Câu 'thần chú' của bà mẹ khiến cậu bé lười ăn chén sạch mọi thứ
(Thứ hai, 4/1/2016 – VnExpress.net)
Ảnh: sg.kidlander.com.
Bằng câu nói “Con không
cần phải ăn món đó”, con trai tôi đã bắt đầu thích những thứ mà tôi không
ngờ tới, như rau và hoa quả.
Cho con ăn luôn là nỗi ám ảnh lớn với những cha mẹ có con lười
ăn. Trên diễn đàn của huffingtonpost, chị Leigh Anderson đã
chia sẻ cách trị con lười ăn của mình. Bài viết lần đầu xuất hiện hồi tháng
4/2015, vừa mới cập nhật thêm một số chi tiết, đã được 89 nghìn lượt chia sẻ.
Khi cậu con trai đầu lòng của tôi được 18 tháng, bé bắt đầu từ
chối ăn những gì tôi bày ra trước mặt. Bé giở đủ trò trong bữa ăn, chỉ vào chạn
bếp nơi chúng tôi cất bánh quy và bánh mì, lắc đầu trước trái cây và rau. Bé
khiến tôi vô cùng mệt mỏi. Trong tuyệt vọng, tôi nghĩ cách giấu con, trộn rau
vào trứng cho con ăn. Tôi còn cầm những muỗng đậu Hà Lan đuổi theo con khắp nhà
hòng đút được vào miệng bé. Mỗi bữa ăn của con, tôi cảm thấy giống mình như
đang chăn một con bê, nó lắc đầu không ăn và cười khúc khích mỗi khi tôi đút
trượt.
Tôi than thở với một
cô bạn. Có con gái 6 tuổi tên Ava, cô ấy tỏ ra đồng cảm với tôi. “Mình hiểu cậu nói gì. Tối qua, Ava nói muốn
ăn mì, mình nấu mì và nó không hề động đến món ăn. Sau đó, nó bảo muốn ăn bánh,
mình làm bánh rồi nó cũng không ăn. Nó lại bảo muốn ăn soup, mình nấu soup rồi
nó cũng không ăn. Cậu có tin nổi không?", cô bạn kể.
Tôi cảm thấy tương lai
thật đen tối. Chả lẽ sau này tôi cũng giống cô bạn của mình. Tôi ghét các bữa
tối, khi tôi phải nài nỉ cậu nhóc chưa đến hai tuổi ăn vài thìa rồi thưởng cho
nó món tráng miệng. Tôi không muốn đi con đường đó cho đến khi con tôi 6 hay 10
tuổi. Mà Thiên chúa giáo thì không cho phép bỏ thừa thức ăn.
Tình cờ tôi đọc được cuốn sách Child of Mine: Feeding
With Love and Good Sense (Tạm dịch: Cho con ăn với tình yêu và sự thấu hiểu) của
Ellyn Satter, một chuyên gia dinh dưỡng và chuyên gia trị liệu các vấn đề gia
dình. Satter đã chia trách nhiệm trong bữa ăn cho các thành viên trong
gia đình như sau: Bố mẹ quyết định khi nào ăn, ăn cái gì và ăn ở đâu.
Bọn trẻ sẽ quyết định ăn hay không và ăn bao nhiêu. Bố mẹ sẽ biết chắc trên bàn
ăn luôn có thứ gì đó mà trẻ có thể ăn được, ví dụ cơm hay trái cây hay bánh mì,
vì thế những món ăn thử nghiệm sẽ được ghép chung với món ăn quen thuộc. Bố mẹ
không tạo áp lực cho đứa trẻ để nó nếm thử món ăn. Satter khuyến khích cả gia
đình nên ăn cùng nhau, người lớn ăn cùng với bọn trẻ để trẻ chứng kiến cảnh bố
mẹ chúng thưởng thức những món ăn lành mạnh như thế nào.
Sau đó, tôi bắt đầu thay đổi cách cho con ăn. Tôi lấy một đĩa
các loại thức ăn và đặt ra trước mặt con. Satter khuyên cha mẹ nên để bọn trẻ
tự phục vụ mình, tự lấy thức ăn nhưng tôi không làm thế, dù sao tôi cũng lấy
thức ăn hộ con. Con có thể ăn cái gì bé thích mà tôi không có một lời bình luận
nào. Bé cũng có thể ăn thêm lần hai, lần ba nếu còn đủ thức ăn. Bé sẽ không
được chọn món ăn nào khác những món tôi đã bày ra. Sau hai năm, con tôi đã biết
không được đòi hỏi.
Con tôi bây giờ đã 5
tuổi, bé vẫn thích thịt và bánh mì hơn trái cây và rau. Vì chúng tôi không ép
bé ăn, không mặc cả ăn sẽ được thưởng cái này cái kia, bé bắt đầu tự nguyện ăn
nhiều rau hơn tôi nghĩ. Đó cũng là một động lực để tôi cố gắng ngày càng chế
biến các món rau hấp dẫn hơn. Bé bắt đầu thích những thứ mà tôi không ngờ tới:
cháo đậu, súp bí xanh, đậu xanh và bông cải xào. Đôi khi, bữa tối nhà tôi ăn
những món của bọn trẻ như gà viên chiên hay pizza vì đó là món con tôi thích.
Đôi khi, bữa tối chỉ là một món ăn Thái vì đó là món tôi thích. Bởi vì Satter khuyên
rằng, trẻ em nên biết rằng tất cả mọi người (cha mẹ và con cái) đều có thể được
ăn món mà họ thích.
Món tráng miệng không
tính vào số lượng bé ăn. Nhà tôi hiếm khi ăn tráng miệng, chúng tôi thường ăn
những món đó trong bữa xế buổi chiều. Sau đó, tôi nghe theo Satter, cho con ăn
tráng miệng vào bữa tối. Nó rất háo hức chờ đến bữa tối.
Câu thần chú của tôi là: “Con
không cần phải ăn món đó”. Cách ứng xử mới của tôi không có nghĩa
là con tôi không phàn nàn về món ăn nữa. Thực tế, có hôm bé nhìn vào đĩa của
mình và gào lên: “Con muốn một bữa ăn ngon hơn”. Thường thì khi con
nói: “Con không muốn ăn món đó”, tôi chỉ bình tĩnh: “Con không cần phải ăn món đó” và tôi
tiếp tục giải quyết phần ăn của mình.
Thay đổi lớn nhất của
tôi là đã cho phép mình dừng can thiệp vào việc ăn của con. Bởi vì các bữa ăn
tôi nấu đều lành mạnh, giàu dinh dưỡng và đa dạng, tôi hài lòng khi ăn những
món mình làm và cho phép con tôi ăn hoặc không ăn. Tôi không còn băn khoăn suy
nghĩ hôm nay con mình sẽ ăn gì.
Tôi cũng dừng việc lên
danh sách các món ăn phải nấu. Tôi nấu bất kỳ món gì tôi muốn ăn và nếu con
trai tôi không muốn thử, tôi nói, trên đĩa có bí và xúc xích đấy, bánh mì ở bên
cạnh… Tôi cũng đặt táo vào đĩa ăn của tất cả mọi người. Sau khoảng 20 lần tôi
xếp táo, con tôi bắt đầu cắn vài miếng nhỏ. Trong khi tôi ăn thịt hầm, con trai
tôi ăn bí và xúc xích, những món ăn sẽ không bị bỏ phí.
Phương pháp cho ăn mới
này loại bỏ hoàn toàn việc tranh giành quyền lực giữa mẹ và con khi cho trẻ ăn.
Nó cũng cho phép trẻ chú ý đến các tín hiệu no đói của cơ thể. Con tôi không ăn
nhiều trong bữa tối dù tôi nấu món gì. Đơn giản vì bé không đói trong buổi tối
vì thế tôi cố gắng nấu bữa sáng, bữa trưa càng nhiều dinh dưỡng càng tốt và tôi
sẽ không lo lắng về bữa tối.
Tất nhiên, không có gì
là hoàn hảo. Nhiều món ăn mới tôi làm ra nhưng không hấp dẫn ai cả. Hơn nữa,
không phải bữa tối nào cũng đầy đủ các thành viên trong gia đình, đôi khi chỉ
có bố hoặc mẹ hoặc không có người lớn nào cả. Nhưng rõ ràng cách cho con ăn này
về tổng thể là tốt. Nó giúp tôi không biến thức ăn thành phần thưởng hay hình
phạt dành cho trẻ, tôi cũng không băn khoăn về khái niệm thức ăn tốt hay xấu.
Con tôi không phải khóc lóc cố ăn một cái gì đó để được ăn kem, chúng tôi cũng
không ép bé phải ăn cái gì mà bé không muốn.
"Con không cần phải ăn món đó", được nói với giọng
điệu nhẹ nhàng, không thù hận đã hoàn toàn thay đổi cuộc sống của tôi. Tôi tiếp
tục sử dụng câu thần chú đó cho đứa con thứ hai của mình (giờ mới đang tập đi)
và đã rất thành công. Đôi khi bé cũng không ăn gì trong bữa tối và tôi đã nghĩ
đến việc sẽ tranh thủ đút vài thìa khi con mải xem tivi. Nhưng tôi đã kịp ngăn
được mình. “Con tôi không cần phải ăn món
đó”.
Kim Kim (Theo huffingtonpost)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét