Aug 9, 2015 - Chúa nhật 19 thường niên năm B
Bánh và Nước của sự sống
Các Bạn thân mến,
Cuộc sống xã hội, mỗi dân tộc, mỗi nước,
mỗi thành phần giai cấp có những tiêu chuẩn xét đóan con người riêng, đúng hay
sai khó mà nhận định, bởi văn hóa tục lệ, trình độ, dẫn đến nhiều thứ
và cả quan niệm đạo đức cũng khác biệt. Nếu thiếu tôn trọng nhau, thì trong
sinh hoạt, giao tiếp, làm ăn sẽ xẩy ra nhiều đụng chạm, xung khắc, mà tai họa
khó lường. Khi Đức Giesu xuống trần gian, thông báo giáo lý của Thiên Chúa, loài
người mới có một tiêu chuẩn xét đóan con người cách đúng đắn nhất. Tuy nhiên
cũng không thống nhất được tất cả, vẫn còn những người thờ ơ, không theo, cố
tình chống đối giáo huấn của Ngài. Nên con người, gia đình, xã hội vẫn còn
nhiều khác biệt, mâu thuẫn, xung khắc…
Tin
Mừng hôm nay nói về quan niệm xét đóan người theo bề ngoài, theo tiêu chuẩn xã
hội của người Do Thái. Tuy nhiên, không phải chỉ dân tộc Do Thái, không chỉ
ngày xưa lạc hậu, mà ngày nay, văn minh tiến bộ tột độ, giáo dục đạo đức, luân
lý, nhân bản, kiến thức, ý thức cá nhân … tất cả được tôn trọng hơn, tiến rất
xa, con người cũng chưa hết kỳ thị, thành kiến về thân phận, sắc tộc, màu da,
tiếng nói, tôn giáo, giai cấp, công danh sự nghiệp, thành công thất bại…của
nhau.
Nên
không ngạc nhiên khi người Do Thái khi xưa đã nêu những lý do để chối bỏ Đức
Giesu:
- "Ông này chẳng
phải là ông Giesu con ông Giuse đó sao?
- Cha
mẹ ông chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông lại nói:"Tôi từ trời xuống?"
Họ
là những người đã được Đức Giesu trực tiếp giảng dạy, trực tiếp chứng kiến
những phép lạ Ngài làm, trực tiếp nghe lời Thiên Chúa xác nhận Đức Giesu là con
của Ngài, mà họ còn hồ nghi, chối bỏ Ngài, tức là chối bỏ sự thật và bỏ cả sự
sống đời đời.
Mặc
dù mầu nhiệm về "sự sống đời đời" rất xa lạ với tầm trí khôn
nhỏ bé của họ. Đức Giesu cũng không giúp họ thóat khỏi cái chết thể xác, nhưng
Ngài giúp họ khỏi cái chết linh hồn, là cái chết trầm luân, vĩnh viễn xa
lìa Thiên Chúa và ly biệt mọi người thân.
Đọan
Tin Mừng thật đáng qúi với những nội dung lớn:
1. Gía
trị của loài người và tiêu chuẩn bề ngoài:
- Nghe
Đức Giesu giảng dạy khôn ngoan, chứng kiến những phép lạ Ngài làm, và hôm nay
Ngài còn tuyên bố nhiều điều “khó nghe”
nữa, nên người Do Thái phản ứng mạnh mẽ trước lời tự xưng của Đức Giesu, còn
vạch rõ nguồn gốc thân phận Ngài.
- Họ
không hiểu được một người thợ mộc tầm thường nghèo nàn lại có thể thành sứ gỉa
của Thiên Chúa.
-
Họ trắc nghiệm Ngài bằng các gía trị của xã hội loài người, qua tiêu chuẩn của
thế gian: "con vua thì lại làm vua, con sãi
chùa thì lại quét lá đa!"
- Đó
không chỉ là một nhầm lẫn mà còn là một xúc phạm lớn lao.
- Chúng
ta nên cẩn thận trước quan niệm, thói quen kết gắn giữa việc đạo đức với con
người đạo đức; cột chặt vẻ bề ngoài với nội tâm của một người, vì rất khiếm
diện, thường chỉ đúng về một phương diện.
-
Bởi thời nào người ta cũng thấy nhiều con cái nông dân, công nhân tầm thường,
nghèo nàn nhưng đã thành công lớn lao trong nhiều lãnh vực, nhiều môi trường
khác nhau như tại trường học, cơ quan xí nghiệp, và ngoài xã hội…
- Vậy
đừng bao giờ vội vàng đánh gía một người qua hình thức bên ngoài, qua thân
phận; mà phải xem xét thật sự khả năng, hoàn cảnh cuộc sống, và đặc biệt thành
qủa những việc làm của họ.
- Với
Thiên Chúa, phải thận trọng hơn nữa, đừng xem thường một thông điệp nào của
Ngài, qua những sứ gỉa tầm thường. Bởi Ngài có nhiều sứ gỉa khác nhau, và thông
điệp của Ngài thì không bao giờ phụ thuộc vào thân phận, gía trị của sứ gỉa.
- Hơn
nữa, mọi người cũng biết rằng:" Không ai từ chối tấm ngân phiếu một ngàn
đola chỉ vì nó được bỏ trong một phong bì không phù hợp!"
- Thực tế không có gì hùng
hồn, mạnh mẽ, thuyết phục hơn để đả phá quan niệm của người Do Thái bằng việc
làm của các môn đệ Đức Giesu.
-
Như thân phận, trí khôn, khả năng… của mười
hai môn đệ đầu tiên của Ngài ai cũng biết, nhưng chính những người thấp hèn dốt
nát ấy đã xóa sạch bất công, san bằng giai cấp, tẩy não trạng lệch lạc, làm
thay đổi cả thế giới mọi thời đại.
2. " Tôi là bánh từ trời xuống":
-
Nghe Đức Giesu tự xưng như thế, người Do Thái khó chịu, mải mê lý luận riêng,
rồi bị lôi cuốn vào đó, đến nỗi chẳng để ý đến quyết định của Thiên Chúa.
- Vì chú trọng bề ngoài nên họ thường tỏ thái
độ phê bình, chỉ trích những việc Thiên Chúa làm. Ở đây, họ chỉ trích câu nói
của Đức Giêsu, chỉ vì họ biết rõ ràng, chắc chắn về
gốc gác của Ngài.
-
Họ nóng nẩy muốn mọi người phải biết, phải nghĩ về vấn đề này, về nguồn
gốc thân phận thật sự của Đức Giesu, mà họ chẳng cần biết Thiên Chúa đã nghĩ gì.
-
Đây là điều thường thấy trong hội nghị, hội đồng, nơi mà ai cũng muốn mọi người
phải chấp nhận ý kiến của mình.
-
Không quan tâm đến ý kiến người khác, đặc biệt không biết hỏi xin ý kiến
Thiên Chúa, xem Ngài nghĩ gì và muốn chúng ta làm gì.
-
Bởi chúng ta có nghĩ gì cũng không quan trọng, chỉ những gì Thiên Chúa nghĩ mới
đáng nghe theo. Nên cần kiên nhẫn để tìm hiểu ý của Ngài.
- Đọan
Tin Mừng rất đặc biệt, được khai triển, nhấn mạnh
và lập đi lập lại rằng Đức Giesu là bánh thật, ăn làm
cho sống, bánh trường sinh, mà chính Ngài sẽ thực hiện
việc trao ban tự nguyện thân xác của Ngài trong cuộc thương khó để cho thế gian được sống muôn đời:
. Ta là Bánh:
Bánh nầy đồng hóa với Đức
Giêsu, chính là“thịt”của Ngài và làm cho sống. Đối lại với manna trong
hoang địa, ăn manna vẫn
phải chết.
. từ trời xuống: là đến từ trời, do Thiên Chúa
ban cho. Đức Giêsu đã xác
định rõ nguồn gốc của Ngài là“bởi trời”.
- Tin vào Đức Giêsu và ăn bánh Ngài ban liên hệ mật thiết với nhau. Cả hai đều đưa đến sự
hiệp thông và đồng hóa với Ngài. Hiệp thông
trọn hảo là đã hưởng sự sống muôn đời.
-
Tấm bánh Đức Giêsu ban cho trần gian một cách tích cực. Ý nghĩa này được
triển khai từ chất liệu bánh và rượu do lao công của con người.
-
Lao công của con người không vì của
ăn hư nát, mà được trở nên chính thân thể Phục Sinh của Đức Giêsu. Gánh nặng của
lao động được trở nên công việc của Thiên Chúa, nghĩa là tham dự vào công trình
sáng tạo của Ngài, để đưa tất cả vào trong sự bền vững.
-
Đức Giêsu thật sự mong muốn nhân
loại để cho Ngài hiện diện trong tất cả mọi sự ở trần gian này, xuyên suốt
trong mọi thời gian như thế.
- Báo hiệu về Phép Thánh Thể Ngài
sẽ lập trước khi lên đường chịu nạn chịu chết cho nhân loại.
- Thật
vậy, trong nghi thức truyền phép Thánh Thể, chúng ta được nghe rõ Ngài truyền
cho bánh và rượu trở nên Mình và Máu Thánh của Ngài, để lưu lại trần gian với con
người.
- Thế
nên Mình Thánh Chúa là biểu hiện của sự gần gũi, rất thân thiện, rất sẵn sàng;
trong mọi hoàn cảnh, chúng ta có thể rước lễ để được Chúa ở gần, an ủi, nâng
đỡ, khích lệ chúng ta đi đến tận cùng.
- Điều
này rất ý nghĩa và cần thiết bởi đường đời chúng ta đi như một cuộc lữ hành mỏi
mệt, đời như một cuộc chiến đấu cực khổ đau thương, cuộc sống với người khác
thường phức tạp, khó khăn, buồn tẻ...
- Nên
cần cố gắng giúp chính mình bằng cách dọn mình tham dự thánh lễ, rước lễ sốt
sắng, kết hợp sâu xa với Chúa Thánh Thể vừa ngự vào lòng chúng ta, rồi đồng
hành với Ngài bước vào cuộc sống với tâm tình tin yêu, lạc quan.
- Mặc
dù trong cuộc hành trình tiến đến sự sống đời đời, có thể có những lúc cô đơn,
yếu đuối, mỏi mệt, mất tinh thần… Khi đó chúng ta cần sự giúp đỡ của mọi người,
đặc biệt là của Chúa. Đấy là ý thức Chúa không bỏ chúng ta, như tiên tri Elia,
chúng ta cũng cần có bánh là Mình Thánh Chúa làm lương thực đi đường.
- Như
thế rước lễ là một cuộc gặp gỡ để giữa hai người yêu thương trao tặng cho nhau:
Đức Giesu tặng chúng ta chính thân xác qúi gía nhất của Ngài; còn chúng ta cũng
trao tặng cho Ngài những cái qúi nhất của chúng ta, đấy cũng là con người chúng
ta với những việc đã cố gắng làm được nhờ sự hy sinh, bác ái, cũng như những
buồn vui của mình.
- Như
lời Đức Giesu:"Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai
ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi
đây để cho thế gian được sống.”
- Mỗi
lần chúng ta rước lễ, đòi hỏi lòng tin, hiểu và cảm nhận được
những tâm tình như vậy, thì Mình Thánh Chúa sẽ trở nên Bánh
thật bởi trời, ban sự sống, lương
thực bổ dưỡng thần diệu cho tâm hồn chúng ta.
- Đó
là điều chắc chắn, bởi Tin Mừng đã kể rằng khi Đức Giesu đi rao giảng, nhiều
bệnh nhân nan y chạy theo, chen chúc với dân chúng, nhưng nếu họ chạm
được vào gấu áo của Ngài, được bóng Ngài che phủ lên, hoặc đụng được vào mình
Ngài thì lập tức họ được khỏi bệnh. Huống chi ngày nay chúng ta được rước chính
Mình Máu Thánh của Ngài vào thân xác, để kết hợp, hòa tan với máu thịt chúng ta
thì còn tuyệt diệu biết bao!
-
Đối với người tiếp nhận Thánh Thể mỗi ngày, sẽ thấy một mầu nhiệm sự sống
thực sự đang tuôn đổ trên họ, sự sống của hiện tại, quá khứ, và cả tương lai, một
sự sống mà Đức Giêsu giới thiệu là từ khởi nguyên đến cùng tận, tuôn chảy vào
con người giới hạn là một mầu nhiệm không thể tưởng.
- Bởi
chính Đức Giesu là nguồn mạch trường sinh, luôn hiện diện trước mặt chúng ta
bằng thần trí của Ngài, bằng phép Thánh Thể trong các thánh đường, qua các linh
mục khi giảng dạy, và trong khi cử hành các bí tích.
- Như
vậy đời sống đời đời không phải là chuyện viển vông, mà là một thực tại đang
triển nở trong đời sống các tín hữu ngay từ đời tạm này.
3. " Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ":
- Thấy
người Do Thái mải mê lý luận cãi cọ nhau, họ nóng nảy muốn cho ai nấy đều biết họ
nghĩ gì về những điều Đức Giesu vừa nói, nên Ngài phán:"Các ông đừng có
xầm xì với nhau! Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi,
không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau
hết. Xưa có lời chép trong sách ngôn sứ:"Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa
dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi."
- Đức
Giesu mặc khải cho chúng ta biết sự quan phòng của Chúa Cha, nhưng Ngài cũng
nêu rõ sự tự do của con người.
- Như thế hết mọi người đều cần được Thiên
Chúa dạy dỗ để
có thể tin Đức Giêsu đến từ Thiên Chúa, có thể nhận
biết và tin vào bản tính thần linh của Đức Giesu, và tiếp cận với Ngài.
- Vậy không chỉ cần lắng nghe
Thiên Chúa và học hỏi từ Thiên Chúa, mà còn từ Đức Giesu, từ Giáo Hội, là những dạy
dỗ minh bạch về giáo huấn của Chúa Cha, mới có thể nhận biết cùng nhận ra Ngài trong đức tin.
- Thiên Chúa có nhiều cách để dạy dỗ chúng ta như qua các tiên tri, sứ gỉa, Đức Giesu, Giáo hội, con người, dấu chỉ, cơ hội, hạnh phúc, bất hạnh; và bằng lý thuyết, thực nghiệm; trực tiếp, hoặc gián tiếp…
- Thiên Chúa có nhiều cách để dạy dỗ chúng ta như qua các tiên tri, sứ gỉa, Đức Giesu, Giáo hội, con người, dấu chỉ, cơ hội, hạnh phúc, bất hạnh; và bằng lý thuyết, thực nghiệm; trực tiếp, hoặc gián tiếp…
- Như
thế, không ai còn có thể nói không biết, không hiểu, không được dạy bảo, không
được nghe giáo huấn của Thiên Chúa.
- Tuy
nhiên con người có tự do chọn lựa, nghe hay không, đón nhận hay bác bỏ những
điều đã được dạy bảo đó.
- Con
người cũng có nhiều cách nghe, có kiểu nghe của nhà phê bình, của người thù
ghét, cấp trên, người dửng dưng, người an phận, người thật sự muốn nghe, muốn
học hỏi, người đạo đức khiêm nhu, người kiêu căng tự mãn...
- Cách
nghe thích hợp nhất là lắng nghe để học hỏi, để đựơc nghe lời Thiên Chúa.
- Thời
đại chúng ta là thời đại kinh tế thị trường, chạy đua theo lợi nhuận, tiện
nghi, nhìn người qua thâu nhập, khiến nơi đâu trong lòng những bậc cha mẹ,
những người có trách nhiệm về đạo đức cũng dầy cộm, đầy ắp những lo lắng.
- Theo Lời Chúa hôm nay, chúng ta hãy vui mừng, an tâm, phó thác vì được chính
Thiên Chúa dạy dỗ tất cả, chúng ta chẳng làm được gì ngoài việc dâng phó cho
Ngài mọi sự, mọi người chúng ta quan tâm rồi cẩn phòng những cám dỗ, những quấy
phá của ma qủi.
4.
Chống lại dẫn lực của Thiên Chúa:
- Trong câu chuyện xưa của sách
Dân số, sau khi nghe các thám tử báo cáo, số người Do Thái hèn nhát từ chối mạo
hiểm đi vào Đất Hứa, tức là chống lại sự dẫn lực của Thiên Chúa, thì họ đều bị
kết án phải lưu lạc trong sa mạc cho đến chết. Bởi cánh cửa Đất Hứa đã đóng
lại.
- Đó là hậu qủa của việc không
chấp nhận sự hướng dẫn của Thiên Chúa.
- Nên
Đức Giesu nói rõ chỉ những người không chống cự Thiên Chúa khi Ngài lôi kéo lại
với Đức Giesu mới tiếp nhận được Ngài.
- “Nếu Cha tôi
không lôi kéo người
ấy” hàm ý không ai có khả năng tự mình đi
đến cùng Đức Giêsu, nên phải
để Thiên Chúa“kéo đến”, xích họ lại
gần Ngài.
- Thiên
Chúa lôi kéo người ta đến, là giúp họ thắng sức lì của quán tính thân xác, vì
sức kháng cự của con người có thể cản trở, làm thất bại sự lôi kéo này.
- Đức Giesu tuyên bố Ngài là bánh sự sống, ai khước từ lời mời gọi và
mệnh lệnh của Ngài là đánh mất sự sống, thì sẽ phải chết.
- Khước
từ đề nghị của Chúa là từ chối phần thiết yếu cho đời sống, do đó mất luôn sự
sống đời này và sự sống đời sau.
- Còn
tiếp nhận đề nghị của Đức Giesu là tìm được sự sống, một cuộc sống đích thật ở
đời này và vinh hiển trong đời sau.
-
Hai ý tưởng "đến với" và "tin vào" là kết qủa của sự
hợp tác giữa Thiên Chúa và con người:
. Thiên Chúa ban ơn lôi kéo con người tin
vào Đức Giesu, và đến với Ngài để được sống.
. Con người phải
nghe và sống theo giáo huấn của Thiên Chúa, ý thức rằng Thiên Chúa luôn yêu
thương mình.
Lạy Chúa, xin cho
chúng con chấp nhận giới hạn của thân phận làm người, để đừng bao giờ ảo tưởng
mình mạnh mẽ, hoàn hảo. Giúp chúng con biết cách đến với con người hôm nay: đơn
sơ, khiêm hạ, không tự hào vinh quang hay quyền lực, nhưng bầy tỏ tình yêu lớn
lao, quảng đại của Chúa.
Xin Chúa là Tấm Bánh
và Nước Thánh cho tâm hồn chúng con nên trong sáng để xứng đáng đón nhận Chúa
là lương thực hằng ngày hầu Ngài dẫn chúng con vào cuộc sống mới đời đời như
lời Ngài đã hứa. Vì Đức Giesu chúa chúng con. Amen.
Than men,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét