Giải
mã cơn ho kéo dài
(Thứ
tư, 6/1/2016 –VnExpress,net)
Ảnh: Men's
Health
Ho không phải một bệnh mà là dấu
hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe như viêm phổi, trào ngực dạ dày hay hen
suyễn.
Ho là
triệu chứng thường gặp mỗi khi đông về, được chia thành ho cấp tính (kéo dài
dưới 4 tuần) và ho mạn tính (kéo dài từ 8 tuần trở lên). Để chữa trị hiệu quả,
bạn cần xác định điều gì gây go và dưới đây là 8 nguyên nhân bạn có thể tham
khảo do Men's Health đưa ra.
Viêm phế quản cấp
tính
Cảm lạnh
thông thường gây ho khan đi kèm chảy nước mũi, đau họng hoặc sung huyết. Trong
trường hợp ho nhiều và có đờm, bạn có thể đã bị viêm phế quản cấp tính.
Hầu hết
các ca viêm phế quản cấp tính do virus gây ra nên dùng kháng sinh sẽ không có
hiệu quả. Theo nghiên cứu của Đại học Georgia, khi mắc bệnh, bạn sẽ cần trung
bình 18 ngày để hồi phục.
Viêm phổi
Ho kéo dài
kèm đờm không màu hoặc lẫn máu là dấu hiệu của viêm phổi. Những biểu hiện có
thể đi kèm bao gồm sốt, mệt mỏi toàn thân, khó thở và lạnh. Đáng lưu ý,
cơn ho do viêm phổi đôi khi không xuất hiện ngay lập tức mà phát ra sau vài
ngày dùng kháng sinh. Nguyên nhân dẫn đến viêm phổi là virus hoặc nguy
hiểm hơn là vi khuẩn.
Nhóm thuốc
ức chế men chuyển angiotensin (thuốc ức chế ACE)
Thuốc ức
chế ACE được dùng để điều trị cao huyết áp. Khi vào cơ thể, chúng làm tăng số
lượng chất bradykinin gây ho.
Cơn ho đến
từ thuốc ức chế ACE thường rất khan, gần giống với ho gà. Điều kỳ lạ là bạn có
thể đột ngột bị ho dù đã dùng thuốc một thời gian dài mà không gặp vấn đề
nào. Trong trường hợp này, hãy liên hệ với bác sĩ để thay đổi phương pháp
điều trị nếu có thể. Cơn ho sẽ dứt sau 3-4 tuần ngừng uống thuốc ức chế ACE.
Hội chứng chảy dịch
mũi sau
Một trong
những nguyên nhân phổ biến nhất của ho mạn tính là hội chứng chảy dịch mũi sau.
Nước mũi chảy xuống cỏ họng thay vì lỗ mũi sẽ kích thích gây ho, đặc biệt tồi
tệ vào ban đêm hoặc sáng sớm bởi khi nằm nước mũi dễ chảy xuống dạ dày.
Bệnh
thường được điều trị bằng thuốc kháng histamin.
Trào ngược dạ dày
Trào ngược
dạ dày là một lý do thường gặp khác dẫn đến ho mạn tính. Tuy nhiên rất nhiều
người lại không biết mình bị ho do chứng bệnh này.
Khi bị
trào ngược, axit từ dạ dày lên thực quản, đến và "đốt" thanh quản
khiến bạn bị ho. Người mắc bệnh thường ho nhiều sau bữa ăn quá no. Triệu
chứng trở nặng vào ban đêm hoặc sáng sớm bởi khi nằm axit dễ dàng di chuyển đến
thực quản.
Bác sĩ có
thể phát hiện bệnh trào ngực dạ dày nhờ xét nghiệm đo lượng axit trong thực
quản. Để cải thiện sức khỏe, bạn hãy thay đổi lối sống bằng cách hạn chế rượu,
cafe, ăn tối muộn và các thực phẩm nhiều gia vị hoặc mỡ.
Hen suyễn
Cùng với
hội chứng chảy dịch mũi sau và trào ngược dạ dày, hen suyễn là căn bệnh phổ
biến thứ ba gây ho mạn tính. Các ống dẫn khí bị teo khiến bạn khó thở, thở khò
khè và ho khan.
Hen suyễn
thường được chẩn đoán thông qua các bài kiểm tra thở hoặc xét nghiệm chức năng
phổi.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
COPD là
căn bệnh nghiêm trọng dễ mắc phải nếu thường xuyên hút thuốc hoặc tiếp xúc với
khói bụi, làm tổn thương đường thở khiến hô hấp khó khăn.
Có hai
dạng COPD là viêm phế quản mạn tính và khí thủng. Ở bệnh viêm phế quản mạn
tính, lớp niêm mạc của đường dẫn khí bị viêm dẫn đến ho mạn tính. Trong khi đó,
bệnh khí thủng tác động đến các túi khí trong phổi, làm giảm lượng oxy trong
máu. Kết quả là bạn bị ho khan và khó thở.
COPD được
điều trị tương tự như bệnh hen suyễn tuy nhiên cho đến nay chưa có phương thuốc
chữa khỏi hoàn toàn.
Ung
thư phổi
Nếu bạn đã
ho trong nhiều tuần, hãy nghĩ đến bệnh ung thư phổi. Cho đến nay, tiên lượng
bệnh ung thư phổi rất xấu, chỉ 17% bệnh nhân sống được từ 5 năm trở lên.
Tuy vậy,
đừng quá lo lắng bởi bạn không thể bị ung thư phổi nếu ho trong 8 tuần không
kèm triệu chứng khác như sụt cân, ho ra máu, mệt mỏi, đau ngực.
Minh Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét