Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

DIỄM PHÚC

DIỄM  PHÚC
(Lễ Chư Thánh, 1-11)



CHƯ THÁNH VINH HIỂN MIÊN TRƯỜNG HẠNH PHÚC
ĐOÀN CON LỮ HÀNH CHIẾN ĐẤU NGÀY ĐÊM

Có nhiều mối Phúc, trước tiên là Bát Phúc – chúng ta quen gọi là Tám Mối Phúc. Một trong các mối Phúc đặc biệt là được sống lại để dự Thánh Tiệc Nước Trời: “Hạnh phúc thay và thánh thiện dường nào kẻ được dự phần vào cuộc phục sinh thứ nhất này! Cái chết thứ hai không có quyền gì trên họ; nhưng họ sẽ là tư tế của Thiên Chúa và của Đức Kitô, họ sẽ hiển trị với Đức Kitô một ngàn năm ấy (Kh 20:6).

Kinh Thánh đã xác nhận: “Hạnh phúc thay kẻ được mời đến dự tiệc cưới Con Chiên!” (Kh 19:9). Đó là niềm hạnh phúc lớn lao mà các thánh là những người đã được lãnh nhận, là phần thưởng do chính Thiên Chúa trao tặng.

Và hôm nay, ngày đầu tiên của Tháng Cầu Hồn, Giáo Hội dành riêng để mừng kính toàn thể các thánh – Giáo Hội Khải Hoàn.

Thánh Phaolô đã nói rõ: “Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người” (Ep 4:5-6). Chỉ một Giáo Hội duy nhất nhưng trong Tổng Thể đó gồm ba thành phần: Giáo Hội Khải Hoàn (các thánh vinh hiển), Giáo Hội Đau Khổ (các linh hồn thánh nơi luyện ngục), và Giáo Hội Chiến Đấu (những người trên đường lữ hành trần gian, cũng được gọi là thánh). Cả ba thành phần này của Giáo Hội được gọi là “các thánh cùng thông công”.

Thị nhân Gioan Tông đồ đã có thị kiến kỳ lạ: “Tôi thấy một thiên thần mang ấn của Thiên Chúa hằng sống, từ phía mặt trời mọc đi lên. Thiên thần ấy lớn tiếng bảo bốn thiên thần khác, là những vị được quyền phá hại đất liền và biển cả, rằng: ‘Xin đừng phá hại đất liền, biển cả và cây cối, trước khi chúng tôi đóng ấn trên trán các tôi tớ của Thiên Chúa chúng ta’. Rồi tôi nghe nói đến con số những người được đóng ấn: một trăm bốn mươi bốn ngàn người được đóng ấn, thuộc mọi chi tộc con cái Ít-ra-en” (Kh 7:2-4).

Theo khoa chú giải Kinh Thánh, con số 144.000 có nghĩa là rất nhiều, chứ không mang tính chất của “số đếm” như cách tính của loài người.

Sau đó, thị nhân Gioan cho biết thêm: “Sau đó, tôi thấy một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế. Họ lớn tiếng tung hô: ‘Chính Thiên Chúa chúng ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã cứu độ chúng ta’. Tất cả các thiên thần đều đứng chung quanh ngai, chung quanh các Kỳ Mục và bốn Con Vật. Họ đều sấp mặt xuống, phủ phục trước ngai và thờ lạy Thiên Chúa mà tung hô rằng: “Amen! Xin kính dâng Thiên Chúa chúng ta lời chúc tụng và vinh quang, sự khôn ngoan và lời tạ ơn, danh dự, uy quyền và sức mạnh, đến muôn thuở muôn đời. Amen” (Kh 7:9-12).

Và rồi một trong các Kỳ Mục đã lên tiếng hỏi thị nhân Gioan: “Những người mặc áo trắng kia là ai vậy? Họ từ đâu đến?” (Kh 7:9-13). Thánh Gioan trả lời: “Thưa Ngài, Ngài biết đó”. Vị ấy xác định: “Họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên” (Kh 7:13-14).

Đã từng trải qua kiếp phàm nhân như chúng ta, các thánh cũng đã chịu trăm cay ngàn đắng lúc sinh thời, nhưng các ngài vẫn kiên tâm bền chí, ưu tiên Thiên Chúa, đặc biệt là các ngài đã “giặt sạch” và “tẩy trắng” chiếc áo đời của mình trong chính Máu Cứu Độ của Đức Kitô. Thật là tuyệt vời biết bao, ước gì mỗi chúng ta cũng biết “khéo sống” như vậy!

Tất cả thuộc quyền của Thiên Chúa. Tác giả Thánh Vịnh nói rạch ròi: “Chúa làm chủ trái đất cùng muôn vật muôn loài, làm chủ hoàn cầu với toàn thể dân cư. Nền trái đất, Người dựng trên biển cả, đặt vững vàng trên làn nước mênh mông’ (Tv 24:1-2). Thiên Chúa là Đấng tác sinh muôn loài, là Đấng toàn năng và cực thánh. Thiên Chúa như thế, vậy “ai được lên núi Chúa và ai được ở trong đền thánh của Người?”. Đơn giản thôi, tác giả Thánh Vịnh trả lời ngay: “Đó là kẻ tay sạch lòng thanh, chẳng mê theo ngẫu tượng, không thề gian thề dối” (Tv 24:4). Những ai như vậy sẽ “được Chúa ban phúc lành, được Thiên Chúa cứu độ thưởng công xứng đáng” (Tv 24:5). Quả thật, đây mới chính là “dòng dõi những kẻ kiếm tìm Người, tìm Thánh Nhan Thiên Chúa nhà Gia-cóp” (Tv 24:6).

Các thánh là những người đã quyết tâm và kiên trì thực thi Thánh Luật của Thiên Chúa, thực hiện tới cùng, thực hiện tới chết. Các ngài cảm nghiệm được sự ngọt ngào của Lòng Chúa Thương Xót ngay khi còn sinh thời.

Thật hạnh phúc vì chúng ta đã nhận biết Chúa, được tái sinh qua Bí tích Thánh Tẩy, tức là chúng ta đều là những “người trở về từ cõi chết”, được tắm gội trong suối Máu và Nước tuôn trào ra từ Thánh Tâm Chúa Giêsu, chúng ta phải cố gắng noi gương các thánh. Thánh Gioan nói: “Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa – mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa. Sở dĩ thế gian không nhận biết chúng ta, là vì thế gian đã không biết Người” (1 Ga 3:1). Chuyện ngỡ chỉ có trong mơ tưởng!

Có lẽ là thật khó mà tin được, và đôi khi người ta không muốn tin, nhưng Thánh Gioan xác định rằng “thực sự chúng ta là con Thiên Chúa”. Vô cùng lạ lùng, thật là mầu nhiệm, đúng là phép lạ! Chúng ta đang là tôi tớ, là nô lệ, là tội nhân, thậm chí là đang chết, thế mà lại được sống lại và được làm con cái Chúa. Những người không có niềm tin Kitô giáo thực sự đúng mức thì không thể nào tin được. Thảo nào người ta bảo các Kitô hữu là ảo tưởng!

Để củng cố và đông viên chúng ta chiến đấu, Thánh Gioan nhắc lại và giải thích: “Hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa, nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Đức Kitô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy. Phàm ai đặt hy vọng như thế vào Đức Kitô thì làm cho mình nên thanh sạch như Người là Đấng thanh sạch” (1 Ga 3:2-3). Sự thật minh nhiên, nhưng đầu óc “bã đậu” của phàm nhân chúng ta lúc này không thể hiểu hết, trí tưởng tượng “dỏm” của chúng ta cũng không thể hình dung ra được!

Thiên Đàng là cõi phúc, không phải là cõi tiên hoặc chốn thiên thai mà Lưu Nguyễn lạc vào xưa kia hoặc như những cõi bồng lai tiên cảnh trong truyện cổ tích, mà là Nước Trời, là chính Vương Quốc của Thiên Chúa.

Trình thuật Mt 5:1-12 nói về Tám Mối Phúc Thật (Bát Phúc, Bài Giảng Trên Núi). Đây chính là Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Thiên Quốc do Chúa Giêsu soạn thảo, là Tuyên Ngôn của các Tuyên Ngôn là Đệ Nhất Tuyên Ngôn đối với bất cứ Bản Tuyên Ngôn nào của các quốc gia trên thế giới. Bản Đệ Nhất Tuyên Ngôn này ngắn nhất, ít điều khoản nhất, nhưng lại chính xác nhất và “độc đáo” nhất.

Chính Chúa Giêsu đã công khai đọc Bản Đệ Nhất Tuyên Ngôn của Thiên Quốc trước bàn dân thiên hạ. Có điều khác lạ là khi đó Chúa Giêsu ngồi chứ không đứng với dáng vẻ trịnh trọng như bất kỳ một vị nguyên thủ quốc gia nào, còn các môn đệ đứng gần bên. Chả giống ai. Thế mới thật, thế mới tự nhiên, thế mới thân thiện, không cần “ra vẻ” chi cho mệt! Chúa Giêsu “quá đã”! Ngài điềm đạm và dõng dạc tuyên bố:

   1. Phúc thay ai có tâm hồn NGHÈO KHÓ, vì Nước Trời là của họ.
   2. Phúc thay ai HIỀN LÀNH, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
   3. Phúc thay ai SẦU KHỔ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
   4. Phúc thay ai KHÁT KHAO nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.
   5. Phúc thay ai XÓT THƯƠNG người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
   6. Phúc thay ai có TÂM HỒN TRONG SẠCH, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
   7. Phúc thay ai XÂY DỰNG HOÀ BÌNH, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
   8. Phúc thay ai BỊ BÁCH HẠI vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.

Rất cụ thể, Chúa Giêsu không hề văn hoa bóng bẩy, không cầu kỳ, dùng những lời bình dị, ai cũng có thể hiểu. Nghe thấy rất sướng cái lỗ tai! Và cuối cùng, Ngài nói thêm lời quả quyết này: “Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế” (Mt 5:11-12).

Kính mừng các thánh là dịp để chúng ta tự động viên và cố gắng bắt chước các ngài. Các thánh đã anh dũng chiến đấu không hề nao núng, ngoan cường tới cùng, mỗi người mỗi vẻ, nên đã đạt được Ơn Cứu Độ mà Thiên Chúa đã hứa ban thưởng cho các tôi trung của Ngài.

Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin giúp chúng con biết cố gắng noi gương các thánh và trung kiên làm nhân chứng của Ngài cho tới hơi thở cùng, dù phải thiệt thòi cách nào hoặc với mức độ nào. Xin chư thánh cầu thay nguyện giúp cho chúng con, xin phù hộ chúng con để chúng con can đảm theo sát gót các ngài – mọi nơi và mọi lúc. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ chúng con. Amen.


TRẦM THIÊN THU

Happy Halloween


Đ Ê M   H A L L O W E E N

(nh ca Nguyn Bá Khanh-10/30/2016)




Hng  năm  ba  mt  tháng  mười
Bao  nhiêu  ma  qu  thăm  vi  trn  gian
Qu  La  Sát,  qu Đại  Thân
D  Xoa, Tì  Xá, Nhp  Tràng,  Đan  Na
Ma  thi  có  đủ  loi  ma
Ma  Da, ma  Xó, ma  Gà, ma  Lai
Ma  Le, ma  Đói , ma  Lài
Chân  không  chm  đất,  lưỡi  dài  máu  me…

Happy  Halloween 
Thân Mến,
duyenky

Bí quyết phân việc nhà cho con theo độ tuổi

Bí  quyết  phân  việc  nhà  cho  con  theo  độ  tuổi
(Thứ sáu, 23/9/2016-VnExpress.net)
Bạn có thể để bé 2-3 tuổi tự rót nước, dọn cơm và quét một góc nhỏ trong nhà.

Bí quyết phân việc nhà cho con theo độ tuổi




Bí quyết phân việc nhà cho con theo độ tuổi 



Bí quyết phân việc nhà cho con theo độ tuổi 



Bí quyết phân việc nhà cho con theo độ tuổi 



Bí quyết phân việc nhà cho con theo độ tuổi 



Bí quyết phân việc nhà cho con theo độ tuổi 





Vương Linh (Theo Bright Side)

THÁNG CẦU HỒN

THÁNG  CẦU  HỒN
 Sat, 29/10/2016 - Trầm Thiên Thu


Ý Cầu Nguyện Tháng MƯỜI MỘT – 2016

Ý CHUNG: Cầu cho số đông người di cư và tị nạn được các quốc gia đón tiếp và trợ giúp, trong nỗ lực thể hiện tình liên đới với họ.
- Ý TRUYỀN GIÁO: Cầu cho tại các giáo xứ, linh mục và giáo dân cộng tác nhiệt thành với nhau để phục vụ cộng đoàn.

Từ thế kỷ XVI, Công giáo đã dành trọn Tháng Mười Một để tưởng nhớ các linh hồn nơi luyện ngục, Giáo hội đã dành trọn Tháng Mười Một là Tháng Cầu Hồn để nhắc chúng ta nhớ đến các linh hồn đang chịu thanh luyện, họ đang đau khổ lắm. 
Anh ngữ gọi là Holy Souls (các linh hồn thánh), Việt ngữ không “quen” kiểu nói này. Đó là những người đã qua đời trong tình trạng ân sủng nhưng chưa được tha các hình phạt vì các khinh tội (tội nhẹ) chưa được tha và các tội khác đã được tha nhưng chưa đền tội đủ. Họ chắc chắn sẽ được vào Thiên đàng, nhưng trước hết họ phải đền tội trong luyện ngục. Các linh hồn không thể tự giúp mình vì với họ, “đêm đến, không ai có thể làm việc được” (Ga 9:4)
Đó là đặc ân lớn của chúng ta về tình huynh đệ mà chúng ta có thể rút ngắn thời gian chia cách họ với Thiên Chúa nhờ lời cầu nguyện và việc lành phúc đức của chúng ta, nhất là tham dự thánh lễ và rước lễ.
Lạy Chúa, xin chiếu soi ánh sáng ngàn thu trên các linh hồn, và xin cho họ được nghỉ yên muôn đời. Amen.
Lạy Chúa Giêsu, vì những khổ sầu Ngài đã chịu trong Vườn Cây Dầu, vì cuộc khổ nạn và sự chết của Ngài, xin thương xót các linh hồn nơi luyện ngục, nhất là những linh hồn bị lãng quên, những linh hồn cần đến Lòng Chúa Thương Xót hơn.
Chúng ta hãy thành tâm dùng thánh vịnh 130 mà cầu nguyện cho các linh hồn:
Từ vực thẳm, con kêu lên Ngài, lạy Chúa, muôn lạy Chúa, xin Ngài nghe tiếng con.
Dám xin Ngài lắng tai để ý nghe lời con tha thiết nguyện cầu.
Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng?Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài.
Mong đợi Chúa, tôi hết lòng mong đợi, cậy trông ở lời Người.
Hồn tôi trông chờ Chúa, hơn lính canh mong đợi hừng đông.
Hơn lính canh mong đợi hừng đông, trông cậy Chúa đi, Ít-ra-en hỡi, bởi Chúa luôn từ ái một niềm, ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa.
Chính Người sẽ cứu chuộc Ít-ra-en cho thoát khỏi tội khiên muôn vàn.
Và chúng ta cũng hãy dùng Tv 50 [51] để cầu nguyện thay cho các linh hồn:
Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm.
Xin rửa con sạch hết lỗi lầm tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy.
Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm.
Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa, dám làm điều dữ trái mắt Ngài.
Như vậy, Ngài thật công bình khi tuyên án, liêm chính khi xét xử.
Ngài thấy cho: lúc chào đời con đã vương lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hoài thai.
Nhưng Ngài yêu thích tâm hồn chân thật, dạy con thấu triệt lẽ khôn ngoan.
Xin dùng cành hương thảo rảy nước thanh tẩy con, con sẽ được tinh tuyền; xin rửa con cho sạch, con sẽ trắng hơn tuyết.
Xin cho con được nghe tiếng reo mừng hoan hỷ, để xương cốt bị Ngài nghiền nát được nhảy múa tưng bừng.
Xin ngoảnh mặt đừng nhìn bao tội lỗi và xoá bỏ hết mọi lỗi lầm.
Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ. Xin đừng nỡ đuổi con không cho gần Nhan Thánh, đừng cất khỏi lòng con thần khí thánh của Ngài.
Xin ban lại cho con niềm vui vì được Ngài cứu độ, và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con; đường lối Ngài, con sẽ dạy cho người tội lỗi, ai lạc bước sẽ trở lại cùng Ngài.
Lạy Thiên Chúa con thờ là Thiên Chúa cứu độ, xin tha chết cho con, con sẽ tung hô Ngài công chính.
Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài.
Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm, con có thượng tiến lễ toàn thiêu, Ngài cũng không chấp nhận.
Lạy Thiên Chúa, tế phẩm dâng Ngài là tâm thần tan nát, một tấm lòng tan nát giày vò, Ngài sẽ chẳng khinh chê.
Xin rộng lòng tuôn đổ hồng phúc xuống Sion, thành luỹ Giêrusalem, xin Ngài xây dựng lại.
Bấy giờ Ngài vui nhận tế phẩm luật truyền, lễ vật toàn thiêu, lễ vật hiến tế. Bấy giờ thiên hạ giết bò tơ dâng trên bàn thờ Chúa.

Lạy Chúa, Đấng nhân hậu và hào phóng với các tặng phẩm của Ngài, xin thương xót và tha thứ mọi lỗi lầm cho các linh hồn nơi luyện ngục. Xin cho các ngài được mau về đoàn tụ với các thánh trên Thiên đàng, xin cho các linh hồn mau được Chúa ban những lời hạnh phúc: “Hãy đến, hỡi những người được Cha Tôi chúc phúc, hãy lãnh nhận Nước Trời đã chuẩn bị cho anh chị em từ khi tạo dựng vũ trụ” (Ga 11:25-26).

TRẦM THIÊN THU





Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

8 dấu hiệu của một người giả vờ tử tế


|

8  dấu  hiệu  của  một  người  giả  vờ  tử  tế


(Thứ tư, 28/9/2016-VnExpress.net)

Người chân thật sẽ tôn trọng mọi người 

trong khi kẻ giả tạo chỉ bợ đỡ 

những ai có quyền.






Vương Linh (Theo Lifehack)

LUẬT LỆ



LUẬT  LỆ
Wed, 26/10/2016 -  Trầm Thiên Thu

Có nhiều thứ luật – cả tôn giáo và xã hội, lĩnh vực nào cũng có luật, ngay cả một nhóm nhỏ cũng có luật, nhưng để cho “nhẹ nhàng”, người ta gọi là nội quy. Nhà có gia phong, nước có quốc pháp. Không có luật thì xã hội loạn hết. Có luật mà người ta còn chẳng coi luật là gì, huống chi không có luật!

Tuy nhiên, luật có sau con người, gọi là “luật vị nhân sinh”, nhằm chấn chỉnh và củng cố cách sống của con người cho đúng đắn. Theo ý nghĩa nào đó, không nên “nhân sinh vị luật”. Luật theo vùng, theo miền, theo quốc gia cũng chưa đủ, người ta còn phải có luật của Liên Hiệp Quốc. Thế mà cái ác vẫn hoành hành khắp nơi, như Thánh Phaolô đã nói: “Mầu nhiệm của sự gian ác đang hoành hành” (2 Tx 2:7). Ngày nay, điều đó cũng đang xảy ra, ngay tại Việt Nam chứ chẳng đâu xa. Đáng sợ quá!

Montesquieu (1689-1755, Pháp quốc) đã so sánh: “Pháp luật phải như thần chết, không khoan dung bất kỳ ai”. Nghe có vẻ cứng ngắc, nhưng không phải vậy, ông chỉ muốn nói rằng luật pháp phải nghiêm minh, nhưng cũng có chút du di cho hợp với lòng nhân đạo – đạo làm người.

Mahatma Gandhi (1869-1948, Ấn Độ) đã nhận định: “Luật pháp không công bằng tự nó là một dạng bạo lực”. Luật là tốt, nhưng áp dụng sai thì vô cùng nguy hiểm! Benjamin Franklin (1706-1790, Hoa Kỳ) cũng có cách so sánh tương tự: “Luật pháp nghiêm khắc nhất đôi khi lại là sự bất công trầm trọng nhất”.

Nhân chi sơ tính bổn thiện. Nhưng vì con người ích kỷ, tham lam và mưu mô nên lương tâm thoái hóa thời gian. Và vì vậy mà người ta có “luật rừng” – loại luật bất nhân, luật côn đồ. Nhìn thế sự và ngán ngẩm cái gọi là thế thái nhân tình, Honoré de Balzac (1799-1850) đã có tầm nhìn sâu sắc và tinh vi: “Luật pháp là mạng nhện mà ruồi lớn thì bay qua còn ruồi con thì mắc kẹt”.

Trong những ngày cuối tháng 10-2016 này, sau khi cơn bão lũ hoành hành hai tỉnh miền Trung (Quảng Bình và Hà Tĩnh, GP Vinh), một số cán bộ đã bất chấp luật nhân đạo. Đoàn từ thiện vừa ra khỏi nhà dân, cán bộ thôn liền đến thu tiền hỗ trợ (*). Không còn ngôn từ nào có thể mô tả sự tàn nhẫn của bọn ác nhân đó!

Tệ hơn nữa là những người tự ý làm từ thiện cũng bị kết tội vi phạm pháp luật. Yêu thương bác ái mà là tội sao?

Ngày xưa, Chúa Giêsu đã từng bị người ta ghen ghét, gài bẫy và kết án tử chỉ vì Ngài nhân lành và giàu lòng thương xót. Cái tội đáng xử tử của Ngài là “tội nhân lành”. Lạy Chúa tôi, không thể tưởng tượng nổi, không thể hiểu nổi những con người “siêu ác độc”. Và ngày nay cũng vẫn có những “siêu nhân” giống như vậy!

Trong Phúc Âm có nhiều chỗ cho thấy người ta viện cớ “giữ luật” mà cố ý chơi “luật rừng”. Điển hình là hai trình thuật Mc 2:23-28 và Lc 13:10-17.

Thứ nhất là trình thuật Mc 2:23-28. Trình thuật này cho biết việc các môn đệ bứt lúa trong ngày nghỉ lễ (tương đương Mt 12:1-8 và Lc 6:1-5). Tmc cho biết:

Vào ngày sa-bát, Đức Giêsu đi băng qua một cánh đồng lúa. Dọc đường, các môn đệ bắt đầu bứt lúa. Người Pha-ri-sêu liền nói với Đức Giêsu: “Ông coi, ngày sa-bát mà họ làm gì kia? Điều ấy đâu được phép!”. Người đáp: “Các ông chưa bao giờ đọc trong Sách sao? Ông Đa-vít đã làm gì, khi ông và thuộc hạ bị thiếu thốn và đói bụng? Dưới thời thượng tế A-bi-a-tha, ông vào nhà Thiên Chúa, ăn bánh tiến, rồi còn cho cả thuộc hạ ăn nữa. Thứ bánh này không ai được phép ăn ngoại trừ tư tế”. Người nói tiếp: “Ngày sa-bát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày sa-bát. Bởi đó, Con Người làm chủ luôn cả ngày sa-bát”.

Rõ ràng “luật vị nhân sinh” chứ không “nhân sinh vị luật”. Người ta biết nhưng lại không muốn áp dụng, viện cớ hình thức để bỏ những gì cần thiết thuộc tinh thần. Sai bét mà vẫn vỗ ngực mạo nhận mình đúng. Thật là khốn nạn quá! Tuy nhiên, ai biết sai mà không chịu chấn chỉnh thì khốn nạn hơn. Đó là cố chấp, mà cố chấp thì phạm đến Chúa Thánh Thần, phạm đến Chúa Thánh Thần thì không được tha đời này và đời sau!

Thứ hai là trình thuật Lc 13:10-17. Trình thuật này cho biết việc Đức Giêsu chữa một phụ nữ còng lưng ngày sa-bát. Thánh Luca kể:

Ngày sa-bát kia, Đức Giêsu giảng dạy trong một hội đường. Ở đó, có một phụ nữ bị quỷ làm cho tàn tật đã mười tám năm. Lưng bà còng hẳn xuống và bà không thể nào đứng thẳng lên được. Trông thấy bà, Đức Giêsu gọi lại và bảo: “Này bà, bà đã được giải thoát khỏi tật nguyền!”. Rồi Người đặt tay trên bà, tức khắc bà đứng thẳng lên được và tôn vinh Thiên Chúa.

Ông trưởng hội đường tức tối vì Đức Giêsu đã chữa bệnh vào ngày sa-bát. Ông lên tiếng nói với đám đông rằng: “Đã có sáu ngày để làm việc thì đến mà xin chữa bệnh những ngày đó, đừng có đến vào ngày sa-bát!”. Chúa đáp: “Những kẻ đạo đức giả kia! Thế ngày sa-bát, ai trong các người lại không cởi dây, dắt bò lừa rời máng cỏ đi uống nước? Còn bà này, là con cháu ông Áp-ra-ham, bị Satan trói buộc đã mười tám năm nay, chẳng lẽ lại không được cởi xiềng xích đó trong ngày sa-bát sao?”. Nghe Người nói thế, tất cả những kẻ chống đối Người lấy làm xấu hổ, còn toàn thể đám đông thì vui mừng vì mọi việc hiển hách Người đã thực hiện.

Quá lo về hình thức mà bất cần điều cần thiết hơn thuộc tâm linh. Người ta giả hình rành rành như thế mà lại không dám nhận mình là giả nhân giả nghĩa, thậm chí còn vênh váo nhận mình là nhân đức, là công chính, là… làm đúng luật. Kiểu này ngày nay người ta gọi là “bó toàn thân” luôn. Hết nước nói, hết thuốc chữa!

Với những loại người như vậy, người ta có cách nói khôi hài mà nhức nhối: Thuốc chống ngu, uống mỗi lần 3 viên, uống hằng ngày và uống suốt đời. Đối với nữ giới, người ta có dạng khác: Kem lột da ngu, thoa khi thức dậy và trước khi ngủ, thoa hằng ngày, thoa suốt đời!

Chuyện kể rằng có một rabbi (giáo sĩ Do Thái) bị giam trong nhà tù vì một lý do nào đó. Ở trong tù, dù phải sống khó khăn trong bốn bức tường chật hẹp nhưng ông vẫn được người ta cho ăn và có nước sử dụng đầy đủ.

Tuy nhiên, không hiểu sao mà ông càng ngày càng ốm yếu. Người ta cho mời bác sĩ tới khám. Cuối cùng, bác sĩ kết luận là rabbi kia bị thiếu nước trầm trọng. Lạ thật, đồ ăn và nước sử dụng vẫn cung cấp đầy đủ, tại sao cơ thể ông ta lại bị thiếu nước?

Sau nhiều ngày bí mật tìm hiểu, người ta biết được rằng ông vẫn ăn đầy đủ, uống nước rất ít, ông ta dùng nhiều nước để rửa tay trước và sau khi ăn theo đúng luật Do Thái giáo. Ui da, thảo nào cơ thể ông bị thiếu nước trầm trọng!

Hình thức cũng cần, nhưng đừng quá coi trọng, còn có cái khác quan trọng hơn nhiều. Cứ lo giữ luật như rabbi kia thì có lợi gì – cho chính ông ta và người khác? Máu Pharisêu đã thấm vào ông ta quá nhiều, máu đó cũng thấm vào một số người trong chúng ta – rất có thể là nhiều người chứ không ít. Loại mặt nạ đó được người ta ưa chuộng, thích đeo khi gặp người khác. Thế nên André Berthiaume đã phải chua chát nói: “Tất cả chúng ta đều đeo mặt nạ, và rồi sẽ đến lúc chúng ta không thể tháo chúng xuống mà không lột theo một ít da”.

Lạy Chúa, đường nẻo Ngài, xin dạy cho con biết, lối đi của Ngài, xin chỉ bảo con. Xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài và bảo ban dạy dỗ, vì chính Ngài là Thiên Chúa cứu độ con (Tv 25:4-5). Xin chỉ dạy đường lối phải theo (Tv 143:8).

TRẦM THIÊN THU
Hạ tuần tháng 10-2016
-----------------------------------
(*) Xin xem sự thật đau lòng:
1. http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/doan-cuu-tro-ra-khoi-nha-dan-thon-den-thu-lai-tien-ho-tro-20161025092837391.htm

2. http://dantri.com.vn/xa-hoi/truy-thu-tien-cuu-tro-ho-ngheo-de-chia-deu-20161025091754932.htm

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Cha mẹ thông thái dạy con khác người thường thế nào?




  Cha  mẹ  thông  thái  dạy  con 
  khác  người  thường  thế  nào?

Thứ hai, 26/9/201

 Cha mẹ thông thường sẽ xử lý hậu quả khi 

con làm sai, còn cha mẹ thông thái xử lý gốc 

rễ vấn đề.











Bảo Nhiên
Theo Brightside