Chồng lại tiếp tục chat sex với gái
sau khi được tôi tha thứ
(Sun,
05/06/2016 -Trần Mỹ Duyệt)
Dưới
đây là câu chuyện đã được phổ biến trên VNExpress:
Tôi đã bị tổn thương quá lớn, tim vẫn nhói đau và nước mắt cứ
rơi mỗi khi nghĩ về chuyện chồng ngoại tình, chát sex.
Tôi đã gửi tâm sự của mình lên mục gỡ rối tâm tình cách đây mấy tháng
sau khi phát hiện ra chồng chat chit trò chuyện với gái gọi. Thời điểm xảy ra
chỉ sau sinh nhật của tôi mấy ngày. Tôi đã rất sốc, buồn và thất vọng bởi từ
lâu anh không quan tâm hỏi han chúc mừng hay quà cáp gì cho vợ vào bất cứ dịp
lễ gì. Tôi mặc nhiên chấp nhận rằng tính cách của chồng là như thế nên không
đòi hỏi gì mặc dù bản thân luôn cố gắng quan tâm và chăm chút cho anh. Thế mà
anh có thể vô tâm đến mức đi quan tâm hỏi han gái, lờ đi cả sinh nhật vợ. Sau
đó vợ chồng đã nói chuyện với nhau nhưng anh phủ nhận tất cả, bảo rằng chỉ chat
chit vớ vẩn cho vui, rằng không có chuyện gì xảy ra cả. Tôi đã rất buồn nhưng
vẫn cố gắng cho qua, vui vẻ trở lại với anh.
Hai tháng sau, trải qua một chuyến anh đi về quê 2-3 ngày, tôi
mở máy của anh ra và phát hiện anh chat sex, hẹn hò, nói lời nhớ thương với một
người khác. Khỏi phải nói tôi đã đau khổ như thế nào. Giai đoạn đó tôi vẫn còn
yếu do mệt mỏi, stress từ chuyện lần trước của anh nên bị ốm kéo dài mãi chưa
khỏi hẳn. Tôi đã đưa máy chỉ cho anh thấy những gì anh với người kia trao đổi,
sau đấy bỏ đi ra khỏi nhà do quá u uất và đau buồn. Hôm đấy trời rất lạnh, tôi
biết là sức khỏe mình sẽ bị ảnh hưởng khi đi ra khỏi nhà vào thời gian muộn và
trời lạnh như thế (sau chuyện lần trước tôi đã tự rút kinh nghiệm và quyết định
chăm lo cho sức khỏe của mình nhiều hơn để có thể tự lo cho mình và con nếu vợ
chồng phải chia tay). Thực sự lúc đó tôi không muốn ở chung nhà với anh hay đối
mặt với sự lừa dối của anh nữa. Tôi đã đi lang thang trong đêm rất lâu, cảm
thấy vô vọng và mất phương hướng nhưng cuối cùng vẫn quay về nhà bởi lo cho con
tỉnh dậy không thấy mẹ sẽ hoảng sợ mà khóc. Tôi đã ước mong giá như có ai đấy
có thể giúp mình được sáng suốt và tìm được lối ra, nhưng trong thâm tâm tôi
cũng biết chỉ có bản thân mới tìm được đường đi cho mình mà thôi.
Ngay sáng hôm sau và nhiều hôm sau đấy nữa chúng tôi đã ngồi lại
nói chuyện với nhau và nói về chuyện ly dị. Anh như lần trước lại phủ nhận mọi
chuyện và nói chỉ là trò chuyện vớ vẩn, rằng đấy là cuộc sống ảo chứ không phải
thật, anh là người sống có trách nhiệm nên không đi lăng nhăng bên ngoài. Rằng
tôi đang làm quá mọi chuyện dù việc trao đổi qua lại giữa anh với người kia đã
bắt đầu được nhiều năm, cùng thời điểm anh quen biết, qua lại và lấy tôi.
Anh đổ hết mọi trách nhiệm và tội lỗi lên tôi, rằng tôi chưa đủ quan tâm tới anh, rằng khi về quê anh gọi điện thì tôi không nghe máy, rằng người thân tôi ở cùng nhà nên làm anh bí bức, không được tự do. Vậy tôi đã làm gì, tôi đã chẳng phải đi làm, quán xuyến việc nhà và chăm sóc cho con mà không hề có sự san sẻ hay giúp đỡ từ anh sao? Anh đã bao giờ chủ động san sẻ hay chí ít có một lời khích lệ tôi đâu, anh lấy quyền gì để đòi hỏi tôi phải thế này thế nọ, hay vì người thân tôi ở cùng làm anh bí bức khó chịu nên xả hết mọi bực tức lên tôi, hay muốn làm tôi tổn thương thế nào cũng được?
Anh đổ hết mọi trách nhiệm và tội lỗi lên tôi, rằng tôi chưa đủ quan tâm tới anh, rằng khi về quê anh gọi điện thì tôi không nghe máy, rằng người thân tôi ở cùng nhà nên làm anh bí bức, không được tự do. Vậy tôi đã làm gì, tôi đã chẳng phải đi làm, quán xuyến việc nhà và chăm sóc cho con mà không hề có sự san sẻ hay giúp đỡ từ anh sao? Anh đã bao giờ chủ động san sẻ hay chí ít có một lời khích lệ tôi đâu, anh lấy quyền gì để đòi hỏi tôi phải thế này thế nọ, hay vì người thân tôi ở cùng làm anh bí bức khó chịu nên xả hết mọi bực tức lên tôi, hay muốn làm tôi tổn thương thế nào cũng được?
Lại vài tháng trôi qua, tôi vì thương con và vẫn còn tình cảm
với anh dù đã bị sứt mẻ ít nhiều nên cố gắng lờ đi, cố gắng vui vẻ trở lại. Thực
tế tôi đã bị tổn thương quá lớn, tim vẫn nhói đau và nước mắt cứ rơi mỗi khi
thoáng nghĩ về những chuyện đã xảy ra hoặc những sự kiện, hình ảnh gợi nhớ tới
chuyện đấy. Tôi thực sự vẫn còn rất đau lòng. Người ta bảo, thời gian sẽ làm
nguôi ngoai mọi nỗi đau nhưng liệu có bao giờ tôi có thể quên được chuyện này.
Vì tôi chưa đủ cố gắng? Liệu tôi có nên tha thứ và cố gắng quên hết, đặt lại
niềm tin và yêu thương nơi anh để rồi một thời gian sau lại phát hiện ra anh
làm những chuyện còn tồi tệ hơn, tổn thương tôi hơn nữa?
Đã có nhưng lúc trong đầu tôi lởn vởn những ý nghĩ rằng mình phải làm điều tương tự với anh như anh đã làm với tôi, để anh cảm nhận được nỗi đau, những tổn thương tôi đã và đang trải qua. Có những lúc tôi trở nên căm ghét anh đến nỗi muốn được trả đũa, để anh hiểu cảm giác bị lừa dối là như thế nào. Nhưng tôi là người được ăn học tử tế, biết tôn trọng phẩm giá của mình, hơn nữa còn có con gái bé bỏng của tôi, tôi không muốn con lớn lên thất vọng về mẹ mình hay có cái nhìn tiêu cực về cuộc đời.
Các bạn thân mến, tôi vẫn còn bế tắc trong cuộc hôn nhân của
mình nhưng tâm sự lên đây với hy vọng những người vợ sẽ đọc được và tự tìm cách
xây đắp tình yêu, gìn giữ hạnh phúc của mình. Đừng bao giờ đặt trọn 100% niềm
tin vào chồng mình mà nên cảnh giác bởi thời buổi mạng xã hội và phương tiện
thông tin phát triển quá dễ dàng để tìm được đối tượng và lừa dối nhau, sau tất
cả ta chỉ có thể trông cậy vào bản thân mình mà thôi.
Các ông chồng hãy suy nghĩ kỹ trước khi có ý định lừa dối vợ bởi tổn thương một khi các anh đã gây ra sẽ không bao giờ có thể xóa nhòa, niềm tin đã mất không biết bao giờ mới gây dựng lại được. Có bạn bảo đời sống vợ chồng của chúng tôi có vấn đề nhưng không hẳn là như vậy, bởi tôi có tư tưởng cởi mở và chiều chồng, có chăng là chồng tôi có quá nhiều thời gian nên đắm chìm vào các trang web chào mời với hình ảnh khêu gợi, phim sex mà mụ mị và có những hành động ngu ngốc làm tổn thương tôi.
Dung
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH
Tâm
sự của người phụ nữ tên “Dung” ở trên
hơi dài dòng nhưng chủ điểm là xoay quanh vấn đề nghi ngờ, ghen tỵ về hành động
thiếu trưởng thành liên quan đến suy nghĩ và tình cảm của chồng. Dòng tâm sự ấy
(cũng là câu hỏi ấy) có thể được tóm lại như sau:
1. Khởi đầu tâm sự, người vợ viết:
“Tôi đã bị tổn thương quá lớn,
tim vẫn nhói đau và nước mắt cứ rơi mỗi khi nghĩ về chuyện chồng ngoại tình,
chát sex.”
2. Tiếp đến nàng nói về cách thức giải quyết vấn đề:
“Sau đó vợ chồng đã nói chuyện với nhau
nhưng anh phủ nhận tất cả, bảo rằng chỉ chat chit vớ vẩn cho vui, rằng không có
chuyện gì xảy ra cả. Tôi đã rất buồn nhưng vẫn cố gắng cho qua, vui vẻ trở lại
với anh.”
3. Tình cảm và lòng trung thành của nàng tiếp tục bị phản bội:
“Hai tháng sau, trải qua một chuyến
anh đi về quê 2-3 ngày, tôi mở máy của anh ra và phát hiện anh chat sex, hẹn
hò, nói lời nhớ thương với một người khác.”
4. Chủ động giải quyết vấn đề nhưng bị chồng nàng phản
bác:
“Ngay sáng hôm sau và nhiều hôm
sau đấy nữa chúng tôi đã ngồi lại nói chuyện với nhau và nói về chuyện ly dị.
Anh như lần trước lại phủ nhận mọi chuyện và nói chỉ là trò chuyện vớ vẩn, rằng
đấy là cuộc sống ảo chứ không phải thật, anh là người sống có trách nhiệm nên
không đi lăng nhăng bên ngoài. Rằng tôi đang làm quá mọi chuyện dù việc trao
đổi qua lại giữa anh với người kia đã bắt đầu được nhiều năm, cùng thời điểm
anh quen biết, qua lại và lấy tôi.”
Ngoài ra:
“Anh đổ hết mọi trách nhiệm và tội lỗi lên
tôi, rằng tôi chưa đủ quan tâm tới anh, rằng khi về quê anh gọi điện thì tôi
không nghe máy, rằng người thân tôi ở cùng nhà nên làm anh bí bức, không được
tự do.”
5. Phản ứng của nàng hiện nay:
- Cái nhìn tiêu cực
về tình yêu:
“Liệu tôi có nên tha thứ và cố gắng quên
hết, đặt lại niềm tin và yêu thương nơi anh để rồi một thời gian sau lại phát
hiện ra anh làm những chuyện còn tồi tệ hơn, tổn thương tôi hơn nữa?...Có những
lúc tôi trở nên căm ghét anh đến nỗi muốn được trả đũa, để anh hiểu cảm giác bị
lừa dối là như thế nào. Nhưng tôi là người được ăn học tử tế, biết tôn trọng phẩm
giá của mình, hơn nữa còn có con gái bé bỏng của tôi, tôi không muốn con lớn
lên thất vọng về mẹ mình hay có cái nhìn tiêu cực về cuộc đời.”
- Cái nhìn tiêu cực
về niềm tin:
“Đừng bao giờ đặt trọn 100%
niềm tin vào chồng mình mà nên cảnh giác bởi thời buổi mạng xã hội và phương
tiện thông tin phát triển quá dễ dàng để tìm được đối tượng và lừa dối nhau,
sau tất cả ta chỉ có thể trông cậy vào bản thân mình mà thôi.”
PHÂN TÍCH TÂM LÝ NHÂN
VẬT
Như
tôi đã đưa ra một nhận xét tóm lược về toàn bộ câu chuyện, đó là 1) Thái độ
nghi ngờ, ghen tỵ của người vợ, và 2) Hành động thiếu trưởng thành có liên quan
đến suy nghĩ và tình cảm của người chồng.
1-Nghi ngờ và ghen tỵ của người vợ
Căn
cứ vào những gì được thuật lại từ người vợ, ta có thể nói nghi ngờ không còn là
vấn đề cần nói tới ở đây vì đã có bằng chứng cụ thể của những lần lén lút trao
đổi, cũng như sự thú nhận của người chồng về hành động tình cảm với người khác
không phải là vợ của anh ta. Không những thế, hành động “trao đổi qua lại
giữa anh với người kia đã bắt đầu được nhiều năm, cùng thời điểm anh quen biết,
qua lại và lấy vợ.”
Như
vậy, thực tế ở đây không còn đặt nặng ở chỗ người chồng đã có liên lạc qua lại
với người đàn bàn khác, nhưng là tình cảm, tình yêu người chồng dành cho mối
liên hệ ấy như thế nào? Nếu chỉ là quan hệ bình thường thì tại sao không
chia sẻ với vợ, không công khai, hoặc không chấm dứt khi biết là vì nó mà đã
tạo nên xích mích, cãi cọ giữa vợ chồng?
2. Tâm lý thiếu trưởng thành của người chồng
Qua
những phả ứng và lối hành xử của người chồng như lén lút vợ, chối bỏ sự thật
khi bị phát hiện, nhất là đổ lỗi cho người khác khi mình có lỗi, tâm lý gọi đây
là thái độ “thiếu trưởng thành” tâm lý.
Trưởng
thành tâm lý bao gồm tư cách dám làm dám chịu và không đổ lỗi cho bất cứ ai
khác hoặc những lý do bên ngoài. Người trưởng thành là người biết nhận ra điều
sai, lẽ phải trong đạo đức xã hội và tâm linh dù việc làm sai trái ấy là do
chính mình gây ra. Và người trưởng thành là người có trách nhiệm với đời sống
cũng như việc làm của mình. Sau đây là cung cách cư xử của anh qua lời tường trình
của vợ anh:
- Dối gạt và
thiếu thành thật:
“Sau đó vợ chồng đã nói chuyện
với nhau nhưng anh phủ nhận tất cả, bảo rằng chỉ chat chit vớ vẩn cho vui, rằng
không có chuyện gì xảy ra cả…”
- Thiếu khả năng biết
lỗi và nhận lỗi:
“Hai tháng sau, trải qua một
chuyến anh đi về quê 2-3 ngày, tôi mở máy của anh ra và phát hiện anh chat sex,
hẹn hò, nói lời nhớ thương với một người khác…Ngay sáng hôm sau và nhiều hôm
sau đấy nữa chúng tôi đã ngồi lại nói chuyện với nhau và nói về chuyện ly dị.
Anh như lần trước lại phủ nhận mọi chuyện và nói chỉ là trò chuyện vớ vẩn, rằng
đấy là cuộc sống ảo chứ không phải thật, anh là người sống có trách nhiệm nên không
đi lăng nhăng bên ngoài. Rằng tôi đang làm quá mọi chuyện dù việc trao đổi qua
lại giữa anh với người kia đã bắt đầu được nhiều năm, cùng thời điểm anh quen
biết, qua lại và lấy tôi.”
- Không có trách nhiệm đối với hành động của mình:
“Anh đổ hết mọi trách nhiệm và tội lỗi lên
tôi, rằng tôi chưa đủ quan tâm tới anh, rằng khi về quê anh gọi điện thì tôi
không nghe máy, rằng người thân tôi ở cùng nhà nên làm anh bí bức, không được
tự do.”
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Trong
trường hợp này, người vợ nên áp dụng nguyên tắc “fight or flight” tạm hiểu theo câu nói người xưa là “mềm nắn, rắn buông”.
1.Người vợ:
- Fight:
Cho phép người vợ đặt thẳng vấn đề với chồng. Trong ôn hòa và tôn trọng nhau,
người vợ phân tích những sai trái qua hành động của chồng, đồng thời đưa ra
những giải pháp cần thiết giúp hàn gắn, sửa sai. Tranh đấu, trực diện vấn đề
hiểu theo một ý nghĩa tích cực là người vợ cần phải cho chồng biết rằng nàng
đáng được tôn trọng, yêu thương và đối xử công bằng. Rằng nàng không thể là trò
đùa tình ái của chàng. Lúc nào thích thì xáp vào, lúc nào không thích thì buông
bỏ. Sự đối diện này phần đông phụ nữ Á Đông, nhất là Việt Nam vẫn chưa làm được
vì có những ràng buộc về luân lý, đạo đức xã hội và danh giá gia đình: “Có những lúc tôi trở nên căm ghét anh đến
nỗi muốn được trả đũa, để anh hiểu cảm giác bị lừa dối là như thế nào. Nhưng
tôi là người được ăn học tử tế, biết tôn trọng phẩm giá của mình, hơn nữa còn
có con gái bé bỏng của tôi, tôi không muốn con lớn lên thất vọng về mẹ mình hay
có cái nhìn tiêu cực về cuộc đời.”
Nhiều
phụ nữ còn cảm thấy sợ hãi do thói vũ phu, hành hung trong gia đình của người
chồng.
Nhưng
cũng đã đến lúc, quan niệm và lối sống này cần phải được loại bỏ để trả lại vai
trò và phẩm giá cho người phụ nữ.
Qua
câu truyện chị Dung đã chứng tỏ một vài phản ứng tích cực, tuy nhiên vẫn còn
quá lệ thuộc và e dè vì nhiều lý do, nhưng nhất là chị chưa có cam đảm để dám
đối đầu với sự thật, với tương lai. Vì thế chị vẫn còn phân vân trong lựa chọn: “Vì tôi chưa đủ cố gắng? Liệu tôi có nên
tha thứ và cố gắng quên hết, đặt lại niềm tin và yêu thương nơi anh để rồi một
thời gian sau lại phát hiện ra anh làm những chuyện còn tồi tệ hơn, tổn thương
tôi hơn nữa?”
Lời
khuyên lúc này là chị nên bình tĩnh, nhẹ nhàng, thông cảm nhưng cũng cương
quyết và mạnh mẽ tha thứ cho chồng thêm một thời gian nữa. Khuyết điểm của phụ
nữ là “tha nhưng không quên” Chị hãy cố quên đi quá khứ phản bội và yếu lòng
của chồng, và tạo cho anh cơ hội trở lại, cũng như chứng tỏ cho anh khả năng
chinh phục và hấp dẫn của mình như những ngày đầu hai người mới quen nhau. Thí
dụ, cử chỉ lãng mạn, dễ thương, tự tin, và yêu đời. Thay đổi bầu khí gia đình,
vợ chồng có thời gian gần gũi nhau, cha mẹ dành thời giờ cho con…
Flight: Trốn chạy, rút lui, và ly dị. Dĩ
nhiên, ly dị không phải là giải pháp cuối cùng cho những bất đồng và xích mích
về đời sống hôn nhân. Tuy nhiên, với một người chồng thiếu trưởng thành hành
động gian dối, vô trách nhiệm, vẫn tiếp tục bỏ qua, coi thường những thiện chí
hàn gắn, xây dựng của mình, thì quyết định “dứt
khoát” là lựa chọn đúng nhất của người vợ.
Hôn
nhân là một môi trường hạnh phúc của hai người, không thể nói người chồng hạnh
phúc hoặc người vợ hạnh phúc. Hôn nhân là một lựa chọn hết sức quan trọng của
đời người, nếu người chồng hoặc người vợ tỏ ra những hành động thiếu trưởng
thành tâm lý, lơ là bổn phận và trách nhiệm, không hành xử đúng vai trò người
chồng hoặc người vợ, thì trên nguyên tắc hôn nhân ấy không có lý do để tồn tại,
vì nó không có yếu tố đem lại hạnh phúc cho cả hai.
Ngoài
ra, nó còn là một sự bất ổn cho tương lai con cái. Đứa trẻ lớn lên trong bầu
khí gia đình ở đó cha mẹ cãi vã, chửi bới, nghi ngờ, và ngày ngày nó phải nhìn
thấy thái độ của một người cha như vậy dĩ nhiên đây không phải là môi trường
giáo dục tốt và lành mạnh cho tương lai đứa trẻ.
2. Người chồng:
Về
phần người chồng, dĩ nhiên, phải suy nghĩ và dành lại sự kính nể, tin tưởng của
người vợ. Trên thực tế, tâm lý thiếu trưởng thành của anh đã là lý do đem đến
tâm lý hoài nghi và làm tan biến niềm tin của người vợ: “Đừng bao giờ đặt
trọn 100% niềm tin vào chồng mình mà nên cảnh giác bởi thời buổi mạng xã hội và
phương tiện thông tin phát triển quá dễ dàng để tìm được đối tượng và lừa dối
nhau, sau tất cả ta chỉ có thể trông cậy vào bản thân mình mà thôi.” Một
tâm lý tiêu cực làm hủy diệt tình yêu vợ chồng. Anh chỉ có thể xây dựng lại
niềm tin này bằng một quyết tâm nhìn nhận sự hiểu biết khiếm diện giữa tình cảm
và tình yêu, giữa trung tín và ngoại tình và chấp nhận thay đổi.
Cho
dù dưới bất cứ nền văn hóa nào, thì sự đóng góp và vai trò của người vợ cũng
rất quan trọng và cần thiết cho người chồng. Vì “một người phụ nữ tốt sẽ mang tới thịnh vượng cho ba thế hệ, người phụ
nữ xấu sẽ làm hại đến ba thế hệ”. Và: “Người
đàn ông có thể là trụ cột và là người làm ra của cải vật chất nuôi gia đình.
Nhưng nếu thiếu bàn tay của người phụ nữ chín chắn, phúc hậu thì tất cả
những gì gầy dựng được ấy chưa chắc sẽ giữ được.” Những người phụ nữ hay
đàn bà này, dĩ nhiên, là vợ chứ không phải là những người “tình không chân dung” nay ở mai biến rồi để lại những mất mát và
khoảng trống không thể bù đắp trong hôn nhân.
Gió
trăng, bay bướm, đa tình… có chăng chỉ tồn tại trước khi người đàn ông hoặc
người đàn bà bước vào ngưỡng cửa hôn nhân. Một khi đã có trách nhiệm với lựa
chọn của mình thì hạnh phúc lúc này chính là đời sống hòa thuận, thương yêu, và
trung thành với chồng, vợ, với con cái và với bổn phận.
“Một
trà, một rượu, một đàn bà
Ba
cái lăng nhăng nó quấy ta
Chừa
được thứ nào hay thứ nấy
Có
chăng chừa rượu với chừa trà”.
Đây
là một lời thú tội về thói trăng hoa, vô trách nhiệm của nhà thơ Non Côi Sông
Vị. Những người chồng trưởng thành của thời đại hôm nay cần phải ý thức hơn với
đời sống gia đình của mình. Lý do:
- Vì họ lập gia đình muộn hơn. Họ có đủ yếu tố
thời gian để quyết định lựa chọn người mình yêu.
- Vì họ có thời gian tìm hiểu và tự do kết
hôn. Thời nay trai gái phần lớn tự do đến với nhau.
- Vì họ hiểu rõ hơn vai trò, phẩm giá và địa
vị của nhau trong hôn nhân, gia đình cũng như xã hội.
- Vì họ có trình độ học thức và hiểu biết hơn
về trách nhiệm và bổn phận người chồng, người vợ.
- Vì họ hiểu hơn thế nào là một tình yêu chân
thật và một gia đình hạnh phúc.
Tóm
lại, lối hành xử thiếu trưởng thành và ấu trĩ của người chồng này cần phải xét
lại và phải được tu chỉnh. Nếu không, chính nó sẽ là nguyên nhân đưa đến tan vỡ
hạnh phúc, và người chịu hậu quả đắng đót nhất trong trường hợp này chính là
người chồng do suy nghĩ và cách cư xử ấu trĩ của anh ta.
(Mời
vào thăm trang nhà: www.giadinhnazareth.org để tham khảo
những bài vở giá trị.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét