SỰ THĂNG TRẦM CỦA TUỔI GIÀ
Ước
vọng sống lâu đã là điều mong muốn của con người từ ngàn xưa. Nó đứng trên cả
tiền tài, danh vọng, đông con nhiều cháu. Chả thế mà thứ dân khi gặp nhau thì
trang trọng chúc bách niên giai lão là thỏa mãn rồi. Còn vị quyền cao phủ chùm
đất nước thì không bằng lòng với bách niên, mà đòi dân đen phải tung hô vạn
tuế! vạn tuế ! hoặc muôn năm! muôn năm!
Nhưng
trăm người trăm ý, cho nên Á Đông ta có quan niệm “đa thọ, đa nhục”.
Chateaubriand ví tuổi già như con tầu đắm.
Horace
than phiền: tuổi già buồn nản đang đến, giã từ những nụ cười vui, những tình
yêu nồng nàn và những giấc ngủ an lành.
Còn
Hippocrate thì so sánh tuổi với bốn mùa mà già là mùa đông băng giá.
Có
lẽ là khi về già, con người, giống như mọi sinh vật khác, đều chịu những thay
đổi về cấu tạo, về chức năng, đưa tới đau yếu, bệnh hoạn, mất sinh lực và ý
chí. Vì vậy, người già cho rằng sống lâu mà suy yếu, thiếu thốn, chẳng qua cũng
chỉ như cây tầm gửi, là gánh nặng cho gia đình và xã hội rồi chuốc cái nhục vào
thân.
Rõ
thực là:
“Khi
vui thì muốn sống lâu,
Khi
buồn lại muốn thác mau cho rồi”.
Nhân
dịp tuổi thọ sắp tăng thêm một đơn vị, chẳng biết mình nên buồn hay nên vui. Thôi
thì để biết người, biết mình, chúng tôi xin cùng quý vị ôn lại vài nét thăng
trầm tuổi thọ của con người, lướt qua một phần phong tục tập quán của vài thời
đại đã qua.
Người Già Việt Nam
Phong
tục Việt Nam vốn trọng người già. Ta thường có câu nói:
“Triều
đình thượng tước, Hương đảng thượng xỉ”
có
ý nói là ở nơi triều đình thì chức tước cao được ngồi trên, còn tại chốn đình
trung hương đảng thì người cao tuổi được coi trọng hơn. Vì được quý trọng nên
dân ta đã có nhiều tục lệ tốt đối với người già.
Trong
gia đình, Tết đến, con cháu tụ họp trước là để cúng bái gia tiên, sau là chúc
tuổi thọ ông bà cha mẹ.Tăng thêm một tuổi là thêm thọ, một điều mà ai cũng
mừng, cũng nhắc nhở chờ đợi:
“
Bà lão nằm tính tuổi sắp thêm năm” Anh Thơ.
Trẻ
con cũng sốt ruột chờ đợi để được mừng tuổi, bằng tiền mặt phong bao, bằng
những lời khen tặng hay ăn, chóng lớn.
Ngoài
xã hội, nhất là nơi thôn ấp, các vị cao niên từ 50 tuổi trở lên thì được xếp
vào hạng bô lão, trên cả các hương chức quyền thế tại địa phương.
Trong
số bô lão, cụ nào cao tuổi hơn cả thì được tôn vinh là các Cụ Thượng, thường là
trên 80.
Tuổi
40 được mở tiệc tứ tuần đại khánh; 60 tuổi trở lên thì các cụ đã ăn mừng thọ,
từ tiểu thọ, trung thọ rồi đại thọ ở tuổi ngoài 80.
Vì
quan niệm tuổi thọ là tuổi Trời ban cho, nên các vị cao tuổi đều được kính
trọng.
Ra
đường, gặp người già là mọi người phải cúi đầu chào hỏi cho lễ phép, phải
nhường bước, phải nhường chỗ ngồi, phải đứng lên khi bô lão xuất hiện, không
được ngắt lời bô lão khi thảo luận. Chương trình giáo dục từ lớp Đồng Ấu đã có
những bài học Luân Lý chỉ dậy học trò cung cách đối xử với người lớn tuổi.
Trong
làng xã thì có những tục rước lão, tiệc yến lão. Người già mặc quần áo đẹp, con
cháu ôm cơi trầu, điếu ống theo hầu, được dân làng mang cờ quạt, võng cáng với
trống chiêng tới đón mời lên Đình để hương chức và dân chúng chiêm ngưỡng, chúc
tụng rồi dự yến tiệc. Mà yến tiệc thì các cụ chỉ dùng một ít, còn lại lấy phần
về chia cho người trong tộc họ, hàng xóm để cùng hưởng lộc nhân dân.
Các
cụ Ông cụ Bà đều được rước đón, nhưng tại nhiều địa phương, cụ bà không tham dự
vì các cụ vẫn theo lời dậy từ ngàn xưa là đàn bà con gái không dính líu vào
việc làng, việc nước. Các bà mẹ Việt Nam bao giờ cũng khéo lo xa.
Ngoài
ra các cụ còn được làng xã dành cho một số quyền lợi về công điền, địa thổ,
được miễn trừ hết sưu dịch. Quan niệm “ kính già , già để tuổi cho ” rất phổ
biến. Vả lại, kính lão đắc thọ, mọi người cũng mong là khi mình đạt tới tuổi
thọ đó sẽ được hưởng những vinh dự tương tự.
Cũng
như người Trung Hoa, xã hội ta vẫn coi gia đình là một đơn vị nền tảng với tôn
ti trật tự rõ rệt.
Chủ
gia đình là người cao tuổi nhất, có toàn quyền quyết định về mọi sinh hoạt của
thành viên. Con phải tuân theo lời bố, vợ phục tùng chồng, em phải nghe lời
anh, và nàng dâu mới về là người chịu nhiều thiệt thòi, hành hạ từ nhà chồng.
Nhưng khi đã tới tuổi cao thì uy quyền của bà ta cũng tăng đối với con cháu và
có cơ hội hành hạ nàng dâu như bà đã từng bị đối xử khắt khe khi xưa.
Việc
dựng vợ gả chồng hoàn toàn do người cao tuổi sắp đặt: cha mẹ đặt đâu con ngồi
đó. Khi bố mẹ thất lộc thì người trai trưởng nắm quyền hành: quyền huynh thế
phụ.
Nhờ
con cái thấm nhuần tư tưởng
“
Công Cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa
Mẹ như nước trong nguồn chẩy ra”,
Cho
nên người già Việt Nam đều sống với gia đình và được thân nhân chăm sóc, phụng
dưỡng cho tơí khi mãn phần. Chỉ khi nào vì quá nghèo lại không có thân nhân thì
họ mới phải vào trong các nhà dưỡng lão do chính quyền hay các hội từ thiện tư
nhân tài trợ.
Hiện Trạng Người Già
Trong
thế kỷ vừa qua, vấn đề người già đã là mối ưu tư lớn của mọi người. Sự gia tăng
dân số kèm theo nhiều khó khăn của lớp người này trên thế giới đã được các quốc
gia và tổ chức Liên Hiệp Quốc đặc biệt lưu tâm tìm biện pháp giải quyết giúp
đỡ. Số người trên 60 tuổi đã mau chóng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số dân cư
trên thế giới, mà nhóm người trên 80 tuổi lại tăng lên mau nhất. Điều đáng ngại
là sự gia tăng này lại xẩy ra nhiều hơn ở các quốc gia đang mở mang, chưa đủ
phương tiện ứng phó.
Hiên
nay số người cao tuổi trên toàn thế giới là gần sáu trăm triệu. Tới năm 2020,
số này ước lượng có thể sẽ tăng lên một tỷ. Lý do sự gia tăng này gồm có việc
giảm số tử vong do các bệnh truyền nhiễm, cải thiện điều kiện vệ sinh, dinh
dưỡng, nhà ở, các phương pháp phòng ngừa bệnh, khám phá ra thuốc kháng sinh. Sự
gia tăng tuổi thọ là dấu hiệu của sự tiến bộ cũng như sự hoàn tất sinh học quan
trọng trong thế kỷ 20.
Người
cao tuổi phải được coi như một nguồn lợi quý giá chứ không phải là gánh nặng
cho xã hội, vì họ sẽ còn đóng góp nhiều cho đất nước bằng những kiến thức, kinh
nghiệm của họ. Căn cứ trên quan niệm đó, Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi toàn thế
giới lưu tâm tới những khó khăn đang ám ảnh người cao tuổi, đồng thời cũng đề
nghị nhiều chương trình để bảo đảm sự an toàn về kinh tế, xã hội của khối người
quan trọng và cần thiết này, cũng như tạo cơ hội cho họ đóng góp vào sự phát
triển của mỗi quốc gia.
Liên
Hiệp Quốc đề nghị một số nguyên tắc để giúp đỡ người cao tuổi như: Họ phải có
cơ hội được xử dụng dễ dàng về thực phẩm, nước uống, nhà ở, chăm sóc y tế, việc
làm và có một đời sống an toàn; họ phải được xử dụng các dịch vụ pháp lý, các
phương tiện giáo dục, văn hóa, giải trí để phát triển mọi tiềm lực; phải được
sống trong vinh dự, không bị khai thác, lợi dụng và được đối xử bình đẳng.
Ngoài
ra, các quốc gia cũng cần tạo môi trường thuận lợi để khích lệ dân chúng dành
dụm tiền cho tuổi về già; khuyến khích mọi lứa tuổi tham dự vào các chương
trình, cũng như các cơ cấu đầu não có quyền quyết định chính sách chung; tăng
cường các biện pháp và cơ chế để bảo đảm là người về hưu không rơi vào tình
trạng nghèo khó, vì họ đã có công đóng góp nhiều cho sự phát triển quốc gia khi
trước.
Về
phần mình, người cao tuổi có lẽ cũng cần hành xử làm sao để sống cuộc đời cuối
với nhiều tích cực hơn.
Kết Luận
Trong
một dịp luận đàm với vị Thượng Bô Lão 86 tuổi ở thành phố Houston, người viết
có hỏi thăm cụ là với bí quyết gì mà cụ nom vẫn phong độ cả về thể xác lẫn tâm
hồn; lại mỗi ngày vẫn lái xe đưa người này người khác đi công việc, vẫn tham dự
các sinh hoạt chung, đôi khi lại còn đi múa đôi mỗi cuối tuần.
Thì
cụ trả lời: “ Nào có bí quyết gì đâu. Ông cứ chịu khó về dở lại những trang
sách của cuốn Luân Lý Giáo Khoa Thư, in cách đây nửa thế kỷ, đọc hết chương
“Bổn phận đối với bổn thân” là có hết. Nào là các bài học về biết trọng linh
hồn, phải quý thân thể, về vệ sinh cơ thể, gìn giữ sức khỏe, ăn uống điều độ,
vận động cơ thể, tới những cách đối xử với nhân quần xã hội để sao cho có tâm
thân an lạc. Nếu có thiếu họa chăng chỉ thiếu những chỉ dẫn thực tế về nhu cầu
sinh lý, tình dục”
Người
viết vội vàng vâng lời, tìm đọc sách Luân Lý Giáo Khoa Thư. Rồi thắc mắc: chả
lẽ ngày xưa thiên hạ không có nhu cầu sinh lý. Hay là các cụ biết cả rồi, nên
chẳng cần viết ra.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét