Aug 16, 2015 – Chúa nhật 20 thường niên năm B
Hãy nên một với Đức Giesu
Các Bạn thân mến,
Đức Giesu nói:"Ai ăn thịt và uống
máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau
hết, vì thịt tôi là của ăn và máu tôi là của uống."
Nghe
lời này, dân chúng Do Thái thời ấy nổi lên tranh cãi:“Làm sao ông lại có thể cho chúng ta ăn thịt ông, chứ?” Họ nói thế,
vì đứng trên bình diện của người không tin và cũng chẳng hiểu.
Lịch
sử Do Thái, là lịch sử có sắc thái khá bạo động. Hôm nay, người thời đại với
nền văn hoá cao rộng, đều thấy“dị ứng”mỗi
khi nghe nói về chuyện ăn thịt và uống máu vị diễn giả. Họ không hiểu nổi những
chuyện như thế lại được Đức Giesu chủ trương.
Thực
ra chuyện này không phải không thể xẩy ra, thời nay đã có cuốn phim tài liệu
tường thuật chuyện những người gặp nạn trong chuyến bay rớt xuống dãy núi Andes
ở Áchentina. Khi ấy, người sống sót phải ăn thịt người chết, để chống lại cơn đói
hoành hành.
Một
sối người Việt Nam chúng ta vượt biển sau năm 1975, mà không được tầu nào cứu vớt,
thời gian dài lênh đênh trên biển khơi rồi trôi dạt vào những hoang đảo. Ở đó
họ cũng đã phải ăn thịt nhau để mà sống, chờ đợi được cứu. Và hẳn còn nhiều việc
người ta cho như man rợ, nhưng trước tình huống khó khăn, khổ sở, ghê sợ như
vậy, con người phải chấp nhận để sống còn.
Ngoài
chuyện kinh hoàng khi nghĩ đến việc phải ăn thịt người, dân tộc Do Thái còn
khiếp đảm về máu nữa. Bởi máu là cội nguồn tạo sự sống nhưng cũng là yếu tố lây
lan bệnh tình, rất hiểm nguy. Dính vào máu, tự khắc thành ô uế không thể gột
rửa.
Thế nên, người Do thái khi nghe Đức Giesu
khuyên hãy uống máu Ngài, họ thấy lợm giọng, hồ nghi là Chúa bị bệnh. Hiển
nhiên Ngài không nói theo nghĩa đen, mà nói đến sự rước Mình Máu Ngài vào cơ
thể mình, nên thật sự, ý nghĩa Lời Ngài còn rất sâu sắc. Thật vậy, để thiết lập tương quan sâu xa giữa Đức Giesu và các tín
hữu, Ngài đã lập Bí Tích Thánh Thể, cho mọi người được ăn thịt và uống máu của
Ngài. Và Ngài kêu mời mọi người dấn bước theo Ngài, không một điều kiện,
để sẻ san thân phận và sứ vụ Ngài thực hiện cách trọn vẹn. Không tránh thoát
mọi hành hình bách hại, dành sẵn cho môn đệ, cho người dám xả thân cho sứ vụ
Ngài trao.
Đó là nội dung của đọan Tin Mừng chúa nhật tuần này. Thời điểm Đức
Giesu kết thúc việc mặc khải về Ngài là Bánh từ trời ban xuống để nuôi sống
muôn dân. Lời Ngài đã đến cao điểm khi đòi buộc người ta phải tin và nhận lấy
thực phẩm đặc biệt này, nếu muốn sống vĩnh cửu.
Có thể một số
người cho là đọan Tin Mừng này có những lời lẽ thật khó hiểu, với những ngôn
ngữ của một thế giới như xa lạ, huyền bí, quái dị thời cổ! Nhưng đó là những gì
vốn vận hành giữa những tư tưởng quen thuộc, những ý niệm đơn sơ của loài người
trong thế giới thời cổ ấy.
Nên các ý niệm của đọan
Tin Mừng hoàn toàn bình thường với những ai đã hiểu biết việc dâng cúng tế lễ đời
cổ.
1. Sinh tế:
- Thời
xưa, khi dâng sinh tế, là toàn thể con vật được dâng lên cho một vị thần nào đó.
- Nhưng
con vật thường chỉ được tiêu hủy một phần tượng trưng nơi bàn thờ.
- Một
phần thịt được chia cho các thầy tư tế, như thù lao của họ.
- Một
phần khác được chia lại cho người dâng của tế lễ, để người ấy tổ chức bữa tiệc
đãi họ hàng, bạn bè.
- Trong
bữa tiệc này thì vị thần cũng được xem như là một vị khách mời.
- Và
người ta cho rằng vị thần ấy đã nhập vào sinh tế được dâng, nên khi ăn thịt con
vật ấy tức là ăn chính vị thần của mình.
- Sau
khi dự bữa tiệc như vậy, họ tin rằng đã được vị thần ấy nhập vào, và từ lúc đó,
họ có sức sống sinh động của thần mình.
- Ngày
nay chúng ta có thể cho đó là thờ hình tượng, ảo tưởng, viển vông, nhưng những
ai tin vào những từng trải sống động như thế thì đọan Tin Mừng này hoàn toàn dễ
hiểu.
- Hơn
nữa trong thế giới ngày xưa, hình thức tôn giáo sống động nhất là tôn giáo thần
bí, như những vở kịch đam mê, đầy cảm động, với cảm xúc cao độ.
- Các
tôn giáo thần bí đã cung ứng được sự hiệp thông và ngay cả đến sự đồng hóa với
một vị thần nào đấy.
- Người
đó trở thành một với vị thần của mình, chia sẻ lo âu, khổ đau, được an toàn khi
còn sống, lúc đã chết và cả khi sống lại.
- Họ
đã phấn đấu, chờ đợi, mơ ước, thỏa mãn được đồng hóa với thần của họ.
- Được
phúc hạnh nhận vị thần ngự trong mình và nghe được vị thần của mình nói.
- Nhưng
họ chưa hề đọc những câu như"ăn thịt và uống máu Chúa Cứu Thế" theo nghĩa đen một cách
sống sượng và đáng sợ.
- Mặc
dù họ đã ít nhiều từng trải một sự hiệp nhất không thể mô tả được, kết hợp gần
gũi, thiết cận hơn bất cứ sự hiệp nhất nào trên thế gian.
- Nhưng
lời Đức Giesu tự xưng và tuyên bố làm cho người Do Thái choáng váng, vì họ hiểu
lời Chúa nói, nên họ không thể chấp nhận Ngài.
- Ngài
là con của người thợ mộc thành Nazaret, đang đứng trước mặt họ mà lại bảo từ
trời xuống, là sứ gỉa của Thiên Chúa, là Đấng ban cho con người sự sống đời đời.
- Họ
thấy Ngài như những người phàm chung quanh họ, nên họ thiếu hẳn niềm tin nơi
Ngài. Và thời nào con người cũng như vậy, thật khó mà cưỡng lại thành kiến.
- Đức Giesu đã vận dụng quan niệm về sinh
tế để làm cho người ta hiểu phải đồng hóa với Ngài, chính là ăn thịt, uống máu
vị thần tuyệt đối của họ là chính Ngài.
- Ăn thịt
và uống máu Ngài là: trở nên đồng hoá một cách trọn vẹn với Ngài. Tức có tình
thâm sâu cùng thị kiến cuộc đời mà Ngài đã sống. Trở nên đồng hoá với các giá
trị Ngài đề ra. Đó là trọng trách dựng xây Nước Trời... Nhưng trên hết, Mình
Máu Ngài là thành phần của cơ thể Ngài đã trọn vẹn hiến tặng, bằng sự khổ nhục
và nỗi chết.
2. Điều Đức Giesu muốn
nói:
a) Thịt
của Ngài là nhân tính trọn vẹn và đầy đủ của Ngài:
. Thánh Gioan đã nhấn mạnh rằng thần nào phủ nhận Đức
Giesu lấy xác thịt mà đến là thuộc tà giáo.
. Nên chúng ta không bao
giờ được buông rơi phần nhân tính trọn vẹn của Đức Giesu, bởi Ngài thật sự có
xương thịt như chúng ta.
. Điều đó quan trọng vì
Đức Giesu là tâm trí của Thiên Chúa trở thành người, Ngài đã thần hóa xác thịt
chúng ta bằng cách mặc lấy nó và sống y như chúng ta, đối diện với hoàn cảnh
của con người, phấn đấu ở giữa loài người chúng ta, làm việc với bàn tay con
người, suy nghĩ với trí óc con người, hành động với ý chí con người và yêu mến
bằng trái tim con người.
. Nên Con Thiên Chúa nhập
thể, theo một cách nào đó đã kết hợp tất cả mọi người.
. Ngài muốn nói rằng hãy
lấy tư tưởng về nhân tính của Ngài mà nuôi dưỡng tâm trí, linh hồn chúng ta,
bởi Ngài đã khoác lấy đời sống của con người với luôn cả những gian nan, khổ
đau, đói khát và bị cám dỗ nữa.
. Như thế ăn thịt Chúa Cứu
Thế là nuôi dưỡng mình bằng nhân tính của Ngài, cho đến chừng nào nhân tính của
chúng ta được tăng cường, tẩy sạch để trở thành thuần khiết và được Ngài chiếu
sáng cho.
b) Đức Giesu dạy chúng ta
phải uống máu của Ngài:
. Người Do Thái hiểu được
rằng máu là tiêu biểu cho sự sống, và thuộc về Thiên Chúa.
. Vì thế Đức Giesu dạy
chúng ta phải uống máu của Ngài, tức là phải nhận lấy sự sống của Ngài vào tâm
lòng chúng ta.
. Bao lâu Đức Giesu còn là một nhân vật trong sách vở, thì
Ngài vẫn ở ngoài chúng ta.
. Nhưng một khi Ngài đã
vào tâm lòng chúng ta, thì Ngài ở trong chúng ta, nuôi dưỡng bằng sự sống, sức
mạnh và sinh động Ngài ban cho.
. Phải uống máu của Ngài, là phải tiếp thu sự sống
của Ngài, đưa vào bên trong chúng ta, và để Ngài đưa chúng ta vào trong Ngài.
. Lúc đó chúng ta sẽ có sự sống thật, là sự sống viên mãn.
-
Chúng ta hãy đón nhận tình thương cao cả lạ lùng của Đức Giesu, Đấng đã ban sự
sống qúi gía của chính mình để làm gía cứu chuộc chúng ta.
- Hãy
kính thờ sốt sáng mầu nhiệm Mình Máu Thánh Chúa để được phép rước lấy bánh siêu
thể đó thường xuyên.
- Chúng ta
đã biết ích lợi vô cùng to lớn của Bí Tích Thánh Thể, thì đừng dễ dàng bỏ qua;
khi rước lễ cần chuẩn bị, sốt sáng, hiệp thông thần tính vĩnh cửu. Đồng thời
lãnh nhận bảo chứng sẽ được phục sinh vào ngày cuối cùng.
- Tấm bánh Đức Giesu muốn nói
không chỉ là Bí Tích Thánh Thể của Ngài, mà còn là Tấm Bánh Lời Chúa.
- Cũng
như Bí Tich Thánh Thể, Lời Chúa rất cần thiết, nên phải quan tâm suy niệm và
sống Lời Ngài.
-
Bởi trong cuộc hành trình tìm về quê trời, tín hữu chúng ta còn phải tìm kiếm
một điều khác hơn là công việc, tiền của, danh vọng và chức quyền.
3. Hiệu qủa của Bí Tích Thánh Thể:
- Những
điều Đức Giesu nêu ra như một khẳng định đòi buộc các tín hữu phải dùng
Thịt và Máu của Ngài thường xuyên.
- Phải
dùng mọi sức sống đời này, đời sau, và sức sống thông truyền từ Đức Giesu.
a) Sự sống đời này và sự sống lại:
-
Thánh thể làm cho chúng ta được hiệp thông với Đức Giesu Phục Sinh.
- Thân xác
sống động ấy trở thành hạt giống của sự sống vĩnh cửu được gieo vào tâm lòng chúng
ta.
- Nhờ đó, ngay
tại trần gian này, chúng ta đã được bắt đầu tham dự vào hạnh phúc vĩnh cửu với
Thiên Chúa Ba Ngôi.
b) Đức Kito ở
lại trong tín hữu:
- Ơn gọi
của tất cả chúng ta là được ở lại với Thiên Chúa.
- Bởi Thiên
Chúa vẫn mong muốn ở lại với nhân loại.
- Như thế sự
cứu độ là một câu chuyện nói về Thiên Chúa đến và ở lại với con người, và con
người được ở với Thiên Chúa.
c) Sống nhờ Chúa Cha:
- Đức Giesu
luôn bầy tỏ Ngài sống qua Chúa Cha, nhờ Chúa Cha và vì Chúa Cha.
- Tất cả mọi
hành động của Đức Giesu đều phát xuất từ Chúa Cha và tình yêu mến Chúa Cha.
- Ngài mời
gọi mọi người chúng ta cùng đi vào mối tương giao ấy qua việc đón nhận chính
thân thể của Ngài.
d) Chia sẻ:
- Một
đòi hỏi cần thiết trong mọi thời đại, đó chính là trao tặng cuộc sống, sự hy
sinh, thời gian để phục vụ những lời ích chung.
- Thực tại
diễn tả đầy đủ nhất về sự trao tặng là bữa ăn.
- Khi bữa ăn
chia sẻ diễn ra trong một cộng đòan yêu thương đòan kết thì nó không chỉ là
cung cấp của ăn vật chất, bởi người chuẩn bị cũng như người tham dự đã trao
tặng một phần thời gian dành để kiếm sống.
- Trong bữa
ăn như thế, người ta trao tặng phần thời gian đã qua cũng như khoảng thời gian
hiện tại để cho người khác được sống và sống vui vẻ hạnh phúc.
- Đó
là một thực tại tinh thần qúi gía cần quan tâm.
- Ai tin
tưởng và mở ra trước lời mời của Đức Giesu, ai lãnh nhận tấm bánh do Thiên Chúa
ban, thì sự sống đích thực sẽ phát triển nơi người ấy, bởi vì qua tấm bánh, họ
lãnh nhận được chính con người và sự sống của Đức Giesu
- Hãy luôn nhớ
rằng:"khi
Chúa mời gọi chúng ta giúp đỡ nhau là Chúa mời gọi chúng ta cũng làm phép lạ
với Chúa."
- Vì thế qua
Phép Thánh Thể, buộc con người phải suy nghĩ về cách phân phối lương thực thực
phẩm trong thế giới hiện tại.
- Đức tin mà Đức Giêsu muốn chúng ta có theo
như Ngài nói trong bài Phúc Âm hôm nay: "Ta là Bánh hằng sống từ trời
xuống…Thịt Ta thật là của ăn, Máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu
Ta thì kẻ ấy sống trong Ta và Ta sống trong kẻ ấy".
- Chúng ta cần chứng tỏ đức tin vào những lời
nói này của Đức Giêsu, biểu lộ đức tin ấy bằng cách cầu nguyện trước và sau khi
rước Mình Thánh Chúa. Chính việc cầu nguyện trước và sau khi hiệp lễ mang lại
cho chúng ta một áp dụng thực tiễn, đó là việc rước lễ phải là một cảm nghiệm
của đức tin và phải được thực hiện kèm theo lời cầu nguyện. Một thí dụ:
. Khi chủ tế tuyên bố: “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần
gian. Phúc cho ai được mời đến dự tiệc của Ngài”.
. Chúng ta cầu nguyện:"Lạy
Chúa, Con không đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin phán một lời thì linh hồn
con sẽ được lành mạnh".
. Sau vài phút thinh lặng khi
rước Chúa rồi, tiếp tục cầu nguyện: "lạy Chúa, là Cha chúng con, ước gì
Mình Thánh Chúa Kitô mà con vừa nhận lãnh, mang lại cho con sức khoẻ xác hồn
dài lâu".
. Rồi kết thúc với lời nguyện: "Lạy Chúa là Cha chí thánh,
xin giải thoát con là người tôi tớ Cha khỏi mọi bệnh tật, và xin phục hồi sức
khoẻ cho con. Xin dùng sức mạnh Ngài nâng đỡ con, dùng quyền năng Ngài che chở
con và xin cho con được phục sinh vào cuộc sống mới trong ngày sau hết”.
- Tự
việc rước lễ như vậy là một cảm nghiệm tuyệt đẹp. Và sẽ trở nên vô cùng tốt
lành nếu được kèm theo một chuỗi lời cầu nguyện như thế. Vậy chúng ta hãy cầu
nguyện trước, trong và sau khi rước lễ. Trí lòng chúng ta hãy nghĩ về Đức Giesu
khi chúng ta tiến lên bàn thờ rước Mình Thánh Ngài, sau khi chúng ta nhận lãnh
Mình Thánh Chúa, và chúng ta tâm sự với Ngài như với một người bạn thân. Rồi
cảm tạ, xin Ngài tha thứ và hướng dẫn chúng ta.
- Bên cạnh đức tin Đức Giêsu muốn chúng ta có theo
như Ngài nói trong bài Phúc Âm hôm nay. Chúng ta còn thấy loại thương yêu mà
Ngài muốn chúng ta có với tư cách là những Kitô hữu. Tình thân hữu nồng nàn
tăng trưởng giữa mọi người chính là loại tình thân mà tất cả các Kitô hữu đều
phải cố gắng vun trồng cho nhau.
- Việc rước lễ làm cho đời sống chúng ta trở nên
dồi dào tình thương hơn, đặc biệt đối với những người đang cần đến chúng ta
nhất. Nói cách khác, việc rước Chúa vào lòng lôi kéo chúng ta đến gần Đức Giêsu
hơn và cũng đến gần nhau hơn nữa.
- Hãy lắng nghe Thánh Phaolô mô tả về Đức tin
và Đức Ái chúng ta phải có khi tiến lên bàn thờ rước Mình Thánh Chúa:
"Chén
chúc tụng chúng ta dùng trong bữa tiệc Chúa chính là sự thông hiệp vào máu Chúa
Giêsu và tấm bánh chúng ta bẻ ra ăn, chính là sự thông hiệp vào Mình Thánh Chúa
Kitô. Vì chỉ có một tấm bánh, nên chúng ta tuy nhiều cũng vẫn chỉ là một thân
xác bởi vì chúng ta thông dự vào cùng một tấm bánh" (1 Cr 10: 16-17)
Lạy Chúa, Ngài đã nói:"Tôi là bánh từ trời xuống. Ai ăn bánh
này sẽ được sống muôn đời." Vâng, chính Ngài là thức ăn và là của
uống cho chúng con, là đời sống của linh hồn, là sức khỏe của tinh thần chúng
con.
Xin giúp chúng con nên một với Ngài, dù đòi hỏi đó làm cho chúng
con đau đớn, bởi chúng con đã quen thuộc với mọi sự chung quanh mình, chẳng
muốn giảm bỏ thói quen nào, cả những thứ luôn làm chúng con không được ngủ yên
trong Chúa.
Xin Ngài tha thứ và dạy chúng con luôn biết cảm tạ, ngợi khen
Thiên Chúa, qua Bí Tích Thánh Thể, vì đó là sự sống đời đời của chúng con.V ì
Chúa Giesu Kito Chúa chúng con. Amen. (mượn ý)
Than men,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét