Tác dụng tuyệt vời của bí đao
SKĐS – Bí đao còn gọi là bí
xanh, các bộ phận của cây bí đao cho ta nhiều vị thuốc quý: quả bí với tên thuốc
đông qua, vỏ quả – đông qua bì, hạt bí – đông qua tử, lá bí – đông qua diệp,
dây bí – đông qua đằng.
Giảm cân mạnh chỉ với…quả bí đao
Thuốc từ bí đao có vị ngọt,
tính hơi hàn, không độc, quy kinh tỳ, vị, đại trường, tiểu trường. Tác dụng
thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, sinh tân, chỉ khát, lợi niệu, tiêu phù. Chủ trị
các chứng tiêu khát, thuỷ thũng, mụn nhọt, sang lở, ban chẩn, làm tươi nhuận bì
phu, giữ nhan sắc.
Có thể sử dụng bí đao để chữa các bệnh sau:
Trị mụn nhọt, sang lở
–
Chữa nhọt lớn ở lưng: cắt bí đao thành lát dày 1-2cm, úp lên chỗ
sưng, khi lát bí khô thì thay lát khác, nhọt sẽ nhanh tiêu.
–
Nếu ung nhọt ở trong, dùng hạt bí đao phơi khô sắc uống ngày
2-3 lần, mỗi lần 20g, tác dụng bài nùng, thúc mủ, làm tiêu ung nhọt, chữa tràng
vị ủng tắc.
–
Trường hợp mụn nhọt sang lở ngoài da lâu ngày, dùng lá bí đao
giã nát đắp vào mỗi ngày 1 lần trong vài ngày sẽ khỏi. Nếu lở ngứa, lòi dom,
dùng dây bí đao sắc đặc thấm rửa và ngâm vùng tổn thương hàng ngày.
Chữa bệnh tiêu khát (đái đường)
–
Tiêu khát do nhiệt tích từ lâu, dùng bí đao gọt vỏ, ăn
2-3 lạng/ngày, dùng 5-7 ngày. Nếu tiêu khát không ngừng: bí đao gọt vỏ cho vào
hũ đậy kín, chôn nơi đất ẩm khoảng một tháng lấy lên dùng nước trong vắt, uống
hàng ngày hoặc đem đốt chín ép lấy nước uống.
–
Nếu tiêu khát kèm theo cốt chưng (nóng trong xương): dùng
bí đao bỏ ruột, lấy bột hoàng liên cho vào đầy đem đồ lên như đồ xôi, khi chín
nhừ, nghiền mịn, hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30-40 viên với nước sắc
bí đao.
–
Trường hợp tiêu khát, đi tiểu nhiều: dùng hạt bí đao 12g,
hoàng liên 12g, mạch môn đông 12g, sắc uống.
–
Nếu tiêu khát mới mắc bệnh ở mức độ nhẹ, dùng lá bí đao 30-40g sắc
uống.
Chữa
bệnh thương hàn, đi lỵ khát nước: dùng bí đao bọc đất dày
10cm nướng cho chín rồi ép lấy nước uống.
Chữa
bạch trọc, khí hư bạch đới, kinh tâm có nhiệt, đái buốt, đái rắt:
dùng hạt bí đao 20g nghiền nhỏ, uống lúc đói với nước cơm, ngày 2 lần.
Làm
lợi thuỷ, thanh thấp nhiệt chữa các chứng bì phu thuỷ thũng,
sưng đỏ, dùng vỏ quả bí đao 15-20g, sắc uống.
Điều trị ngộ độc:
–
Nếu do ăn cá bị ngộ độc, dùng nước cốt bí đao cho uống.
–
Trường hợp ngộ độc do asen, dùng dây bí đao sao cháy sắc uống để
giải độc.
Trị phong ngứa, ban chẩn ở mặt: dùng hạt bí đao,
đào nhân đồng lượng nghiền thật mịn, thêm mật ong xoa mặt, ngày 3-4 lần sẽ khỏi.
Nếu có vết sạm đen trên mặt, dùng dây bí đao sắc đặc rửa nhiều lần trong ngày.
Làm trơn nhuận da cơ, giữ nhan sắc:
– Muốn da trắng, đẹp,
trẻ mãi không già: dùng hạt bí đao bỏ vỏ tán bột, hoàn viên
bằng hạt ngô với mật ong, mỗi lần uống 30-40 viên, ngày 2 lần vào lúc đói.
– Để da mặt luôn tươi nhuận, đẹp dung nhan: dùng hạt bí đao bỏ vỏ 5 phần, đào hoa 4 phần,
quất hồng bì 2 phần, nghiền nhỏ, trộn đều, uống một thìa cà phê sau bữa ăn,
ngày 3 lần. Nếu muốn trắng hơn, gia hạt bí đao; muốn hồng hơn, gia đào hoa.
DSCKI. PHẠM HINH ( Sức Khỏe
& Đời Sống )
Món ăn – Bài thuốc từ bí
đao
Bí đao còn có tên bí xanh
(vỏ màu xanh có hoặc không có phấn). Tên Hán là đông qua. Tên khoa học là
Benincasa cerifera Savi. Họ bầu bí Cucurbitaceae. Bí đao là một loại thức ăn được
y văn kim cổ ca tụng nhiều về công năng lợi tiểu tiêu thũng, tháo nước trong
toàn thân ở rất nhiều bệnh từ đơn giản đến phức tạnhất là vào mùa hè.
Bí đao có các dạng thái
lát phơi khô, hay tán thành bột và còn chế thành nước (đông qua thuỷ). Bí đao
có thể cung cấcho ta thức ăn ngon mát bổ dưới dạng khô (sào thịt), dạng lỏng nước
(luộc, nấu canh tôm). Chúng đều có tác dụng cải thiện sức khoẻ ngày hè cho mọi
lứa tuổi. Các bộ phận của cây bí đao đều được dùng làm món ăn và thuốc: quả (gồm
cuống, vỏ, thịt, hột), dây cuộng, lá, hoa…
Theo Đông y, bí đao (đông
qua) vị ngọt, tính hàn, vào các kinh phế, vị, bàng quang, tiểu tràng, không có
độc tính. Có tác dụng rõ rệt kiện tỳ, ích khí, tiêu thuỷ. Trường kỳ ăn bí xanh
có thể tiêu trừ nước thừa trong cơ thể, giảm cân chống mậphì. Bí đao thích hợngười
bị khí hư tỳ yếu, béo bệu, phù thũng cục bộ hoặc toàn thân.
Bí đao được dùng làm thuốc trong những trường hợp sau:
Phòng chữa bệnh mùa hè do nắng nóng,
gây nhiều mỏi mệt, uể oải, thân thể nặng nề, đau đầu, tiểu vàng, ăn không tiêu
(cảm nắng, cảm thử) nên dùng canh bí đao: Bí đao nấu với cà chua, vài lát gừng
giã dậhoặc nấu canh bí đao với cua, tôm nõn, nước luộc gà…
Chống nóng nực, háo
khát phòng cảm cúm, ôn dịch (viêm não, sốt xuất huyết…): bí đao chỉ cạo sơ qua
vỏ, thái miếng 500g, nấm rơm tươi 50g đậu xanh, thịt lợn nạc. Gia vị, nấu canh
ăn cho thêm ý dĩ, bạch biển đậu, lá sen thái chỉ…
Ở Trung Quốc nhiều nơi có
tập quán vào những ngày hè oi bức mọi người đều uống nước nấu bí đao.
Bệnh tiết niệu sinh dục –
đái dắt: uống nước bí đao hoặc ăn bí đao sống thái chấm muối.
Đái không thông, đái
đục do
thấn nhiệt bàng quang – Nấu bí cả vỏ xanh. Uống nước ăn cái.
Phù toàn thân: Bí đao, hành củ, nấu với
cá chép.
Phù khi có thai: Bí đao và đậu đỏ lượng bằng
nhau (khoảng 40g) nấu canh ăn (không cho muối).
Bạch đới: Hạt bí lâu năm rang nghiền
bột uống 15g mỗi lần vào lúc đói.
Thận khí hư suy, lưng đau gối mỏi, suy giảm tình dục:
Bí đao 100g, lộc nhung 5g, trứng bồ câu 5 quả lấy lòng đỏ, dầu, muối, gia vị.
Bí đao giã nhuyễn, nhung thái mỏng ngâm rồi hấp. Tất cả đánh đều hấchín ăn cách
ngày 1 lần trong tháng.
Bệnh đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp: Bí đao 30g, vỏ bí đao 30g, hoàng liên 9g sắc lấy nước
uống.
Ho gà, viêm phế quản
cấvà mạn: Hạt bí đao 15g trộn với đường phèn giã mịn nhào với mật
ong uống với nước đun sôi để nguội. Ngày 2-3 lần.
Hen suyễn: Quả
bí đao còn cuống, bổ ra cho đường phèn hấp chín. Ăn hết khoảng 4 quả mới thấy
rõ hiệu quả. Có thể thêm gừng.
Phổi có ung nhọt (viêm, áxe…): Hạt bí đao, các vị bồ
công anh, kim ngân hoa… ý dĩ sống, diếcá, mỗi thứ 40g, rễ lau 20g, hạt đào cát
cánh, cam thảo mỗi thứ 10g sắc uống.
Mũi chảy
nước hôi (viêm mũi): Bí đao, ý dĩ mỗi thứ 40g, nấu nước uống
hàng ngày.
Ngộ độc thức ăn
(tôm, cá nóc…): Bí đao tươi, giã nát, vắt lấy nước thật nhiều để uống.
Chữa tàn nhang: Hạt
bí 350g, hạt sen 30g, bạch chỉ 15g. Tất cả nghiền mịn. Hằng ngày uống sau bữa
cơm. Chiêu bằng nước đun sôi để nguội.
Bỏng: Vỏ
bí đao sấy khô tan bột trộn dầu vừng bôi.
Chín mé: Lá
bí đao giã nát xào dấm bó lại.
Sụn lưng do lao động: Vỏ
bí đao đốt thành than tán bột uống với rượu, mỗi lần 6g.
Phạm phòng (phòng sự quá độ gây ốm yếu
mệt mỏi, suy nhược): Vỏ bí đao sao vàng 12g sắc uống. Ngày 3 lần.
Ung thư gan trong thời gian xạ trị và sau
phẫu thuật: Thịt chân giò 100g, măng vụ đông 100g, nấm hương vụ
đông 20g, giăm bông 30g, đậu xanh 10-20 hạt. Muối < 4g, dầu vừng 50g. Rượu
vang 5g, mỳ chính. Các thứ tẩm gia vị đun cho chín rồi tưới dầu lên.
Ung thư họng: Bí
đao tươi 300g, hạt ý dĩ 50g, dầu ăn, gia vị. Nấu ý dĩ trước cho bung ra mới cho
bí vào nấu chín, gia vị. Ăn cái uống nước. Chia hai lần ăn hết trong ngày.
Ung thư trực tràng,
kết tràng: Đông qua nhân (hạt bí đao) 15g, đại hoàng 10g, đan bì
16g, đào nhân 10g, phác tiêu 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ung thư phổi: Đông
qua nhân 15g, sa sâm 15g, sơn dược 20g, cáphấn 15g, ý dĩ 20g, phục linh 20g, tử
sâm 20g, bạch cậ16g, bối mẫu 10g, đông trùng hạ thảo 5g, chính cam thảo 6g, tam
thất 4g, bạch anh 30g, đông qua nhân 20g, lô căn tươi 20g, ý dĩ 30g, sắc uống
ngày 1 thang.
BS. Phó Thuần Hương