sóc
thay thế và nhận làm con nuôi : - Trẻ em được chăm sóc thay thế khi không còn
cha mẹ, không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ, bị ảnh hưởng bởi
thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ
em; - Trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con
nuôi.
14 – Quyền được bảo vệ để
không bị xâm hại tình dục : - Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để
không bị xâm hại tình dực.
15 – Quyền được bảo vệ để
không bị bóc lột sức lao động : Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức
để không bị bóc lột sức lao động, không phải lao động trước tuổi, quá thời gian
hoặc là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật,
không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự
phát triển toàn diện của trẻ em.
16 – Quyền được bảo vệ để
không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc : - Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình
thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn thương đến sự phát triển toàn
diện của trẻ em.
17 – Quyền được bảo vệ
không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt : Trẻ em có quyền được bảo vệ
dưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.
18 – Quyền được bảo vệ khỏi
chất ma túy : Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất,
vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái phép
chất ma túy.
19 – Quyền được bảo vệ
trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính : Trẻ em có quyền được bảo vệ trong
quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm quyền được bào chữa và tự
bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, được trợ giúp pháp lý, được
trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái pháp luật, không bị tra tấn,
truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực
về tâm lý và các hình thức xâm hại khác.
20 – Quyền được bảo vệ
khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang : Trẻ em có
quyền được ưu tiên bảo vệ, trợ giúp dưới mọi hình thức để thoát khỏi tác động của
thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang.
21 – Quyền được bảo đảm
an sinh xã hội : Trẻ em là công dân Việt Nam được bảo đảm an sinh xã hội theo
qui định của luật pháp phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội nơi trẻ em sinh sống
và điều kiện của cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.
22 – Quyền được tiếp cận
thông tin và tham gia hoạt động xã hội : Trẻ em có quyền được tiếp cận thông
tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi
hình thức theo qui định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp
với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.
23 – Quyền được bày tỏ ý
kiến và hội họp : Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề
liên quan đến trẻ em, được tự do hội họp theo qui định của pháp luật phù hợp với
độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em, được cơ quan, tổ chức,
cơ sở giao dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện
vọng chinh đáng.
Và đặc biệt:
- Quyền của trẻ em khuyết
tật : Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người
khuyết tật theo qui định của pháp luật. được hổ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt
để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội.
- Quyền của trẻ em không
quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn : Trẻ em không có quốc tịch cư trú tại Việt
Nam, trẻ em lánh nạn, tị nạn được bảo vệ và được hổ trợ nhân đạo, được tìm kiếm
cha mẹ, gia đình theo qui định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là thành viên. (Điều 12 – Điều 36 – Luật Trẻ Em
2016)
Thiết tưởng việc nghiên cứu
Luật Trẻ Em cũng như mọi thứ Luật Lệ Xã Hội cũng giúp cho các vị giáo sư Giáo
Luật giúp cho sinh viên của mình hôm nay và mai ngày là những mục tử với rất
nhiều “kiêm nhiệm” trong công việc của mình tại một cộng đoàn con người – nơi
những người tin và chưa tin hoặc không tin sống “chung và đụng” có được những
hướng dẫn cụ thể, tình người để cuộc sống dễ chịu, ít gây hấn, nhiều Tin Mừng
hơn, bởi tại các Giáo Xứ có tên, có tuổi hôm nay ở các vùng nông thôn, giới trẻ
thế hệ X,Y,Z hầu như vắng mặt…và các Ban
Mục Vụ thường được lưu nhiệm nhiều nhiệm kỳ vì không có các thế hệ kế thừa…và
“lưu nhiệm” cũng là giải pháp ít khó khăn hơn cả cho giới trách nhiệm tại các
Giáo Xứ…
Chúa luôn muốn nói với mỗi
chúng ta : “Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời là của
những ai giống như chúng” (Mt 19,14)…
Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét