Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Đạo Tại Tâm, Đạo Hình Thức (1)

Đạo  Tại  Tâm,  Đạo  Hình  Thức  (1)
Ngoan Nguyễn-gdnagiazet
(Chuyện Kể cho con)



Có những người không đến nhà thờ đọc kinh, không thích cầu nguyện, hay tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật và lễ trọng…họ biện minh cho mình rằng họ chỉ cần giữ đạo tại tâm trong lòng và thực hành việc bố thí và phục vụ là đủ. Họ viện dẫn lời Đức Giêsu nói với người đàn bà xứ Samari: “Nhưng giờ đã đến - và chính là lúc này đây - giờ mà những người thờ phượng đích thực, sẽ thờ phượng Thiên Chúa Cha trong thần khí và sự thật” (Ga 4:23) để lý giải cho việc không đến nhà thờ để cầu nguyện và thờ phượng.
Ngoài ra, có nhiều người lại rất ghét đạo Công Giáo vì cho là quá hình thức bắt buộc người ta phải giữ đạo từ nhỏ, bắt đi lễ nhà thờ, bắt học giáo lý…nên khi họ sống ở Mỹ, họ cho con cái họ tự do lựa chọn giữ đạo hay không giữ sau 18 tuổi và không ép con họ phải đến nhà thờ hay học giáo lý…
Khi nêu lên những câu hỏi này, có lẽ trong tâm trí các bạn trẻ đã hình thành sự tự do cá thể, đó là một sự tự do cá nhân thách thức sự bị ràng buộc về tâm lý đạo đức mà ảnh hưởng từ môi trường các em đang sống tác động như các bài giảng về History, social science, biology… của trường học, của sách vở, của phim ảnh, và của con người…Bậc làm cha mẹ rất thông cảm và muốn chia sẽ với các con mình về những kinh nghiệm và sự hiểu biết hạn hẹp của họ về đạo đức và con người mà thông qua đó phần nào giúp các con biết “Đạo” và “Đời” ra sao !
Trước tiên cần phải đính chính câu Thánh kinh ở trên, Đức Giêsu dùng lời Thánh kinh này để trả lời cho người đàn bà khi chị ta thắc mắc về một tranh chấp có tính cách chính trị giữa người Do Thái và người Samari là không biết phải thờ phượng Chúa ở Giêrusalem hay ở trên núi Gerizim? Nên khi áp dụng vào việc giữ đạo tại tâm và đi lễ nhà thờ của câu hỏi ở trên thì không trúng vào đâu cả, và có phần gượng ép.
Các triết gia cũng như các thần học gia thường tìm kiếm xem Thiên Chúa ở đâu và hiện diện thế nào trong vũ trụ. Người ta cho rằng Thiên Chúa hiện diện khắp nơi, trong thời Cựu ước, đền thờ và hòm bia giao ước được coi là những nơi ngự trị đặc biệt của Thiên Chúa như Chúa phán với vua Salômôn: Ta đã chọn và thánh hoá nhà này, để muôn đời danh Ta ngự tại đây (2Sb 7:16; 1V 9:3) còn trong Tân ước, thánh đường có nhà tạm hay nhà chầu là nơi Mình thánh Chúa Kitô ngự, đặc biệt Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh thể nơi nhà tạm. Ðó chính là thánh đường Chúa Giêsu ngự trị, như Người nói đến (Ga 2:21).
Có những người cho rằng Thiên Chúa hiện diện khắp mọi nơi nên họ không cần phải đến thánh đường hay nhà thờ để cầu nguyện và thờ phượng, thì cũng giống như chúng ta suy nghĩ là library và sách vở ở khắp mọi nơi vậy chúng ta không cần phải đến trường để đi học vây!
 Sẽ có rất nhiều người băn khoăn, tại sao chúng ta phải đi học?
Vậy tại sao chúng ta phải đến trường và học và học một cách hệ thống từ lớp mẫu giáo tới cao học…học không ngừng nghĩ, lập đi lập lại, nhồi nhét và áp dụng thực hành…

Chúng ta đi học để làm gì?
Những kiến thức ở nhà trường có phải lúc nào cũng dùng đến đâu?
Có khi nào đi làm người ta hỏi giải phương trình bậc 2 XY đâu mà học?
Có nhiều người có học và hành gì đâu tại sao người ta vẫn giàu có và thành đạt?
Hãy thử hỏi cha mẹ của các em Teen hay các em ở các bậc đại học xem sao, các câu trả lời thường là:
 - Không đi học thì con làm được trò trống gì.
 - Hay sao mày lại có những suy nghĩ vớ vẩn như thế, trẻ thì phải lo mà học đi không suy nghĩ linh tinh.
 - Không đi học thì ở nhà làm ruộng nhé; đi làm thuê nhé, đi chăn trâu nhé !
 - Đi học sau này cố gắng đi làm để có một cuộc sống ổn định, lo cho gia đình…
 - Hay học để xây dựng đất nước giàu mạnh hơn, sánh vai cùng cường quốc năm châu (xa vời quá).
 Những câu trả lời như vậy khiến ta không phục cũng giống như tại sao phải đi lễ nhà thờ, tại sao phải giữ đạo vậy…nhưng mà rốt cục lại ta vẫn phải đi học và trong đầu thỉnh thoảng vẫn băng khoăn cho tới đầu bạc.

Mình đi học làm cái gì nhỉ?
Những cái bằng tốt nghiệp, hai, ba Major có ý nghĩa gì đối với cuộc đời mình ? Trong khi thời buổi này người ta cũng bắt đầu cần đến năng lực thật sự không quá coi trọng bằng cấp.
 Vậy tại sao người ta vẫn phải đi học? Khi chúng ta thật sự trả lời được câu hỏi này thì chúng ta sẽ trả lời được tại sao chúng ta phải giữ đạo, phải đến nhà thờ, phải dâng của lễ…

Học để thưởng thức cuộc sống:
Cuộc sống ngày càng phát triển, kiến thức thường thức ngày càng nhiều, quá trình học dưới ghế nhà trường chính là điều kiện rất tốt để chúng ta hiểu biết rất nhiều cuộc sống. Môi trường học sinh, sinh viên là nơi ta giao lưu rất tốt để có thể biết được nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn. Học ở thầy, học ở bạn nó hiệu quả và thực tế hơn rất nhiều so với chúng ta nghiên cứu qua sách báo, Internet, hay Radio, TV...

Học để rèn luyện trí não:
Tại sao chúng ta phải làm bài tập, phải làm luận văn, tại sao thầy giáo hay đưa ra các bài toán khó. Ngoài đời chả ai gặp nhau bằng cách: Hello, phương trình bậc 2 XY này có mấy nghiệm hay Pi phải là 3.1416 cả ! Đó thật ra là cách thức để rèn luyện trí não, luyện trí nhớ, tập tìm phương pháp giải quyết vấn đề khó, tập không chùng bước, không give up. Nếu chúng tư duy theo cách này thì việc học tập sẽ đỡ nhàm chán và đỡ hại não hơn rất nhiều.

Học để được xã hội công nhận:
Xã hội là một quần thể con người tồn tại, một tập thể, một nhóm người, một mạng lưới của các mối quan hệ ràng buộc…Xã hội có những nghi thức, bổn phận, tín ngưỡng và đặc trưng của nó và dĩ nhiên bằng cấp học vấn, học vị là thứ được xã hội công nhận, và thông qua sự học con người được xác nhận và tôn trọng. Tại sao chúng ta lại nể những người có học vị cao? những người có học vị cao xứng đáng được xã hội nể trọng bởi những cố gắng của họ cho cộng đồng, cho xã hội như các giáo sư, các bác sĩ, các kỹ sư giúp ích cho đời. Còn những người không phải đi bằng con đường học hành thì sẽ bị khinh bỉ. Bởi vì bằng cấp là một chứng nhận cho chúng ta vì những cố gắng của bản thân ta trong quá trình rèn luyện, nó đánh dấu những mốc lớn của cuộc đời. Nó thể hiện, ghi lại những cố gắng, phấn đấu, nghị lực của chúng ta. Đừng ai nói với tôi rằng không hề tự hào khi cầm trong tay một tấm bằng khen vì thành tích xuất sắc trong học tập.

Học để sống lâu hơn:
Chúng ta được như ngày nay vượt xa tổ tiên cũng chúng ta là nhờ có học tập và lao động trí tuệ. Thực tế cho thấy những người lao động trí tuệ thường xuyên có tuổi thọ cao hơn những người lao động chân tay. Học dưới mái trường xong cũng mới chỉ là sự khởi đầu của quá trình học tập, tất cả các vấn đề chỉ mới ở dạng gợi mở. Chúng ta còn phải cố gắng trong suốt cả cuộc đời. Có những kiến thức chúng ta ngày nay có được như một sự tất nhiên thì đã có người vì nó mà hi sinh cả tính mạng của mình. Như các định luật Pascal, Newton, Archimedes, Einstein…

Hãy trân trọng những kiến thức đó. Hãy cố gắng học thật nhiều để biết rằng ta vẫn là con ếch ngồi trong đáy giếng, trừ khi bạn chấp nhận ngồi trong đáy giếng không bao giờ đi ra ngoài.

Đạo hay đức tin cũng vậy, ẩn trong tâm hồn hay trong lòng xã hội với các biểu hiện học hỏi, thực hành hay những biểu hiệu bên ngoài để khơi dậy những tâm tình đạo đức bên trong cũng giống như các con phải đi học để biết khả năng và sự tiến bộ tìm ẩn của mình ra sau.

Nhưng khác nhau là sự thiên liêng khiêm nhường, hy sinh và phục vụ trong giác ngộ đạo. Do đó người chủ trương giữ đạo tại tâm, không cần đến thánh đường để cầu nguyện và thờ phượng, là lừa dối mình vì không có được những biểu hiệu để giúp khơi dậy tâm tình nội tại; không chính thức học hỏi và nâng cao hiểu biết, cũng không có được sự thúc đẩy của cộng đoàn, của người khác hiểu biết hơn mình giúp cho việc thực hành đức tin…

(còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét