Khi tình vào thu
Trần Mỹ Duyệt-gdnazaret
Đối với tôi mùa thu tuyệt đẹp. Trời thu, trăng thu, lá thu, tiếng thu, hồ thu là những điều làm rung động tâm hồn nhiều nhi nhân, mặc khách. Tôi không phải là thi sỹ, không phải là văn sỹ, không phải là nhạc sỹ, và cũng không phải là họa sỹ để có thể dệt nên những vần thơ, những áng văn tuyệt tác, những dòng nhạc và âm điệu đi vào lòng người, hoặc những bức tranh về mùa thu:0
“Em là thu đó, em biết
chăng?
Hoàng hôn nắng đổ bóng
chiều giăng
Thu chết ngả nghiêng trên
làn tóc
Em đứng trông theo lá úa
vàng”
(Và Em Là Thu)
Nhớ lại những ngày sau
tháng 4 năm 1975, tôi đã sững sờ khi đứng trước một rừng thu thay lá, muôn sắc
màu, và vẻ đẹp nên thơ của đất trời. Tôi đã cảm được cái nét thu diệu vời với
thế nào là “con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô” trong bài Tiếng Thu của
Lưu Trọng Lư. Hình ảnh một con nai ngơ ngác nhẹ nhàng, rón rén đi trên những lá
thu vàng rơi lả tả thiết tưởng chỉ có trong mộng tưởng nhưng đã trở thành hiện
thực khi tôi tản bộ quanh khu rừng vào một buổi chiều êm ả!
“Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.”
Nhưng đó là thu đã qua,
thu trong niềm nhớ. Chiều thu đối với tôi mới đây hôm qua còn để lại nhiều luyến
nhớ và rung cảm hơn nữa khi tôi bất ngờ có dịp ngắm nhìn một đôi vợ chồng già
đang rủ rỉ, tâm sự dưới tàn cây trong khuôn viên của viện dưỡng lão. Hình ảnh đẹp
cũng không khác gì nhưng có lẽ còn hơn hình ảnh một con nai ngơ ngác đi trong rừng
thu.
Câu chuyện được bắt đầu
khi tôi đến chờ và đón vợ tôi sau khi nàng tan việc. Lợi dụng ít phút ngắn ngủi,
tôi đến ngồi trên chiếc ghế dưới tàn cây mong tìm chút bóng mát của một chiều mới
vào thu với khí trời hôm nay được cho là còn nóng bức. Bỗng tôi nghe như có tiếng
ai thì thầm đâu đó, vì trong cái tĩnh lặng của thiên nhiên huyền diệu như vậy
thì một tiếng động dù rất nhỏ cũng có thể làm thức tỉnh thính giác của một người.
Tôi đưa mắt nhìn về phía có những tiếng thì thầm ấy. Và kìa một đôi vợ chồng
già, họ đang nói gì với nhau dưới tàn cây bên cạnh. Đúng ra là họ đang thì thầm
nhỏ to một cái gì đó mà có lẽ đang làm họ bị cuốn hút. Họ nói về tình yêu hay về
những kỷ niệm hạnh phúc bên nhau? Không
một tiếng cười, không một lời nói lớn tiếng hay một tiếng thở dài. Câu chuyện của
họ như một bản nhạc với âm điệu nhẹ nhàng, và phớt nhẹ như làn gió nhẹ mùa thu.
Điều này làm tôi nhớ lại một nguyên tắc sống của những ai đã, đang và sẽ bước
vào đời sống hôn nhân: Khi người ta yêu nhau thì không cần phải nhiều lời và to
tiếng. Vì lúc ấy người ta nói với nhau bằng con tim, và bằng ánh mắt. Nhưng người
ta chỉ to tiếng, lấn át nhau khi nói với nhau bằng lý trí và trong những cái
nhìn rực lửa! Như vậy vợ chồng này chắc chắn họ đang nói với với nhau bằng “con
tim” và bằng “ánh mắt” yêu thương.
Có một điều còn làm tôi
vô cùng xúc động và đã ghi khắc hình ảnh của cặp “tình nhân già” này một cách
sâu đậm trong tâm tư mình. Đó là sau những phút giây thủ thỉ, rù rì bên nhau,
tôi thấy người đàn ông ấy đứng dậy, chuyển cái ghế về chỗ cũ nơi những vạt nắng
cuối ngày còn đang dọi thẳng vào và những cơn gió nhẹ không đủ làm cho làn khí
trở nên mát mẻ hơn. Tôi vẫn chưa hiểu tại sao ông ta lại làm như vậy. Tại sao
không ngồi dưới bóng mát mà lại chuyển chỗ ngồi qua chỗ nắng. Trong khi tôi còn
đang suy nghĩ tìm câu trả lời cho mình, thì tôi thấy ông từ từ tiến lại chỗ của
vợ ông, rồi quì xuống xỏ đôi giầy vào chân cho bà, cẩn thận và nhẹ nhàng buộc
những nút giây giầy một cách chậm rãi. Dường như ông làm việc này đã quen, và
dường như ông rất hạnh phúc khi làm việc này. Sau cùng thì ông đã nhẹ nhàng đẩy
chiếc xe lăn của bà rời chỗ và chầm chậm tiến vào bên trong khu dưỡng lão. Tôi
ngồi và nhìn hai người một cách say sưa thiếu điều quên mất là mình cũng đang
chờ vợ tan sở để đưa nàng về.
Chuyện tưởng chỉ có vậy,
và cũng chỉ có vậy. Một cặp tình già ngồi bên nhau, thầm thì với nhau, và người
chồng xỏ rồi buộc lại những giây giầy cho vợ, rồi đẩy vợ vào nhà dưỡng lão.
Nhưng có lẽ cái thông điệp ấy không chỉ dừng lại ở những hành động đơn sơ ấy,
và xẩy ra cho một buổi chiều vào thu êm ả như hôm qua. Những động tác yêu
thương mà người chồng đã làm cho vợ ông chắc nó đã được lập đi, lập lại nhiều lần,
có khi là nhiều tháng và nhiều năm. Và trước khi những chuyện như thế xẩy ra,
cũng hẳn là hai người đã có những ngày tháng thật hạnh phúc bên nhau, cũng như
những lần cãi vã, giận hờn, và hiểu lầm nhau. Nếu coi cuộc tình này đang vào
thu thì có nghĩa là cuộc tình đã trải qua những mùa xuân rộn ràng, nồng nàn, và
yêu thương, cùng với những mùa hè nóng cháy, chạm trán với những thách đố cuộc
sống tưởng như những tia nắng chói chang làm toát mồ hôi, và những mùa đông buốt
giá, chấp nhận, chịu đựng.
“Chẳng được như hoa vướng
gót nàng
Cõi lòng man mác giá như
sương!
Ta về nhặt lấy hoa thu rụng
Đặng giữ bên lòng nỗi nhớ
thương.”
(Thái Can)
Mùa thu là mùa của yêu
đương, mùa của tình yêu đi vào trầm lắng, nhẹ nhàng, thanh thoát nhưng đủ mạnh
mẽ làm mê mẩn, cuốn hút lòng người. Và hình ảnh của hai người mà tôi bắt gặp
trong khuôn viên dưỡng lão kia cũng là những hình ảnh đầy tính thu vừa lãng mạn,
vừa tình cảm, nhưng cũng vừa sâu lắng. Tôi thích hình ảnh này, và tôi thầm ước
cho những cuộc tình hôm nay đang rộn ràng, hạnh phúc như mùa xuân cũng có can đảm
trải nghiệm những thực tế cuộc đời qua những nóng cháy của mùa hè chịu đựng, và
những mưa bão, giông tố của mùa đông thử thách. Tình yêu là một sự cho đi không
tính toán, và tình yêu được dệt bằng một chuỗi những ngày dài của nồng nàn, của
tha thiết, của đắng cay, của chấp nhận, và của thống hối, tha thứ. Đừng để mùa
thu yêu đương qua đi, rồi bạn một mình thẩn thờ nhìn lại:
“Rặng liễu đìu hiu đứng
chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ
ngàn hàng
Đây mùa thu tới mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá
vàng.”
(Xuân Diệu)
Với cõi lòng tan nát nhớ
thương cho một mối tình đã vụt mất mà không bao giờ trở lại:
“Trời cuối thu rồi em ở
đâu
Nằm trong đất lạnh chắc
em sầu
Thu ơi đánh thức hồn ma dậy
Ta muốn vào thăm nấm mộ
sâu!”
(Đinh Hùng)
Thu Cali, 2016
Trần Mỹ Duyệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét