VẤN NẠN VẤN NẠN
(Chúa Nhật XII TN, năm C)
(Chúa Nhật XII TN, năm C)
Vấn nạn là vấn đề khó hoặc
nan giải. Cuộc đời là một chuỗi các vấn đề, hầu như là vô tận. Vấn đề là những
điều cần được xem xét, nghiên cứu, tìm hiểu và giải quyết. Cách đặt vấn đề của
một con người có thể cho chúng ta thấy người đó thông minh hay không.
Cùng một vấn đề, người
này có thể giải quyết được, nhưng người khác có thể lại không giải quyết được.
Mỗi người có một trình độ khác nhau, có cách nhìn nhận và cách xử lý khác nhau,
thậm chí mức độ (nhanh hay chậm) cũng khác nhau.
Cuộc sống thường nhật có
vô số vấn đề cần giải quyết: an toàn thực phẩm, môi trường, nhân quyền, kinh tế,
chính trị, xã hội, giáo dục, hôn nhân, gia đình,... Có những vấn đề chung hay
riêng, cụ thể hay trừu tượng, to hay nhỏ, quan trọng hay bình thường, cần xử lý
gấp rút hay có thể từ từ.
Và hôm nay, Chúa Giêsu
cũng đặt ra một vấn nạn đối với những ai muốn thật lòng đi đúng đường lối của
Ngài: “Ai muốn theo tôi, phải TỪ BỎ CHÍNH
MÌNH, VÁC THẬP GIÁ mình hằng ngày mà theo” (Lc 9:23 – tương đương Mt 16:24;
Mc 8:34). Một vế là “bỏ”, một vế là “vác”. Hai vế đối nghịch. Bỏ cái này để
có thể vác cái khác, bỏ cái dở để vác cái tốt. Cái dở PHẢI BỎ thì lại là cái
chúng ta THÍCH (cái tôi, ý riêng, tự ái, kiêu ngạo, vị kỷ, tham-sân-si,...),
còn cái PHẢI VÁC thì chúng ta lại KHÔNG THÍCH (hy sinh, nhịn nhục, chịu đựng,
đau khổ,...). Quả là “căng” thật.
Đúng là một vấn đề lớn, thực sự là một vấn nạn đối với phàm nhân chúng ta!
Chúa Giêsu đã cho biết
thông tin cần thiết để chúng ta có thể dứt khoát và hành động. Chợt nhớ bác học
Albert Einstein (1879-1955) có nhận định thế này: “Thông tin không phải là kiến thức, và trí tưởng tượng quan trọng hơn
kiến thức”. Cũng có phần nào khả dĩ áp dụng vào vấn đề tâm linh của chúng
ta.
Vấn đề xem chừng đơn giản
mà nhiêu khê, vì ngay cả Tông đồ Barnabas cũng có lúc “bị lôi cuốn vì sự giả hình của dân ngoại” (x. Gl 2:1-13). Thật là
không thừa khi tiền nhân nhắc nhở: “Cẩn tắc
vô ưu”.
Ngày xưa, Thiên Chúa đặt
vấn đề qua một lời hứa: “Ta sẽ đổ ơn xuống
cho nhà Đa-vít và dân cư Giêrusalem, giúp chúng biết sống đẹp lòng Ta và tha
thiết cầu nguyện. Chúng sẽ ngước nhìn lên Ta. Chúng sẽ khóc than Đấng chúng đã
đâm thâu như người ta khóc than đứa con một. Chúng sẽ thương tiếc như người ta
thương tiếc đứa con đầu lòng. Ngày ấy, tiếng khóc than sẽ vang dội khắp
Giêrusalem như người ta than khóc thần Ha-đát Rim-môn ở cánh đồng Mơ-ghít-đô”
(Dcr 12:10-11).
Hai câu ngắn gọn mà chuyển
tải được nhiều vấn đề. Sau khi hả hê vì giết được Chúa Giêsu, viên đại đội trưởng
đã phải thốt lên: “Quả thật, người này là
Con Thiên Chúa” (Mc 15:39). Người Việt chúng ta cũng thường nói: “Chưa đánh được người thì mặt đỏ như vang,
đánh được người rồi thì mặt vàng như nghệ”. Tâm phẫn xí, tắc bất đắc kỳ
chính. Thật là ngu xuẩn khi hành động trong cơn giận, ví như giương buồn ra
khơi khi trời giông bão, biển sóng cuồn cuộn. Nguy hiểm khôn lường!
Ngày nào cũng có vấn đề cần
giải quyết, cả đời thường và tâm linh. Có lẽ vấn đề tâm linh vẫn là vấn đề nan
giải nhất, vì người ta lo tìm lợi lộc trần gian, lo kế sinh nhai cho sự sống thể
lý mà lơ là sự sống tâm linh. Rồi một lúc nào đó, con người chợt bị hụt hẫng và
thấy cõi lòng trống vắng vì thiếu Thiên Chúa, như tác giả Thánh Vịnh đã thốt
lên: “Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ,
ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa. Linh hồn con đã khát khao Ngài, tấm thân
này mòn mỏi đợi trông, như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước. Nên con đến
ngắm nhìn Ngài trong nơi thánh điện, để thấy uy lực và vinh quang của Ngài”
(Tv 63:2-3).
Tại sao vậy? Lý do tất
nhiên thôi: “Bởi ân tình Ngài quý hơn mạng
sống, miệng lưỡi này xin ca ngợi tán dương. Suốt cả đời con, nguyện dâng lời
chúc tụng, và giơ tay cầu khẩn danh Ngài. Lòng thoả thuê như khách vừa dự tiệc,
môi miệng con rộn rã khúc hoan ca” (Tv 63:4-6). Không thể khác hơn, vì
chính Chúa Giêsu cũng đã minh nhiên cảnh báo rằng nếu không có Ngài thì chắc chắn
chúng ta “chẳng làm gì được” (Ga
15:5), nhưng nếu có Ngài thì chúng ta sẽ “được
sống và sống dồi dào” (Ga 10:10).
Biết rồi thì mới tin, tin
rồi thì sẽ yêu. Ước gì mỗi chúng ta, giống như tác giả Thánh Vịnh, cũng có thể
hãnh diện mà xác định rạch ròi điều này: “Quả
thật Ngài đã thương trợ giúp, nương bóng Ngài, con hớn hở reo vui. Trót cả tâm
tình, con cùng Ngài gắn bó, giơ tay quyền lực, Ngài che chở phù trì” (Tv
63:8-9).
Thánh Phaolô phân tích và
minh định: “Nhờ đức tin, tất cả anh em đều
là con cái Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô. Quả thế, bất cứ ai trong anh em được
thanh tẩy để thuộc về Đức Kitô, đều mặc lấy Đức Kitô” (Gl 3:26-27). Một sự
thật kỳ diệu, không có đức tin thì không thể hiểu nổi và không dám tin đó là sự
thật. Chúng ta đang tin như vậy, thế thì thật diễm phúc, đúng như Chúa Giêsu đã
xác định với Tông đồ Tôma về một mối phúc liên quan đức tin (x. Ga 20:29).
Chúng ta tin nhận Đức
Kitô Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng cứu độ, nghĩa là tất cả chúng ta đều là
con cái của Thiên Chúa, đồng thời cũng là huynh đệ với nhau, bình đẳng, không
ai hơn ai: “Không còn chuyện phân biệt Do
Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ
là một trong Đức Kitô. Mà nếu anh em thuộc về Đức Kitô, thì anh em là dòng dõi
ông Áp-ra-ham, những người thừa kế theo lời hứa” (Gl 3:26-29).
Như đã nói, có tin mới
yêu, và yêu rồi thì đi theo người yêu. Tin cũng khó mà yêu cũng không dễ, đi
theo càng khó hơn. Trình thuật Tin Mừng hôm n0ooooooooooo9ay (Lc 9:18-24) có hai vấn đề: [1]
Ông Phêrô tuyên xưng đức tin, [2] Điều kiện theo Đức Giêsu.
Hôm ấy, sau khi cầu nguyện,
Chúa Giêsu hỏi các môn đệ về việc người ta nói về Ngài. Các môn đệ thưa: “Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, nhưng có
kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một trong các ngôn sứ thời xưa đã sống
lại”. Rồi Ngài hỏi chính các đệ tử: “Anh
em bảo Thầy là ai?”. Vốn dĩ bộc trực, thẳng thắn, ông Phêrô xác tín: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”. Có lẽ
Chúa Giêsu đã mỉm cười vì hài lòng, thế nhưng Ngài nghiêm giọng truyền cho họ
không được nói điều ấy với ai.
Sau đó, Ngài tiên báo cuộc
Thương Khó lần thứ nhất, và nói với các môn đệ: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh
sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy”. Cái khổ xuất hiện,
không lúc nào thiếu: “Ngày nào có cái khổ
của ngày ấy” (Mt 6:34).
Rồi Đức Giêsu xác định: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình,
vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ
mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi thì sẽ cứu được mạng sống ấy”
(Lc 9:23-24). Đó cũng là điều Chúa Giêsu nhắn nhủ với mỗi chúng ta hôm nay: GIỮ
thì MẤT, BỎ thì CÒN. Với loài người, đó là điều phi lý; nhưng với Thiên Chúa,
đó là điều hoàn toàn CÓ THẬT.
Có câu chuyện kể về “Hành Trang Cuộc Đời” như thế này…
Một người hấp hối thấy
Chúa vừa ưu ái trao cho chiếc va-li vừa nói: “Đến giờ con ra đi rồi”. Người này ngạc nhiên: “Bây giờ sao Chúa? Sớm quá, con còn nhiều việc chưa làm”. Chúa ôn tồn: “Rất tiếc vì tới giờ con phải ra đi thôi”.
Cuộc đối thoại vẫn tiếp tục.
- Có gì
trong va-li vậy, thưa Chúa?
- Hành trang của con.
- Sở hữu của con là y phục và tiền bạc?
- Các vật đó không phải của con, chúng thuôc về trái đất.
- Các vật đó không phải của con, chúng thuôc về trái đất.
- Vậy
có phải ký ức của con?
- Không phải của con, của thời gian.
- Phải chăng tài năng của con?
- Không phải của con, của thời gian.
- Phải chăng tài năng của con?
- - Không phải của con, của hoàn cảnh.? - Có
phải bạn bè hay gia đình con?
- Rất
tiếc cũng không phải của con, chỉ là tiến trình cuộc đời.
- Phải chăng vợ và con của con?
- Phải chăng vợ và con của con?
- Không phải của con, mà là tâm tư của con.
- Có phải là thân xác của con?
- Cũng không phải của con, nó là cát bụi.
- Phải chăng tâm linh con?
- Không, đó là của Ta.
- Không, đó là của Ta.
Người chết hồi hộp nhận
chiếc va-li Chúa trao và liền mở ra xem. Bên trong KHÔNG CÓ GÌ CẢ. Hoàn toàn TRỐNG
RỖNG. Người này bàng hoàng nói: “Không có
gì là của con cả!”. Chúa nói: “Đúng
thế, tất cả THỜI g lập Dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam, đã tâm niệm: “Đức Giêsu Kitô chịu-đóng-đinh là đối tượng
duy nhất của lòng trí con”. Thật đáng khâm phục và đáng để chúng ta noi gương!
Lạy Thiên Chúa, xin giúp con biết khước từ
những gì thuộc về thế gian để con có thể ôm chặt Thập Giá và thanh thản bay lên
cao về hướng Ngài. Con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ nhân loại.
Amen.
TRẦM THIÊN THU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét