Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Lý Luận về Mình Máu Thánh Đức Kitô

Lý  Luận  về  Mình  Máu  Thánh  Đức  Kitô
(Wed, 22/06/2016 -  Trầm Thiên Thu)




Palestine là một vùng đất hiện vẫn còn rất đông người theo đạo Hồi. Ngày nọ có một vị thầy, lãnh đạo một cộng đoàn Hồi giáo, mời một linh mục Công giáo đến để công khai tranh luận về bí tích Thánh Thể trước sự hiện diện của các tín hữu đôi bên. Vị thầy hỏi:

 – Làm sao một miếng bánh nhỏ lại có thể trở thành Đức Kitô được?
 Vị linh mục trả lời: 
– Được chứ sao lại không? Tôi xin minh chứng cho thầy biết bằng một thí dụ đơn sơ. Nếu thầy ăn cơm, thầy có thể biến cơm thành máu thịt của thầy, có thật thế không nào? Vậy thì tại sao Chúa lại không biến tấm bánh nhỏ trở thành máu thịt Chúa được?

Bậc thầy đó lại hỏi tiếp:
 – Làm sao Đức Kitô to lớn như thế lại có thể ở trong miếng bánh nhỏ xíu?
 Vị linh mục trả lời:
– Thầy hãy nhìn trời, nhìn núi và các thôn làng. Bầu trời thì mênh mông. Ngọn núi thì cao lớn hùng vĩ, còn thôn làng thì rộng rãi bao la, thế mà con mắt nhỏ xíu của thầy có thể chứa được tất cả. Nếu con mắt của Thầy làm được chuyện đó thì tại sao Thiên Chúa lại không thể làm cho miếng bánh nhỏ xíu chứa đựng được Đức Kitô.

 Bậc thầy không chịu thua lại hỏi thêm:
 – Làm sao có thể cử hành nhiều thánh lễ cùng một lúc tại nhiều nơi trên thế giới, mà mỗi thánh lễ lại có Mình và Máu của Đức Kitô được?
 Vị linh mục đáp:
 – Đối với Thiên Chúa không có gì là không thể làm được.
 Rồi để chứng minh cho câu trả lời này, vị linh mục lấy một tấm gương ném xuống đất khiến nó bể tan thành rất nhiều mảnh nhỏ. Tiếp đến, vị linh mục giơ tay chỉ cho bậc thầy đang ngạc nhiên và nói:
 – Trước đây trong tấm gương này, thầy trông thấy gương mặt mình có phải không nào? Và bây giờ thầy cũng trông thấy gương mặt mình trong từng mảnh nhỏ. Thế thì tại sao Thiên Chúa lại không thể hiện diện tại nhiều nơi trong cùng một lúc được.

Cuộc tranh luận trên giúp chúng ta hiểu được phần nào mầu nhiệm Mình Máu Thánh Đức Kitô mà Giáo Hội cử hành mỗi ngày trong bí tích Thánh Thể. Vậy chúng ta phải có thái độ nào khi đi tham dự Thánh lễ?


(sưu tầm)

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

7 bí quyết để có cuộc sống 'ít tiền mà vẫn vui'

7  bí  quyết  để  có  cuộc  sống  'ít  tiền  mà  vẫn  vui'
(15/06/2016 Thanh Niên Online)

Ảnh: Shutterstock

Hạnh phúc thật sự chỉ đến nếu chúng ta biết nuôi dưỡng tâm hồn đẹp 
Tiền rất quan trọng, nhưng nhiều người vẫn cho rằng tiền không thể mua được hạnh phúc thật sự và hạnh phúc chỉ đến khi ta có phong cách sống đa dạng, thoải mái, phù hợp với bản thân.


ẢNH: SHUTTERSTOCK

Luôn nhớ để trí tưởng tượng, sự sáng tạo có cơ hội phát triển 
Hãy khám phá niềm vui từ những điều đơn sơ, giản dị như vẽ tranh, chụp ảnh, hay sáng tạo ra thứ gì đó khiến lòng cảm thấy yên bình... Hạnh phúc thật sự luôn ẩn chứa sâu bên trong trái tim chúng ta.

Chân thành
Để có đời sống tâm hồn phong phú, hãy dám sống thật. Chẳng có gì tuyệt vời hơn là được làm những điều bản thân thực sự yêu thích, đam mê.
Luôn tin tưởng vào bản thân, tận hưởng những niềm vui nhỏ nhoi để trên môi mãi nở nụ cười hạnh phúc.

Làm điều bản thân yêu thích
Người kiếm được thật nhiều tiền nhưng không cảm thấy vui thích, thoải mái chính là kẻ nghèo khổ nhất thế giới.

Muốn hạnh phúc, hãy cứ mỉm cười


Bill Gates chẳng thể trở thành người giàu nhất thế giới nếu không có đam mê và dành toàn bộ thời gian, tâm huyết cho việc phát triển hệ điều hành Microsoft do ông sáng tạo ra.
Nếu làm những gì bản thân thực sự yêu thích, đam mê, chúng ta sẽ không chỉ giàu có về vật chất, mà đáng trân quý hơn, là sự thăng hoa cảm xúc trong tâm hồn.

Nhẹ nhàng
Dịu dàng, từ tốn là một trong những đức tính vĩ đại nhất của Khổng Tử mà chúng ta cần học hỏi, noi gương. Khi khiêm tốn, bạn nhận ra năng lực bản thân ở đâu, từ đó chọn lựa cho bản thân môi trường làm việc thật phù hợp, hiệu quả.
Đơn cử, hãy nhìn vào tấm gương của Đức Phật. Ngài sẵn sàng từ bỏ cuộc sống vật chất xa hoa để trở thành vị thầy tu, giác ngộ chân lý và đem lại hạnh phúc, an lạc cho nhiều người.
Hãy học cách mỉm cười mỗi ngày để lan truyền động lực, niềm vui đến mọi người xung quanh. Đời sống tinh thần của bạn sẽ thật phong phú khi có thể giúp họ cảm nhận được hạnh phúc.

Rộng lượng
Hãy học cách trở nên rộng lượng thông qua việc chia sẻ những gì chúng ta có với những mảnh đời còn khó khăn, thiếu thốn. Khi làm điều đó một cách chân thành, trái tim bạn sẽ ngập tràn hạnh phúc. Đây chính là biểu hiện của sự giàu sang trong tâm hồn.

Xây dựng các mối quan hệ
Mức độ “giàu có” trong đời sống còn được đánh giá thông qua việc thiết lập, xây dựng các mối quan hệ. Hãy học cách kết nối tình cảm đến gia đình, bạn bè, đối tác, hoặc những người thường xuyên gặp gỡ… để cùng họ trải nghiệm những khoảnh khắc thật tuyệt vời.

Ý Hoa - Hồng Trâm

SIÊU NHÂN




SIÊU NHÂN
Trầm Thiên Thu

Chắc hẳn nhiều người còn nhớ ít nhiều những câu chuyện lạ về “Nam hải Dị nhân”, một cuốn sách được đưa vào trong chương trình giáo dục của thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa. Dị nhân là con người “khác thường”, không giống ai. Có người được coi là một “hiện tượng” về một lĩnh vực nào đó, có người “bị” coi là cấp tiến, nhưng họ thực sự là “siêu nhân”.

Nói chung, có nhiều cách “lập dị” hoặc “kỳ dị”, có thể là “kỳ lạ” hoặc “kỳ quặc”, nhưng phong cách kỳ dị muốn nói ở đây mang tính cách tốt lành và tích cực. Dù “khác người” ở lĩnh vực nào hoặc với mức độ nào, theo hướng tiêu cực hoặc tích cực, thì vẫn bị người ta ghét. Đời là thế!

TỪ THÁNH GIOAN TẨY GIẢ…
Thánh Gioan Tẩy Giả được thụ thai cách lạ lùng, khi ông bà Dacaria đã luống tuổi, ngoài tuổi sinh sản. Chính ông Dacaria cũng không dám tin lời Thiên sứ nói. Thế nên ông “không nói được” cho tới khi con trẻ Gioan được sinh ra, chính xác là sau khi ông cương quyết đặt tên con trẻ là Gioan, dù cả gia tộc nội ngoại đều không ai đồng ý.

Nhân loại đã khao khát mong chờ Đấng Cứu Thế suốt vài chục thế kỷ, bỗng dưng người ta thấy một con người “khác thường” là Gioan Tẩy Giả, khác thường từ vóc dáng tới cách sống, từ trang phục tới cách ăn nói, chắc hẳn là “người cõi trên” chứ chẳng là người thường, thế nên người ta tò mò muốn hỏi cho biết đích xác người này có phải là Đấng Thiên Sai mà họ mong đợi hay không. Vì còn “nghi ngờ” nên người ta mới phải hỏi: “Ông là ai?”. Và khi được hỏi thì cần được trả lời. Đó là lẽ tất nhiên! Nhưng khi biết rõ, chính Thánh Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu với mọi người về Đức Kitô: “Đây là Chiên Thiên Chúa” (Ga 1:36).

Câu hỏi “ông là ai?” của một số tư tế và Lêvi được những người Do Thái sai đi điều tra rõ ràng, và họ đã trực tiếp “ba mặt một lời” thẩm vấn chính Chàng Gioan. Nhưng Gioan chỉ lắc đầu và cười. Họ càng thấy lạ, họ cố hỏi xem ngài có phải là người kia hay ông nọ hay không, Gioan vẫn một mực từ chối: “Không”. Không hiểu họ ác ý hay thiện ý mà vẫn không thỏa mãn, họ hỏi tới tấp, vả lại họ còn phải trả lời cho những người đã sai họ đi, thế nhưng Thánh Gioan vẫn không nhận mình là gì khác mà chỉ nhận mình là “tiếng hô trong hoang địa” (Ga 1:23) và nói mình “không đáng cởi quai dép” cho Đấng đến sau ông (Ga 1:27).

Đó là tính cách “độc đáo” của Thánh Gioan mà không thể lẫn lộn với bất kỳ ai khác. Nhìn Chàng Gioan rất “bụi đời”, vô cùng giản dị, đến nỗi xem chừng te tua và tơi tả: “Mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn” (Mt 3:4).

Thấy vậy mà không phải vậy đâu nhé! Im im vậy chứ thấy điều gì trái tai gai mắt là “phang” thẳng thừng, “phang” tới bến, dù “đối tượng” là ai. Thánh Gioan Tẩy Giả bị ghét và bị giết chết chỉ vì bảo vệ công bình xã hội, bảo vệ luân thường đạo lý.

Thánh sử Matthêu cho biết ngắn gọn nhưng đầy đủ: Vua Hêrôđê đã bắt trói ông Gioan và tống ngục vì bà Hêrôđia, vợ ông Philípphê, anh của nhà vua. Ông Gioan có nói với vua: “Ngài không được phép lấy bà ấy”. Vua muốn giết ông Gioan, nhưng lại sợ dân chúng, vì họ coi ông là ngôn sứ. Vậy, nhân ngày sinh nhật của vua Hêrôđê, con gái bà Hêrôđia đã biểu diễn một điệu vũ trước mặt quan khách, làm cho nhà vua vui thích. Bởi đó, vua thề là hễ cô xin gì, vua cũng ban cho. Nghe lời mẹ xui bảo, cô thưa rằng: “Xin ngài ban cho con, ngay tại chỗ, cái đầu ông Gioan Tẩy Giả đặt trên mâm”. Nhà vua lấy làm buồn, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên truyền lệnh ban cho cô. Vua sai người vào ngục chặt đầu ông Gioan. Người ta đặt đầu ông trên mâm, mang về trao cho cô, và cô ta đem đến cho mẹ” (Mt 14:3-11).

Lạy Thánh Gioan tẩy Giả, xin giúp chúng con biết noi gương Ngài sống giản dị và can đảm bảo vệ công lý, dù phải thiệt thân. Amen.

…TỚI ĐỨC GIÊSU KITÔ
Chúa Giêsu còn “bụi đời” hơn Thánh Gioan Tẩy Giả! Mới sinh ra Ngài đã phải nằm đất: Sinh ra nơi hang lừa. Sinh nghèo, sống nghèo, và chết nghèo. Con chồn còn có hang, chim trời còn có tổ, vậy mà Vua các vua lại nghèo “thấy thương”, nghèo đến nỗi không có chỗ tựa đầu (x. Mt 8:20; Lc 9:58). Ngài “không giống ai” và toàn “nói ngược”, thế nên Ngài bị người ta ghét đến nỗi giết chết!

Cuộc đời Ngài đầy những “giai thoại thật”. Sau khi phục sinh một người thanh niên đã tắt thở, Đức Giêsu trao anh ta cho bà mẹ (x. Lc 7:14-15). Chuyện chưa từng có xưa nay. Thấy vậy mọi người đều kinh sợ và tôn vinh Thiên Chúa rằng: “Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người” (Lc 7:16). Dân chúng đã thấy “dị nhân” Gioan, nay lại thấy một “dị nhân” khác đặc biệt hơn: Chàng thanh niên Giêsu, Chàng Thợ Mộc miền Nadarét. Thế là lời đồn đại về Đức Giêsu được loan truyền khắp cả miền Giuđê và vùng lân cận.

Nghe đồn, các môn đệ báo cho ông Gioan biết tất cả những việc ấy. Thế rồi chính ông Gioan ngạc nhiên nên liền sai hai môn đệ đến hỏi Chúa: “Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?” (Mt 11:3; Lc 7:19). Họ đến gặp Đức Giêsu và nói: “Ông Gioan Tẩy Giả sai chúng tôi đến hỏi Thầy có thật là Đấng phải đến hay chúng tôi còn phải đợi ai khác?” (Lc 7:20). Lúc ấy, Chúa Giêsu chữa nhiều người khỏi bệnh hoạn tật nguyền, khỏi quỷ ám, và làm cho nhiều người mù được thấy. Chắc hẳn Ngài cũng lắc đầu và cười, nhưng Ngài không nói thẳng mà chỉ nói: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết trỗi dậy, kẻ nghèo được nghe tin mừng” (Lc 7:22).

Chúa Giêsu có cách nói “độc đáo”, Ngài như con tắc kè vậy. Tại sao? Con tắc kè có thể thay đổi màu sắc tùy môi trường để kẻ thù không thể phát hiện. Ca dao Việt Nam cũng có câu: “Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo”. Thế mới “độc chiêu”, vì trả lời “có” hay “không” chưa chắc là khôn khéo. Thật tuyệt vời với “chiêu tắc kè” như vậy!

Có thể lúc đó Thánh Gioan Tẩy Giả chưa đủ tự tin nên mới sai đệ tử đến hỏi xem Chúa Giêsu có thật là Đấng phải đến hay không. Đó cũng là lẽ thường tình, vì phàm nhân luôn yếu đuối và thiếu tự tin! Chúng ta cũng vậy, nhiều lúc chúng ta đã và đang thiếu tự tin và “nghi ngờ” không biết có phải Chúa đang hành động giữa các sự kiện cuộc đời hay không. Chính Thánh nữ Têrêsa có lúc chìm trong “bóng tối khô khan” của tâm hồn đã phải thốt lên: “Nếu có Chúa thật, xin tha thứ cho con”. Một ca khúc của cố nhạc sư Hùng Lân thật ý nghĩa, như một lời nhắc nhở chúng ta: “Chúa có mặt trong lịch sử cuộc đời, Chúa có mặt trong lịch sử đời tôi…”.

Cuối cùng, Chúa Giêsu “láy” một câu: “Phúc thay người nào không vấp ngã vì Tôi” (Lc 7:23). Con người quá yếu đuối, không chỉ nghi ngờ người khác mà đôi khi còn nghi ngờ cả chính mình, luôn luôn và không ngừng sai lầm, ngay cả những người đạo đức cũng lầm lỗi mỗi ngày bảy lần!

Lạy Chúa, xin nâng đỡ và hướng dẫn chúng con trong Chân lý Thiện hảo của Ngài, xin giúp chúng con nhận ra Chúa và can đảm thi hành Thánh Ý Ngài. Xin cho chúng con biết Chúa để thêm yêu mến Chúa, xin cho chúng con biết chúng con để sẵn sàng từ bỏ chính mình. Chúng con cầu xin nhân Danh Đấng Thiên Sai, Thiên Chúa của chúng con. Amen.

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Cách phát hiện cơ thể bị nhiễm độc chì



Cách phát hiện cơ thể bị nhiễm độc chì

(Thứ sáu, 3/6/2016-VnExpress.net)


  Ảnh minh họa: Health.

Xét nghiệm máu cho biết cơ thể bạn bị nhiễm độc chì không; hàm lượng chì từ 40 đến dưới 69 mg/dl là nhiễm độc nhẹ, từ 70 đến 100 trung bình, trên 100 là nặng.
Bác sĩ Huỳnh Quang Đại, Khoa Nội tổng quát Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, bộ môn Hồi sức cấp cứu chống độc Đại học Y Dược TP HCM, cho biết chì là kim loại nặng, độc tính mạnh, có khả năng tích lũy sinh học trong cơ thể, lâu dần sẽ gây bệnh. Kim loại này không mùi, không vị nên bằng mắt thường không thể phát hiện sự tồn tại của nó trong thực phẩm, chỉ khi kiếm nghiệm mới xác định được.
Chì có thể nhiễm vào nước, thức ăn, thực phẩm..., với lượng nhỏ trong ngưỡng quy định thì không gây hại bởi nó sẽ được đào thải qua nước tiểu, mồ hôi. Tuy nhiên, sử dụng hàng ngày với hàm lượng chì vượt ngưỡng, lâu dần sẽ tích lũy, gây ngộ độc chì mạn, biểu hiện bởi tình trạng thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, sốt và ảnh hưởng thần kinh.

Ngộ độc chì chia làm 2 nhóm

Thứ nhất là cấp tính gây tăng áp lực nội sọ, tổn thương não cấp, nơron thần kinh, triệu chứng thường gặp là nôn, lơ mơ, hôn mê, co giật. 

Thứ hai là mạn tính, độc tố tích lũy dần dần trong cơ thể. Trẻ càng nhỏ tác hại càng nặng và gây ra tình trạng rối loạn chức năng của nơron thần kinh. Bệnh nhi có thể bị kích thích tăng động, giảm thần kinh nhận thức, giảm trí thông minh (IQ). Ngộ độc chì được coi là ngộ độc báo động và được kiểm soát đặc biệt ở Mỹ.

Bệnh nhân bị ngộ độc chì cấp cần đưa đến bệnh viện cấp cứu và dùng thuốc giải độc chì chuyên sâu. Trường hợp ngộ độc mạn tính thì cần loại bỏ khả năng tiếp xúc với chì từ trong đất, cát, vật liệu xây dựng, nguồn nước phải kiểm tra có bị nhiễm chì hay không, không để các bé tiếp xúc với pin. Trong khẩu phần dinh dưỡng cần bổ sung thêm sắt và canxi.


Tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc chì do Bộ Y tế ban hành nêu rõ: Chì không có vai trò có lợi về sinh lý với cơ thể. Nồng độ chì máu toàn phần bình thường là dưới 10 mg /dl, nồng độ lý tưởng là 0. Con người có thể tiếp xúc với chì qua nhiều nguồn khác nhau như:

-  Thực phẩm: Đồ hộp có chất hàn gắn hộp sử dụng chì, đồ nấu ăn bằng chì, các nguồn thực phẩm bị ô nhiễm từ môi trường do không được kiểm soát tốt.

- Các thuốc nam: dùng uống, bôi, được dân gian gọi là thuốc cam, thuốc tưa lưỡi…lưu hành bất hợp pháp có chì (hồng đơn).

- Sơn có chì: Các loại sơn cũ, đồ chơi dùng sơn chì.

- Môi trường sống: Bụi từ sơn chì cũ, đất bị nhiễm sơn chì, ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp có chì, dùng xăng có chì, nước từ đất ô nhiễm, hệ thống ống dẫn nước bằng chì (loại ống cũ), không khí từ các hoạt động công nghiệp có chì, khói do xăng dầu có chì.

- Nghề nghiệp có nguy cơ cao phơi nhiễm chì như sửa chữa bộ tản nhiệt động cơ, sản xuất thuỷ tinh, hướng dẫn tập bắn, thu gom đạn, nung, nấu chì, tinh chế chì, đúc, cắt chì, sơn, công nhân xây dựng (làm việc với sơn chì), sản xuất nhựa polyvinyl chloride, phá, dỡ tàu, sản xuất, sửa chữa và tái sử dụng ắc quy.

- Các nguồn có chì khác: Đồ dùng bằng gốm sứ thủ công có chì, mảnh đạn chì trên cơ thể, pin có chì, lưới đánh cá buộc chì.
Theo khuyến cáo, trong trường hợp nghi ngờ bị nhiễm chì, người dân có thể đến các bệnh viện để yêu cầu xét nghiệm độc chất này trong máu cũng như các xét nghiệm lâm sàng. Một người được chẩn đoán xác định nhiễm chì khi: Tiếp xúc với các nguồn có chì hoặc xuất hiện triệu chứng gợi ý, đồng thời xét nghiệm chì trong máu cao hơn 10 mg/dl (tiêu chuẩn bắt buộc).
>> Xem thêm
Các cấp độ nhiễm độc chì
Phương pháp điều trị nhiễm độc chì

                                                                                            Trần Ngoan 


 



GIÁO DỤC TRẺ SỐNG TỬ TẾ




GIÁO   DỤC  TRẺ  SỐNG  TỬ  TẾ

(Thứ sáu 03/06/2016-TRẦM THIÊN THU)



Nghiên cứu cho thấy có khoảng 1/6 người Mỹ ngày nay không liên quan một tôn giáo riêng nào. Thật vậy, giới trẻ dưới 30 tuổi – đặc biệt là cha mẹ ngày nay và tương lai – hầu như có thể sống không quan tâm nhiều tới lối sống tử tế. Sống tử tế có liên quan tâm linh, dù bạn có niềm tin tôn giáo hay không.


YẾU TỐ CÔNG BẰNG
Sasso định nghĩa rộng về tâm linh là “một niềm tin nội tâm mà vũ trụ và mọi người được nối kết theo cách mà chúng ta không thấy, là cuộc sống phải vượt ra ngoài cái tôi. Bạn tích cực lắng nghe con cái về mọi thứ và khám phá các khái niệm tâm linh. Tiến sĩ Lisa Miller, giáo sư khoa tâm lý và giáo dục tại ĐH Sư phạm Columbia (Columbia University's Teachers College), ở TP New York, đồng ý: “Khi nói đến tâm linh, cha mẹ là sứ giả của con cái. Chúng ta có thể cho chúng thấy tổng quát, nhưng không cần thiết phải biết mọi thứ”.
Cách khám phá đó rất đáng cố gắng. Nghiên cứu của TS Miller cho thấy rằng vấn đề tâm linh cá nhân có kết quả nhiều hơn là chỉ có cảm giác. Bà nói rằng trẻ em phát triển một cảm giác về khả năng yêu thương cao hơn là sức lực hướng dẫn – người ta gọi đó là Ông Trời, Tạo hóa, Chúa, Phật, Thánh Allah, hoặc đơn giản là “thế giới yêu thương” (loving universe) – chiếm 80% ít có thể bị trầm cảm nặng và 50% ít có thể bị lạm dụng tình dục khi còn là thiếu niên.
Cũng vậy, một nghiên cứu của ĐH Anh quốc Columbia, ở Canada, thấy rằng trẻ em nào tâm linh (các nhà nghiên cứu tách biệt rõ ràng “tâm linh” khác với “tham dự giờ thờ phượng” hoặc “thuộc về một giáo hội”) thì có khuynh hướng sống vui vẻ hơn. Hiểu vấn đề nào đó hơn là đề cao ý nghĩa và mục đích cá nhân của trẻ em, đồng thời tái củng cố sự nối kết của chúng với cộng đồng và người khác. Vấn đề quan trọng là làm sao thực hiện điều đó? Một số cách giúp trẻ em có niềm tin và hy vọng là:

XÁC ĐỊNH “TÂM LINH”
Nếu bạn không thuộc về một tôn giáo có tổ chức, con cái bạn sẽ có thể hỏi lý do người khác đi nhà thờ, chùa chiền hoặc đền đài. Lisa Braun Dubbels, có 2 con ở Minneapolis, nói: “Tôi nói với các con rằng nhà thờ, đền đài, và chùa chiền đều là những nơi người ta có thể thờ phượng chính thức, cùng với các thành viên khác của một cộng đoàn. Tôi cũng gây ấn tượng với chúng rằng người ta có thể tìm thấy Tạo Hóa ở khắp nơi trong thiên nhiên, nơi trường học, cả khi thức và khi ngủ”. Bạn cũng có thể nhắc nhớ chúng rằng mỗi gia đình đều có những việc khác nhau: “Bạn bè của bạn có thể nói một ngôn ngữ khác, có truyền thống văn hóa khác, hoặc là thành viên của một giáo hội khác. Mỗi gia đình có một cách chọn lựa nhưng tất cả đều có giá trị”.

1. Chấp Nhận Đôi Khi Mình Cũng Không Biết
Điều này làm nhiều người lo sợ. Con cái có thể hỏi các vấn đề lớn như “Ông bà nội ngoại đi đâu sau khi qua đời?” và bạn cảm thấy “bó tay”. Hoặc, để tránh trả lời sai, bạn cứ “đi vòng quanh” các vấn đề khó. Mimi Doe, mẹ của 2 đứa con và là tác giả cuốn 10 Principles for Spiritual Parenting (10 Quy tắc đối với việc làm Cha Mẹ về tâm linh), thích xử lý các vấn đề “nhạy cảm” với câu “Mẹ không biết. Cuộc sống đầy những bí ẩn mà!”. Bà đề nghị chia sẻ các thông tin nếu có thể, chẳng hạn: “Một số người tin là XYZ và một số người lại tin là ABC. Tôi lại tin là JKL. Còn bạn nghĩ sao?”. Phải mất thêm thời gian để hiểu vấn đề này, nhưng chính xác hơn. Quan trọng là: Nếu bạn trả lời cho xong lần thì con cái cũng biết.

2. Thói Quen Sùng Kính 
Điều này nghe rất giống việc cầu nguyện và tham dự các nghi lễ tôn giáo. Nhưng những điều đó hiệu quả đối với thiên niên kỷ như là cách để tỏ lòng biết ơn và quan tâm. Hãy cảm thấy thoải mái để mượn những lời cầu nguyện hoặc những bài thơ từ các nền văn hóa khác, hoặc khuyến khích các thành viên gia đình viết ra những lời cầu nguyện riêng. Elise Rebmann khuyến khích các con “bày tỏ lòng biết ơn” khi cầu nguyện trước bữa ăn tối. Chị nói: “Đôi khi đứa con 5 tuổi của tôi biết ơn về một cục kẹo hoặc một món đồ chơi, còn con gái 10 tuổi của tôi nói về các điều tốt trong ngày”. Đây là vài cách khác:
   ·    Cầu nguyện cho người bị bệnh hoặc người chết khi thấy xe cứu thương, cầu nguyện cho các nạn nhân khi thấy xe cứu hỏa,…
   ·    Thắp một ngọn nến và cầm trên tay 1 phút trước khi đi ngủ. Thinh lặng và chia sẻ điều tốt lành đã xảy ra trong ngày.
   ·     Cảm ơn Tạo Hóa khi đánh răng vì đã cho bộ răng tốt. Cảm ơn Tạo Hóa vì có khuôn mặt nguyên vẹn. Cảm ơn Tạo Hóa vì có đủ tứ chi. Cảm ơn Tạo Hóa vì gia đình hạnh phúc!

3. Đọc Sách Chung 
Có nhiều sách dành cho trẻ em có các chủ đề liên quan sự tử tế, công lý, sự tha thứ, công bằng – các vấn đề khả dĩ được coi là thuộc lĩnh vực tâm linh diễn tả sự nối kết mọi người và sống có mục đích. Đừng đọc quá nhiều hoặc chỉ đọc một tác giả nào đó. Hãy hỏi trẻ em những câu hỏi gợi mở như “Con nghĩ điều gì quan trọng nhất trong câu chuyện này?” hoặc “Con đã làm được gì?” để trẻ em tập nhận thức.

4. Tạo Nhiệm Vụ Gia Đình 
 Nhiều truyền thống cung cấp khung giá trị hoặc quy tắc để làm theo. Cố gắng tạo điều gì đó tương tự đối với gia đình bạn. Ngay cả những trẻ chỉ 3 hay 4 tuổi cũng có thể hiểu những điều như “Gia đình chúng ta tin rằng sống tử tế là giúp đỡ người khác, chăm sóc thú vật, và đến với những người nghèo khổ”. Cha mẹ có thể viết câu ngắn gọn diễn tả nhiệm vụ rồi dán lên tường, cũng có thể đơn giản là áp dụng điều đó khi chọn lựa cách dùng thời gian hoặc giải quyết xung đột.

5. Cởi Mở Nội Tâm 
Trẻ em có lợi nhiều khi nghe nói về cách chúng ta xử lý cuộc sống. Có thể đơn giản là nói với con cái biết mối quan ngại về chuyện gia đình và căn bệnh của người thân. Nghiên cứu của Miller cho thấy rằng trẻ em nào cũng có ít là cha hoặc mẹ sống nội tâm – không hẳn phải là một tôn giáo – và có khuynh hướng khám phá các vấn đề tâm linh của mình khi còn trẻ và khi trưởng thành.

6. Đào Sâu Truyền Thống Tâm LinhHãy cân nhắc việc giáo dục trẻ em. Cuộc sống ngày nay có nhiều thứ khiến chúng ta quan ngại về việc giáo dục con cái. Cha mẹ cần quan tâm việc đào sâu tâm linh để có thể hướng dẫn con cái đi đúng hướng. Xã hội có nhiều loại người, và chúng sẽ gặp nhiều tôn giáo khác, nếu “yếu kém” về tâm linh rất dễ bị chao đảo – nhất là trẻ em (và những người chưa trưởng thành về tâm linh).

7. Thời Gian Biểu 
Thời gian biểu là một dạng “gia đạo”. Con cái đi đâu và làm gì? Cha mẹ có biết? Không phải là “kiểm soát” nhau theo kiểu chính trị nhưng cha mẹ cần biết để có thể kịp thời ngăn cản chúng bị bạn bè xấu lôi kéo vào con đường xấu. Có đứa thích nhạc, có đứa thích hội họa,… Đứa con nào thích loại nghệ thuật nào thì hãy hướng chúng vào nghệ thuật tốt lành. Cơ bản của nghệ thuật đã mang tính tâm linh rồi.

8. Giáo Dục Bằng Gương Mẫu 
Lời nói làm lung lay, nhưng gương lành mới đủ sức lôi kéo. Cha mẹ sống gương mẫu thì con cái sẽ noi theo. Muốn con cái sạch sẽ và ngăn nắp thì cha mẹ phải sạch sẽ và ngăn nắp trước, không thể bắt chúng làm mà mình lại “vô tư”. Cha mẹ hay khích bác người khác, làm sao có thể dạy con cái sống yêu thương? Đó là quy luật tất yếu!

9. Dựa Vào Tâm Linh Khi Gặp Khó Khăn 
 Khi một người thân qua đời, thậm chí chỉ là con vật cưng chết, khi thấy người khác bị thiên tai hoặc tai nạn (dù chỉ thấy trên ti-vi hoặc nghe radio), khi trẻ em gặp điều bất công,… Đó là những cơ hội để cho trẻ em thấy thực tế và sống tâm linh hơn. Hãy dạy chúng biết hướng về những người đau khổ và thành tâm cầu nguyện cho họ. Nếu có thể thì dạy chúng biết hy sinh phần quà nhỏ để chia sẻ với những người bất hạnh, đồng thời cũng dạy chúng biết tạ ơn Chúa vì mình còn may mắn hơn họ.
Cha mẹ nên nói với con cái về vấn đề đức tin và về sự sống đời sau khi chúng đọc truyện hoặc xem phim, nhất là khi có người qua đời. Giáo dục trẻ em về tâm linh không phải là thực hiện hoàn hảo, vì con người luôn bất toàn, nhưng hãy hỏi chúng những câu hỏi sâu sắc hơn để chúng thấy cuộc sống có ý nghĩa. Cha mẹ nào cũng có thể làm như vậy.
Niềm tin cho chúng ta thêm hy vọng và cảm thấy mình không đơn độc. Trẻ em cũng rất cần cảm nghiệm này. Dù bạn theo tôn giáo nào thì vấn đề quan yếu vẫn là giá trị gốc của niềm tin và cố gắng sống từng giây phút. Thế giới là nơi chúng ta đang sống, con cái chúng ta cần luân lý để biết phân biệt điều đúng, điều sai.
Sống tử tế là sống yêu thương và là sống tâm linh. Ai cũng có và cũng cần những giây phút riêng dành cho đời sống tâm linh, dù bạn cố ý không muốn nhận thì đó vẫn là điều tất yếu vậy.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Parenting.com)




Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

Clip cháu gái kể về khao khát mãnh liệt của bà nội gây xúc động



Clip  cháu  gái  kể  về  khao  khát  mãnh  liệt  của  bà  nội  gây  xúc  động
 (15/06/2016 Thanh Niên Online)

 Ảnh minh họa Shutterstock

Bộc bạch về người bà nhiều khao khát của cô cháu gái khiến dân mạng bất ngờ
Trong câu chuyện của chị, người nghe không tìm thấy khoảng cách tuổi tác, sự ngượng ngùng hay lảng tránh khi nói về chuyện nhạy cảm… mà ở đó, chỉ có sự thấu hiểu, chia sẻ của một người trẻ với thế hệ trước
Dù ở bất cứ độ tuổi nào, giới tính nào… ẩn sâu bên trong mỗi người chúng ta là khao khát yêu thương và được yêu thương hết sức mãnh liệt. Nó không chỉ thể hiện bằng những cảm xúc tinh thần mà còn là câu chuyện thầm kín của thể xác.
Như để minh chứng cho điều đó, chị Giang Hà (sinh năm 1972, tại Hà Nội) đã chia sẻ với dự án Humans of Hanoi - Hanoi Love những bí mật thầm kín về khao khát được yêu thương bằng cả tâm hồn lẫn thể xác của chính bà nội mình, khi bà đã 80 tuổi, khiến người nghe vừa ám ảnh vừa xót thương…

[CLIP]  Giang Hà trải lòng về những khao khát của bà nội - Nguồn: Humans of Hanoi

Chị Giang nhớ lại: “Đêm đầu tiên nghe tiếng bà rên rỉ trong cơn tự giải quyết những nhu cầu về thể xác của chính bản thân, mình đã rất hoảng hốt. Bởi, mình không nghĩ rằng một người đàn bà đến 80 tuổi vẫn còn có nhu cầu về mặt thể xác, vẫn còn cần phải được giải thoát khỏi những sự đòi hỏi của cơ thể rất tự nhiên, rất bình thường”.
“Mình vừa xấu hổ, vừa thương, cảm giác như nước mắt trào ra khi nghĩ đến cuộc đời của bà. Bà lấy chồng chồng rất sớm, năm bà 23 tuổi, bố của mình mới 3 tuổi thì ông nội bỏ đi. Kể từ đó, bà không đi bước nữa, bà cũng chẳng có mối quan hệ với ai. Điều này là một gánh nặng kinh khủng vì ngày nào bà cũng đợi ông, từng giây từng phút bà nghĩ lúc nào ông cũng có thể trở về…”, chị kể tiếp.
Là một người cháu và hơn hết là một người phụ nữ, chị Giang Hà thấu hiểu những nỗi mất mát, thiệt thòi của bà, người vợ, người mẹ luôn bị trói chặt vào hai chữ “đức hạnh”. Chị thật sự ao ước một lần nào đó trong đời, bà nội có thể tìm được vòng tay của người đàn ông nào đó xứng đáng có thể khiến bà trở thành “người đàn bà được sướng, được la hét, được làm những điều mình muốn”.
Clip cháu gái kể về khao khát mãnh liệt của bà nội gây xúc động - ảnh 1
Chân dung cô cháu gái mạnh dạn chia sẻ bí mật thầm kín về người bà -


ẢNH FACEBOOK GIANG HÀ

Bộc bạch của chị Giang đã gây ra một chấn động, bởi đây là lần đầu tiên một người cháu dám mạnh dạn nói lên những điều thầm kín nhất của người bà lớn tuổi.
Trong câu chuyện của chị, người nghe không tìm thấy khoảng cách tuổi tác, sự ngượng ngùng hay lảng tránh khi nói về chuyện nhạy cảm… mà ở đó, chỉ có sự thấu hiểu, chia sẻ và cái nhìn đầy tính nhân văn, điều mà tất cả chúng ta khó lòng đạt được khi đối diện với thực tế trần trụi rất đời thường mà người ta hay lảng tránh.
Được biết, phải mất khá nhiều thời gian để Giang Hà nhận lời chia sẻ bí mật thầm kín này cho Bùi Hoàng Long (sinh năm 1993, tại Hà Nội) người thực hiện dự án Humans of Hanoi - Hanoi Love, nơi tập hợp những câu chuyện mang tính nhân văn về tình yêu cuộc sống, tình cảm lứa đôi, gia đình, tình người. Sau khi đăng tải, clip đã thu hút sự chú ý của rất nhiều bạn trẻ.
Clip cháu gái kể về khao khát mãnh liệt của bà nội gây xúc động - ảnh 2
Đa phần bạn trẻ thể hiện sự ngưỡng mộ dành cho chị Giang Hà, người dám nói lên chính những điều thầm kín nhất của người thân và bản thân. Đồng thời, người xem cũng bày tỏ sự chia sẻ với người bà, một phụ nữ cả đời chờ đợi một người đàn ông đã bỏ mình ra đi, để rồi cả đời phải sống trong cảnh cô đơn, trống vắng…
“Thật cảm động vì cô sẵn sàng chia sẻ những điều sâu kín đến thế và cũng cảm ơn Humans of Hà Nội vì đã giúp chúng em tiếp cận đến phần sâu của người kể chuyện, những câu chuyện mà người trẻ như em chắc chẳng bao giờ được nghe”, thành viên Huyền Dương bình luận.
Bạn có nickname Hoàng Ngữ viết: “Xem xong chảy nước mắt, câu chuyện thật sự đã làm mình nổi da gà. Câu chuyện này giống như cuộc đời của bà nội mình, bà cũng chờ đợi ông cả cuộc đời... Mình nhận ra, trong tâm thức của mỗi người, ai cũng mong tìm được một người đàn ông để có thể la hét và quằn quại trong vòng tay anh ấy… Mình muốn nhắn gửi đến người bà trong câu chuyện kia rằng: cháu không trách bà, cháu thương bà quá!”.
Clip cháu gái kể về khao khát mãnh liệt của bà nội gây xúc động.


ẢNH MINH HỌA SHUTTERSTOCK 

Người lớn tuổi cũng cần được yêu thương cả về tâm hồn lẫn thể xác.
Giang Hà trải lòng với Thanh Niên: “Đối với tôi, bà là người có vị trí rất lớn. Tôi đã ở bên bà suốt những tháng năm thơ ấu, được bà bao bọc và chiều chuộng. Khi lớn hơn chút nữa, tôi nhận ra bà là hiện thân của người phụ nữ gắn cuộc đời mình với gia đình, hy sinh một đời vì con, vì cháu. Nhưng bà cũng là một người mẹ chồng khó tính, hay buồn, hay khóc, hay giận hờn…".
"Chia sẻ những điều này, tôi mong muốn tất cả những người phụ nữ xung quanh hãy luôn vươn lên để sống thật là chính mình, ý thức đầy đủ về bản thân, hãy dũng cảm mưu cầu hạnh phúc, đừng để phí cả một đời phải mòn mỏi, trông ngóng ai đó hoặc là khép mình trong những khuôn mẫu, trách nhiệm và vai trò làm mẹ, làm vợ, làm con… Hãy dám làm một người đàn bà hạnh phúc trước đã”, chị nói thêm.

Lê Ái


SỐNG TINH THẦN ĐỀN TỘI

SỐNG  TINH  THẦN  ĐỀN  TỘI
(Thứ năm - 23/06/2016 + GB. Bùi Tuần)



\           1. Hiện nay, tội đang trở thành một thời sự đen tối gây nhiều nhức nhối.
Tội cá nhân, tội tập thể, tội cơ chế. Tội loại nào cũng xúc phạm đến Thiên Chúa. Người phạm tội không những phải nhận tội, chừa tội, mà còn phải đền tội.

2.   Đền tội cho mình và đền tội cho người khác theo tình liên đới, đó là một việc đạo đức rất cần và rất quý.
Đền tội không phải chỉ đòi việc làm đạo đức, mà cũngđòi cả một nếp sống đạo đức.

3.   Ở đây, tôi xin chia sẻ đôi chút về nếp sống đạo đức, như một của lễ đền tội. Tôi gọi nếp sống đó là sống tinh thần đền tội.
Theo tôi, đền tội chủ yếu là làm những việc đạo đức có tính cách tránh cho mình khỏi sa vào đàng tội. Những việc đạo đức đó rất nhiều. Ở đây, tôi chỉ xin nhấn mạnh đến vài việc mà thôi.

4.    Việc thứ nhất là đừng để mình mất phương hướng nội tâm.
Phương hướng đúng của nội tâm tôi là bước theo Chúa Giêsu, là tin vào Chúa Giêsu, là bắt chước Chúa Giêsu. Trên lý thuyết, tôi vẫn nhận phương hướng đó. Nhưng trên thực tế, tôi dễ để mình bị lôi cuốn bởi những động lực khác ngoài Chúa Giêsu, thì đó là mất phương hướng nội tâm. Trường hợp như thế là dễ xảy ra lắm.

 5.    Việc thứ hai là sống nhân lành một cách cụ thể.
Sống nhân lành, theo nghĩa mà Chúa Giêsu dạy, là tham dự vào sự nhân lành của Chúa.“Tại sao gọi tôi là nhân lành? Chẳng ai là nhân lành, chỉ có Chúa mà thôi” (Lc 18,18-19). Nhân lành của Chúa là một tạo dựng của lòng thương xót. Nó có tính cách cho đi nhưng không. Như vậy, nhân lành là hoa trái của Chúa Thánh Thần. Có hoa trái đó, tôi mới có thể thực hiện được lời Chúa dạy: “Chúng con hãy yêu thương nhau, như Thầy yêu thương các con” (Ga 13,34).

Những lần được gần Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tôi đều rất được ấn tượng về sự nhân lành của Ngài. Với nếp sống nhân lành đó, Ngài đã đền tội cho tôi, cho Hội Thánh và cho nhân loại.

 6. Việc thứ ba là sống hiền từ.
Chúa Giêsu phán: “Hãy học cùng Thầy, vì Thầy hiền từ và khiêm nhường” (Mt 11,29).
Thánh Phaolô khuyên Timôthê: “Hãy dịu hiền với mọi người, hãy có khả năng giảng dạy, biết chịu gian khổ. Phải lấy lòng hiền từ mà giáo dục những kẻ chống đối”(2Tm 2,24-25).
Theo kinh nghiệm của nhiều người đạo đức, thì hiền từ có sức mạnh dập tắt sự nóng nảy, kiêu căng và các thứ thô bạo. Hiền từ ở đây không có nghĩa là một thứ yếu đuối, nhưng là một nhân đức anh hùng. Thực sự, nó đã giúp tôi sống tinh thần đền tội cho mình và cho nhiều kẻ khác.

      7. Việc thứ bốn là sống hy vọng, bình an và vui trong Chúa.
Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận đã rất ảnh hưởng đến tôi do cách Ngài sống đầy hy vọng, bình an và vui trong Chúa. Đó cũng là cách sống tinh thần đền tội, mà Ngài đã thực hiện và đã khuyên tôi.
Ngài hay đơn giản hoá những sự việc rắc rối. Ngài hay uốn những khúc cong thành vòng tròn. Ngài hay biến những nét mặt giận dữ thành những nụ cười. Tôi xác tín động lực khiến Ngài làm được những việc đạo đức đó chính là Chúa Thánh Thần.

Đức Cố Hồng Y Thuận đã thực hiện lời thánh Phaolô xưa: “Hãy vui mừng và gắng nên hoàn thiện. Hãy khuyến khích nhau, hãy đồng tâm nhất trí, và ăn ở thuận hoà. Như vậy, Thiên Chúa là nguồn yêu thương và bình an, sẽ ở cùng anh chị em” (2Cr 13,11).

       8. Với bốn việc đạo đức trên đây, tôi đã sống tinh thần đền tội trong suốt nhiều năm. Đền tội như thế vẫn không miễn cho khỏi những việc khổ chế và nhiều hy sinh. Nhưng tất cả đều do tình yêu thương xót. Và đó là nguồn hy vọng, vui mừng và bình an. Cho dù đền tội như vậy vẫn chỉ là khởi đầu, nhưng tôi có thể quả quyết: Nhờ sống tinh thần đền tội như thế, chúng ta sẽ góp phần không nhỏ vào việc xây dựng một nền văn minh của tình yêu.

    9.  Thế giới hiện nay đang đứng trước nguy cơ tội ác sẽ gây nên vô số thảm hoạ khôn lường. Hãy sám hối và đền tội, bằng những việc đạo đức có nền tảng từ Phúc Âm. Chỉ có tình yêu mới có sức đền tội cứu độ. Chỉ có tình yêu mới có thể xây dựng được một thế giới yêu thương.

          10 .   Viết tới đây, tôi cảm thấy mình mệt mỏi, đau nhức. Tôi dâng những đau mệt đó cho Chúa, như một lễ vật đền tội. Chỉ một lát sau, tôi nhận được những dấu chỉ về sự Chúa đang hiện diện và đang sai tôi đi làm chứng cho Chúa qua việc chia sẻ nhỏ mọn này. Tôi cảm tạ Chúa hết lòng. Tôi tin Chúa sẽ thương nhận việc tôi đang làm như một của lễ có giá trị đền tội cho mình và cho kẻ khác.


Long Xuyên, ngày 10.6.2016.

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Chồng lại tiếp tục chat sex với gái sau khi được tôi tha thứ




Chồng  lại  tiếp  tục  chat  sex  với  gái 

 sau  khi  được  tôi  tha  thứ
Trần Mỹ Duyệt)

Dưới đây là câu chuyện đã được phổ biến trên VNExpress: 
Tôi đã bị tổn thương quá lớn, tim vẫn nhói đau và nước mắt cứ rơi mỗi khi nghĩ về chuyện chồng ngoại tình, chát sex.
Tôi đã gửi tâm sự của mình lên mục gỡ rối tâm tình cách đây mấy tháng sau khi phát hiện ra chồng chat chit trò chuyện với gái gọi. Thời điểm xảy ra chỉ sau sinh nhật của tôi mấy ngày. Tôi đã rất sốc, buồn và thất vọng bởi từ lâu anh không quan tâm hỏi han chúc mừng hay quà cáp gì cho vợ vào bất cứ dịp lễ gì. Tôi mặc nhiên chấp nhận rằng tính cách của chồng là như thế nên không đòi hỏi gì mặc dù bản thân luôn cố gắng quan tâm và chăm chút cho anh. Thế mà anh có thể vô tâm đến mức đi quan tâm hỏi han gái, lờ đi cả sinh nhật vợ. Sau đó vợ chồng đã nói chuyện với nhau nhưng anh phủ nhận tất cả, bảo rằng chỉ chat chit vớ vẩn cho vui, rằng không có chuyện gì xảy ra cả. Tôi đã rất buồn nhưng vẫn cố gắng cho qua, vui vẻ trở lại với anh.
Hai tháng sau, trải qua một chuyến anh đi về quê 2-3 ngày, tôi mở máy của anh ra và phát hiện anh chat sex, hẹn hò, nói lời nhớ thương với một người khác. Khỏi phải nói tôi đã đau khổ như thế nào. Giai đoạn đó tôi vẫn còn yếu do mệt mỏi, stress từ chuyện lần trước của anh nên bị ốm kéo dài mãi chưa khỏi hẳn. Tôi đã đưa máy chỉ cho anh thấy những gì anh với người kia trao đổi, sau đấy bỏ đi ra khỏi nhà do quá u uất và đau buồn. Hôm đấy trời rất lạnh, tôi biết là sức khỏe mình sẽ bị ảnh hưởng khi đi ra khỏi nhà vào thời gian muộn và trời lạnh như thế (sau chuyện lần trước tôi đã tự rút kinh nghiệm và quyết định chăm lo cho sức khỏe của mình nhiều hơn để có thể tự lo cho mình và con nếu vợ chồng phải chia tay). Thực sự lúc đó tôi không muốn ở chung nhà với anh hay đối mặt với sự lừa dối của anh nữa. Tôi đã đi lang thang trong đêm rất lâu, cảm thấy vô vọng và mất phương hướng nhưng cuối cùng vẫn quay về nhà bởi lo cho con tỉnh dậy không thấy mẹ sẽ hoảng sợ mà khóc. Tôi đã ước mong giá như có ai đấy có thể giúp mình được sáng suốt và tìm được lối ra, nhưng trong thâm tâm tôi cũng biết chỉ có bản thân mới tìm được đường đi cho mình mà thôi.

Ngay sáng hôm sau và nhiều hôm sau đấy nữa chúng tôi đã ngồi lại nói chuyện với nhau và nói về chuyện ly dị. Anh như lần trước lại phủ nhận mọi chuyện và nói chỉ là trò chuyện vớ vẩn, rằng đấy là cuộc sống ảo chứ không phải thật, anh là người sống có trách nhiệm nên không đi lăng nhăng bên ngoài. Rằng tôi đang làm quá mọi chuyện dù việc trao đổi qua lại giữa anh với người kia đã bắt đầu được nhiều năm, cùng thời điểm anh quen biết, qua lại và lấy tôi.

Anh đổ hết mọi trách nhiệm và tội lỗi lên tôi, rằng tôi chưa đủ quan tâm tới anh, rằng khi về quê anh gọi điện thì tôi không nghe máy, rằng người thân tôi ở cùng nhà nên làm anh bí bức, không được tự do. Vậy tôi đã làm gì, tôi đã chẳng phải đi làm, quán xuyến việc nhà và chăm sóc cho con mà không hề có sự san sẻ hay giúp đỡ từ anh sao? Anh đã bao giờ chủ động san sẻ hay chí ít có một lời khích lệ tôi đâu, anh lấy quyền gì để đòi hỏi tôi phải thế này thế nọ, hay vì người thân tôi ở cùng làm anh bí bức khó chịu nên xả hết mọi bực tức lên tôi, hay muốn làm tôi tổn thương thế nào cũng được?

Lại vài tháng trôi qua, tôi vì thương con và vẫn còn tình cảm với anh dù đã bị sứt mẻ ít nhiều nên cố gắng lờ đi, cố gắng vui vẻ trở lại. Thực tế tôi đã bị tổn thương quá lớn, tim vẫn nhói đau và nước mắt cứ rơi mỗi khi thoáng nghĩ về những chuyện đã xảy ra hoặc những sự kiện, hình ảnh gợi nhớ tới chuyện đấy. Tôi thực sự vẫn còn rất đau lòng. Người ta bảo, thời gian sẽ làm nguôi ngoai mọi nỗi đau nhưng liệu có bao giờ tôi có thể quên được chuyện này. Vì tôi chưa đủ cố gắng? Liệu tôi có nên tha thứ và cố gắng quên hết, đặt lại niềm tin và yêu thương nơi anh để rồi một thời gian sau lại phát hiện ra anh làm những chuyện còn tồi tệ hơn, tổn thương tôi hơn nữa?

Đã có nhưng lúc trong đầu tôi lởn vởn những ý nghĩ rằng mình phải làm điều tương tự với anh như anh đã làm với tôi, để anh cảm nhận được nỗi đau, những tổn thương tôi đã và đang trải qua. Có những lúc tôi trở nên căm ghét anh đến nỗi muốn được trả đũa, để anh hiểu cảm giác bị lừa dối là như thế nào. Nhưng tôi là người được ăn học tử tế, biết tôn trọng phẩm giá của mình, hơn nữa còn có con gái bé bỏng của tôi, tôi không muốn con lớn lên thất vọng về mẹ mình hay có cái nhìn tiêu cực về cuộc đời.

Các bạn thân mến, tôi vẫn còn bế tắc trong cuộc hôn nhân của mình nhưng tâm sự lên đây với hy vọng những người vợ sẽ đọc được và tự tìm cách xây đắp tình yêu, gìn giữ hạnh phúc của mình. Đừng bao giờ đặt trọn 100% niềm tin vào chồng mình mà nên cảnh giác bởi thời buổi mạng xã hội và phương tiện thông tin phát triển quá dễ dàng để tìm được đối tượng và lừa dối nhau, sau tất cả ta chỉ có thể trông cậy vào bản thân mình mà thôi.

Các ông chồng hãy suy nghĩ kỹ trước khi có ý định lừa dối vợ bởi tổn thương một khi các anh đã gây ra sẽ không bao giờ có thể xóa nhòa, niềm tin đã mất không biết bao giờ mới gây dựng lại được. Có bạn bảo đời sống vợ chồng của chúng tôi có vấn đề nhưng không hẳn là như vậy, bởi tôi có tư tưởng cởi mở và chiều chồng, có chăng là chồng tôi có quá nhiều thời gian nên đắm chìm vào các trang web chào mời với hình ảnh khêu gợi, phim sex mà mụ mị và có những hành động ngu ngốc làm tổn thương tôi.

Dung

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH 
Tâm sự của người phụ nữ tên “Dung” ở trên hơi dài dòng nhưng chủ điểm là xoay quanh vấn đề nghi ngờ, ghen tỵ về hành động thiếu trưởng thành liên quan đến suy nghĩ và tình cảm của chồng. Dòng tâm sự ấy (cũng là câu hỏi ấy) có thể được tóm lại như sau:

1. Khởi đầu tâm sự, người vợ viết:
 “Tôi đã bị tổn thương quá lớn, tim vẫn nhói đau và nước mắt cứ rơi mỗi khi nghĩ về chuyện chồng ngoại tình, chát sex.” 

2. Tiếp đến nàng nói về cách thức giải quyết vấn đề:
 “Sau đó vợ chồng đã nói chuyện với nhau nhưng anh phủ nhận tất cả, bảo rằng chỉ chat chit vớ vẩn cho vui, rằng không có chuyện gì xảy ra cả. Tôi đã rất buồn nhưng vẫn cố gắng cho qua, vui vẻ trở lại với anh.” 

3. Tình cảm và lòng trung thành của nàng tiếp tục bị phản bội: 
“Hai tháng sau, trải qua một chuyến anh đi về quê 2-3 ngày, tôi mở máy của anh ra và phát hiện anh chat sex, hẹn hò, nói lời nhớ thương với một người khác.”

 4. Chủ động giải quyết vấn đề nhưng bị chồng nàng phản bác:
 “Ngay sáng hôm sau và nhiều hôm sau đấy nữa chúng tôi đã ngồi lại nói chuyện với nhau và nói về chuyện ly dị. Anh như lần trước lại phủ nhận mọi chuyện và nói chỉ là trò chuyện vớ vẩn, rằng đấy là cuộc sống ảo chứ không phải thật, anh là người sống có trách nhiệm nên không đi lăng nhăng bên ngoài. Rằng tôi đang làm quá mọi chuyện dù việc trao đổi qua lại giữa anh với người kia đã bắt đầu được nhiều năm, cùng thời điểm anh quen biết, qua lại và lấy tôi.”
 Ngoài ra:
 “Anh đổ hết mọi trách nhiệm và tội lỗi lên tôi, rằng tôi chưa đủ quan tâm tới anh, rằng khi về quê anh gọi điện thì tôi không nghe máy, rằng người thân tôi ở cùng nhà nên làm anh bí bức, không được tự do.”

 5. Phản ứng của nàng hiện nay:
 -   Cái nhìn tiêu cực về tình yêu:
 “Liệu tôi có nên tha thứ và cố gắng quên hết, đặt lại niềm tin và yêu thương nơi anh để rồi một thời gian sau lại phát hiện ra anh làm những chuyện còn tồi tệ hơn, tổn thương tôi hơn nữa?...Có những lúc tôi trở nên căm ghét anh đến nỗi muốn được trả đũa, để anh hiểu cảm giác bị lừa dối là như thế nào. Nhưng tôi là người được ăn học tử tế, biết tôn trọng phẩm giá của mình, hơn nữa còn có con gái bé bỏng của tôi, tôi không muốn con lớn lên thất vọng về mẹ mình hay có cái nhìn tiêu cực về cuộc đời.”
 -   Cái nhìn tiêu cực về niềm tin: 
 “Đừng bao giờ đặt trọn 100% niềm tin vào chồng mình mà nên cảnh giác bởi thời buổi mạng xã hội và phương tiện thông tin phát triển quá dễ dàng để tìm được đối tượng và lừa dối nhau, sau tất cả ta chỉ có thể trông cậy vào bản thân mình mà thôi.”

 PHÂN TÍCH TÂM LÝ NHÂN VẬT
 Như tôi đã đưa ra một nhận xét tóm lược về toàn bộ câu chuyện, đó là 1) Thái độ nghi ngờ, ghen tỵ của người vợ, và 2) Hành động thiếu trưởng thành có liên quan đến suy nghĩ và tình cảm của người chồng.

 1-Nghi ngờ và ghen tỵ của người vợ
 Căn cứ vào những gì được thuật lại từ người vợ, ta có thể nói nghi ngờ không còn là vấn đề cần nói tới ở đây vì đã có bằng chứng cụ thể của những lần lén lút trao đổi, cũng như sự thú nhận của người chồng về hành động tình cảm với người khác không phải là vợ của anh ta. Không những thế, hành động “trao đổi qua lại giữa anh với người kia đã bắt đầu được nhiều năm, cùng thời điểm anh quen biết, qua lại và lấy vợ.”
   
Như vậy, thực tế ở đây không còn đặt nặng ở chỗ người chồng đã có liên lạc qua lại với người đàn bàn khác, nhưng là tình cảm, tình yêu người chồng dành cho mối liên hệ ấy như thế nào?  Nếu chỉ là quan hệ bình thường thì tại sao không chia sẻ với vợ, không công khai, hoặc không chấm dứt khi biết là vì nó mà đã tạo nên xích mích, cãi cọ giữa vợ chồng?

 2. Tâm lý thiếu trưởng thành của người chồng
 Qua những phả ứng và lối hành xử của người chồng như lén lút vợ, chối bỏ sự thật khi bị phát hiện, nhất là đổ lỗi cho người khác khi mình có lỗi, tâm lý gọi đây là thái độ “thiếu trưởng thành” tâm lý. 
Trưởng thành tâm lý bao gồm tư cách dám làm dám chịu và không đổ lỗi cho bất cứ ai khác hoặc những lý do bên ngoài. Người trưởng thành là người biết nhận ra điều sai, lẽ phải trong đạo đức xã hội và tâm linh dù việc làm sai trái ấy là do chính mình gây ra. Và người trưởng thành là người có trách nhiệm với đời sống cũng như việc làm của mình. Sau đây là cung cách cư xử của anh qua lời tường trình của vợ anh:
 -   Dối gạt và thiếu thành thật:
 “Sau đó vợ chồng đã nói chuyện với nhau nhưng anh phủ nhận tất cả, bảo rằng chỉ chat chit vớ vẩn cho vui, rằng không có chuyện gì xảy ra cả…”
 -   Thiếu khả năng biết lỗi và nhận lỗi:
 “Hai tháng sau, trải qua một chuyến anh đi về quê 2-3 ngày, tôi mở máy của anh ra và phát hiện anh chat sex, hẹn hò, nói lời nhớ thương với một người khác…Ngay sáng hôm sau và nhiều hôm sau đấy nữa chúng tôi đã ngồi lại nói chuyện với nhau và nói về chuyện ly dị. Anh như lần trước lại phủ nhận mọi chuyện và nói chỉ là trò chuyện vớ vẩn, rằng đấy là cuộc sống ảo chứ không phải thật, anh là người sống có trách nhiệm nên không đi lăng nhăng bên ngoài. Rằng tôi đang làm quá mọi chuyện dù việc trao đổi qua lại giữa anh với người kia đã bắt đầu được nhiều năm, cùng thời điểm anh quen biết, qua lại và lấy tôi.”
 - Không có trách nhiệm đối với hành động của mình:
 “Anh đổ hết mọi trách nhiệm và tội lỗi lên tôi, rằng tôi chưa đủ quan tâm tới anh, rằng khi về quê anh gọi điện thì tôi không nghe máy, rằng người thân tôi ở cùng nhà nên làm anh bí bức, không được tự do.”

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Trong trường hợp này, người vợ nên áp dụng nguyên tắc “fight or flight” tạm hiểu theo câu nói người xưa là “mềm nắn, rắn buông”.

 1.Người vợ:
 -  Fight: Cho phép người vợ đặt thẳng vấn đề với chồng. Trong ôn hòa và tôn trọng nhau, người vợ phân tích những sai trái qua hành động của chồng, đồng thời đưa ra những giải pháp cần thiết giúp hàn gắn, sửa sai. Tranh đấu, trực diện vấn đề hiểu theo một ý nghĩa tích cực là người vợ cần phải cho chồng biết rằng nàng đáng được tôn trọng, yêu thương và đối xử công bằng. Rằng nàng không thể là trò đùa tình ái của chàng. Lúc nào thích thì xáp vào, lúc nào không thích thì buông bỏ. Sự đối diện này phần đông phụ nữ Á Đông, nhất là Việt Nam vẫn chưa làm được vì có những ràng buộc về luân lý, đạo đức xã hội và danh giá gia đình: “Có những lúc tôi trở nên căm ghét anh đến nỗi muốn được trả đũa, để anh hiểu cảm giác bị lừa dối là như thế nào. Nhưng tôi là người được ăn học tử tế, biết tôn trọng phẩm giá của mình, hơn nữa còn có con gái bé bỏng của tôi, tôi không muốn con lớn lên thất vọng về mẹ mình hay có cái nhìn tiêu cực về cuộc đời.”
 Nhiều phụ nữ còn cảm thấy sợ hãi do thói vũ phu, hành hung trong gia đình của người chồng.
 Nhưng cũng đã đến lúc, quan niệm và lối sống này cần phải được loại bỏ để trả lại vai trò và phẩm giá cho người phụ nữ.
 Qua câu truyện chị Dung đã chứng tỏ một vài phản ứng tích cực, tuy nhiên vẫn còn quá lệ thuộc và e dè vì nhiều lý do, nhưng nhất là chị chưa có cam đảm để dám đối đầu với sự thật, với tương lai. Vì thế chị vẫn còn phân vân trong lựa chọn: “Vì tôi chưa đủ cố gắng? Liệu tôi có nên tha thứ và cố gắng quên hết, đặt lại niềm tin và yêu thương nơi anh để rồi một thời gian sau lại phát hiện ra anh làm những chuyện còn tồi tệ hơn, tổn thương tôi hơn nữa?”

Lời khuyên lúc này là chị nên bình tĩnh, nhẹ nhàng, thông cảm nhưng cũng cương quyết và mạnh mẽ tha thứ cho chồng thêm một thời gian nữa. Khuyết điểm của phụ nữ là “tha nhưng không quên” Chị hãy cố quên đi quá khứ phản bội và yếu lòng của chồng, và tạo cho anh cơ hội trở lại, cũng như chứng tỏ cho anh khả năng chinh phục và hấp dẫn của mình như những ngày đầu hai người mới quen nhau. Thí dụ, cử chỉ lãng mạn, dễ thương, tự tin, và yêu đời. Thay đổi bầu khí gia đình, vợ chồng có thời gian gần gũi nhau, cha mẹ dành thời giờ cho con…

Flight: Trốn chạy, rút lui, và ly dị. Dĩ nhiên, ly dị không phải là giải pháp cuối cùng cho những bất đồng và xích mích về đời sống hôn nhân. Tuy nhiên, với một người chồng thiếu trưởng thành hành động gian dối, vô trách nhiệm, vẫn tiếp tục bỏ qua, coi thường những thiện chí hàn gắn, xây dựng của mình, thì quyết định “dứt khoát” là lựa chọn đúng nhất của người vợ.

Hôn nhân là một môi trường hạnh phúc của hai người, không thể nói người chồng hạnh phúc hoặc người vợ hạnh phúc. Hôn nhân là một lựa chọn hết sức quan trọng của đời người, nếu người chồng hoặc người vợ tỏ ra những hành động thiếu trưởng thành tâm lý, lơ là bổn phận và trách nhiệm, không hành xử đúng vai trò người chồng hoặc người vợ, thì trên nguyên tắc hôn nhân ấy không có lý do để tồn tại, vì nó không có yếu tố đem lại hạnh phúc cho cả hai.

Ngoài ra, nó còn là một sự bất ổn cho tương lai con cái. Đứa trẻ lớn lên trong bầu khí gia đình ở đó cha mẹ cãi vã, chửi bới, nghi ngờ, và ngày ngày nó phải nhìn thấy thái độ của một người cha như vậy dĩ nhiên đây không phải là môi trường giáo dục tốt và lành mạnh cho tương lai đứa trẻ.

2. Người chồng:  
Về phần người chồng, dĩ nhiên, phải suy nghĩ và dành lại sự kính nể, tin tưởng của người vợ. Trên thực tế, tâm lý thiếu trưởng thành của anh đã là lý do đem đến tâm lý hoài nghi và làm tan biến niềm tin của người vợ: “Đừng bao giờ đặt trọn 100% niềm tin vào chồng mình mà nên cảnh giác bởi thời buổi mạng xã hội và phương tiện thông tin phát triển quá dễ dàng để tìm được đối tượng và lừa dối nhau, sau tất cả ta chỉ có thể trông cậy vào bản thân mình mà thôi.” Một tâm lý tiêu cực làm hủy diệt tình yêu vợ chồng. Anh chỉ có thể xây dựng lại niềm tin này bằng một quyết tâm nhìn nhận sự hiểu biết khiếm diện giữa tình cảm và tình yêu, giữa trung tín và ngoại tình và chấp nhận thay đổi. 
Cho dù dưới bất cứ nền văn hóa nào, thì sự đóng góp và vai trò của người vợ cũng rất quan trọng và cần thiết cho người chồng. Vì “một người phụ nữ tốt sẽ mang tới thịnh vượng cho ba thế hệ, người phụ nữ xấu sẽ làm hại đến ba thế hệ”. Và: “Người đàn ông có thể là trụ cột và là người làm ra của cải vật chất nuôi gia đình. Nhưng nếu thiếu bàn tay của người phụ nữ chín chắn, phúc hậu thì tất cả những gì gầy dựng được ấy chưa chắc sẽ giữ được.” Những người phụ nữ hay đàn bà này, dĩ nhiên, là vợ chứ không phải là những người “tình không chân dung” nay ở mai biến rồi để lại những mất mát và khoảng trống không thể bù đắp trong hôn nhân.
Gió trăng, bay bướm, đa tình… có chăng chỉ tồn tại trước khi người đàn ông hoặc người đàn bà bước vào ngưỡng cửa hôn nhân. Một khi đã có trách nhiệm với lựa chọn của mình thì hạnh phúc lúc này chính là đời sống hòa thuận, thương yêu, và trung thành với chồng, vợ, với con cái và với bổn phận.
“Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta
Chừa được thứ nào hay thứ nấy
Có chăng chừa rượu với chừa trà”.

Đây là một lời thú tội về thói trăng hoa, vô trách nhiệm của nhà thơ Non Côi Sông Vị. Những người chồng trưởng thành của thời đại hôm nay cần phải ý thức hơn với đời sống gia đình của mình. Lý do:

-   Vì họ lập gia đình muộn hơn. Họ có đủ yếu tố thời gian để quyết định lựa chọn người mình yêu.
-   Vì họ có thời gian tìm hiểu và tự do kết hôn. Thời nay trai gái phần lớn tự do đến với nhau.
-   Vì họ hiểu rõ hơn vai trò, phẩm giá và địa vị của nhau trong hôn nhân, gia đình cũng như xã hội.
-   Vì họ có trình độ học thức và hiểu biết hơn về trách nhiệm và bổn phận người chồng, người vợ.
-   Vì họ hiểu hơn thế nào là một tình yêu chân thật và một gia đình hạnh phúc.

Tóm lại, lối hành xử thiếu trưởng thành và ấu trĩ của người chồng này cần phải xét lại và phải được tu chỉnh. Nếu không, chính nó sẽ là nguyên nhân đưa đến tan vỡ hạnh phúc, và người chịu hậu quả đắng đót nhất trong trường hợp này chính là người chồng do suy nghĩ và cách cư xử ấu trĩ của anh ta.

(Mời vào thăm trang nhà: www.giadinhnazareth.org để tham khảo những bài vở giá trị.)