Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

16 sự thật gây sửng sốt về cơ thể chúng ta


16  sự  thật  gây  sửng  sốt  về  cơ  thể  chúng  ta  (P1)

Thiện Tâm •Thứ Bảy, 21/07/2018 • trithucvn.net



Rất nhiều phát hiện khoa học thú vị là những phát hiện về cơ thể con người chúng ta.

1. Ruột thừa
Ruột thừa thường bị coi là vô dụng. Dường như đa phần chúng ta chỉ biết rằng nó dễ bị nhiễm khuẩn và gây ra viêm ruột thừa. Nhưng gần đây người ta đã phát hiện rằng ruột thừa rất hữu ích cho các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của bạn. Chúng sử dụng ruột thừa là nơi nghỉ ngơi sau những giờ làm việc hối hả trong đường ruột.

Ruột thừa là nơi nuôi dưỡng và giúp duy trì đội quân vi khuẩn trong ruột luôn đầy đủ. Vậy, hãy đối xử công bằng với ruột thừa của bạn.



Ruột thừa trong cơ thể (ảnh: Internet)

2. Phân tử ngoại cỡ
Mọi thứ trong thế giới chúng ta đang trải nghiệm đều cấu tạo từ phân tử. Chúng có kích thước rất đa dạng, từ đơn giản là 2 nguyên tử như phân tử Ôxy cho đến các cấu trúc hữu cơ phức tạp. Nhưng phân tử lớn nhất trong tự nhiên trú ngụ trong cơ thể chúng ta. Đó là nhiễm sắc thể số 1.

Nhân tế bào một người bình thường chứa 23 cặp nhiễm sắc thể, mỗi nhiễm sắc thể là một phân tử DNA độc lập và rất dài. Nhiễm sắc thể số 1 là lớn nhất. Nó bao gồm khoảng 10 tỷ nguyên tử, để các thông tin được mã hóa trong phân tử.

3. Số lượng nguyên tử
Thật khó có thể biết được các nguyên tử cấu tạo nên cơ thể bạn nhỏ như thế nào cho đến khi bạn nhìn thấy số lượng của chúng. Một người trưởng thành được tạo nên từ khoảng 7 tỷ tỷ tỷ (7 x 1027) nguyên  tử.

4. Hồng cầu
Khi thấy máu bị rỉ ra từ vết thương trên ngón tay, bạn có thể nghĩ rằng nó màu đỏ là vì có sắt trong đó – cũng như sắt rỉ sét có sắc đỏ. Nhưng sự xuất hiện của sắt là trùng hợp. Màu đỏ phát sinh bởi sắt bị giữ giữa một vòng tròn các nguyên tử trong hemoglobin (loại protein chuyên chở oxy) gọi là sắc tố porphyrin và chính hình dạng của cấu trúc này đã tạo ra màu sắc đỏ.

Màu đỏ của hemoglobin phụ thuộc vào oxy có đi cùng với nó hay không. Khi có oxy, hình dạng của porphyrin sẽ thay đổi, khiến cho các tế bào hồng cầu có màu sắc tươi hơn.

5. Con người sống sót được bao lâu trong không gian?
Nhiều người tin vào các bộ phim khoa học viễn tưởng, rằng những điều khủng khiếp sẽ xảy ra khi cơ thể bạn tiếp xúc với không gian vũ trụ bên ngoài phi thuyền mà không có quần áo bảo hộ. Nhưng điều này hầu như chỉ là hư cấu.

Chỉ có một số điều bất tiện xảy ra như không khí bên trong cơ thể sẽ phình ra, nhưng không có chuyện cơ thể nổ tung như trong các bộ phim Hollywood. Mặc dù các chất lỏng có thể sôi trong chân không, máu của bạn vẫn được giữ ở áp suất bình thường nhờ hệ thống tuần hoàn, và bạn vẫn ổn. Và mặc dù không gian vũ trụ rất lạnh, bạn sẽ không mất nhiệt quá nhanh, vì chân không cách nhiệt rất tốt.

Trong thực tế, bạn sẽ bị chết trong không gian vũ trụ chỉ đơn giản là do thiếu dưỡng khí. Năm 1965, quần áo bảo hộ của một người thử nghiệm trong phòng chân không bị hở, nạn nhân, người sau đó vẫn sống sót chỉ duy trì được ý thức trong 14 giây.

Chúng ta không biết chắc chắn về giới hạn sống sót của mỗi người, nhưng thông thường là 1 đến 2 phút.

Một phi hành gia trong bộ đồ du hành vũ trụ (ảnh: ryannagata.com)

6. Sự sụp đổ của nguyên tử
Các nguyên tử tạo nên cơ thể bạn chủ yếu là các khoảng không trống rỗng. Nếu không có vô số khoảng không trống rỗng này, cơ thể bạn sẽ bị nén nhỏ lại.

Các hạt nhân tạo nên khối lượng của vật chất trong một nguyên tử nhỏ hơn rất nhiều so với cấu trúc của nguyên tử, giống như 1 con ruồi trong nhà thờ. Nếu bạn mất đi khoảng không trong mỗi nguyên tử, cơ thể bạn có thể sẽ thu nhỏ thành một khối lập phương có kích thước 1/500 cm mỗi chiều.

Các ngôi sao neutron được tạo ra bởi vật chất đã trải qua tình trạng thu nhỏ này. Trong một cm3 của mỗi ngôi sao neutron, có 100 triệu tấn vật chất. Một ngôi sao neutron nặng hơn Mặt Trời của chúng ta (Mặt trời nặng khoảng 1,9891×1030kg, gấp 332.946 lần trọng lượng Trái Đất), nhưng ngôi sao neutron chỉ chiếm thể tích một khối cầu có đường kính khoảng 30km.

7. Lực điện từ mạnh ghê gớm
Các nguyên tử tạo lên vật chất không bao giờ chạm vào nhau. Khoảng cách giữa chúng càng gần nhau, thì lực đẩy tĩnh điện tạo ra bởi các bộ phận cấu thành lên chúng càng lớn.

Điều này cũng giống như việc chúng ta mang 2 đầu cùng dấu của 2 nam châm đặt cạnh nhau. Hiện tượng này thậm chí xảy ra khi các đối tượng đang tiếp xúc với nhau. Khi bạn ngồi lên một chiếc ghế, bạn không chạm vào nó. Bạn đang được treo lơ lửng ở trên mặt ghế cách một khoảng cách rất nhỏ sinh ra do lực đẩy giữa các nguyên tử. Lực điện từ này mạnh hơn rất nhiều so với lực hấp dẫn, mạnh hơn khoảng một tỷ tỷ tỷ tỷ lần (1 x 1036 lần).

8. Cơ thể bạn tạo thành từ bụi ngôi sao
Mỗi một nguyên tử trong cơ thể bạn có tuổi đời hàng tỷ năm. Hydro, nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ và là nhân tố chủ yếu của cơ thể bạn, được cho là được tạo ra từ 13,7 tỷ năm trước.

Các nguyên tử nặng hơn như cacbon và oxy tạo ra các ngôi sao từ 7 đến 12 tỷ năm trước và rải khắp vũ trụ khi bị nổ tung. Một số vụ nổ mạnh đến nỗi tạo ra các nguyên tố nặng hơn sắt, điều mà các ngôi sao không thể tạo nên. Có nghĩa các thành phần cơ thể của bạn thực sự có nguồn gốc xa xưa: bạn là bụi ngôi sao.  

9. Cơ thể lượng tử
Một trong những bí ẩn của khoa học là vì sao cơ thể bạn được tạo ra bởi các hạt lượng tử có hành xử rất kỳ lạ như nguyên tử và các thành phần của chúng.

Nếu bạn yêu cầu mọi người vẽ tranh về một nguyên tử trong cơ thể họ, hầu hết họ sẽ vẽ ra thứ gì đó như một hệ mặt trời thu nhỏ với các hạt nhân nguyên tử như là mặt trời và các electron đang quay xung quanh như những hành tinh. Thực tế, đây là mô hình đã cũ của nguyên tử, vì người ta thấy rằng nguyên tử có mô hình như vậy có thể sụp đổ nhanh chóng, do các hạt electron sẽ rất khó giữ vững quỹ đạo, chúng sẽ bị hút về phía hạt nhân nguyên tử.


Electron và hạt nhân nguyên tử

Thực tế, electron được giới hạn trong một một quỹ đạo cụ thể, như là chạy trên các đường ray. Chúng không thể tồn tại ở bất cứ nơi nào ngoài các quỹ đạo này, nhưng chúng phải thực hiện các “bước nhảy lượng tử” từ quỹ đạo này sang quỹ đạo kia. Ngoài ra, giống như các hạt lượng tử khác, các electron không xuất hiện ở các vị trí cụ thể mà xuất hiện ở các vị trí bất kỳ theo phân bố xác suất, vì thế hình ảnh tốt nhất để mô tả các electron là một tập hợp các lớp mờ xung quanh hạt nhân.

Xem tiếp Phần 2.


16 sự thật gây sửng sốt về cơ thể chúng ta (P2)
Thiện Tâm • Chủ Nhật, 29/07/2018 • trithuc.net
Rất nhiều phát hiện khoa học thú vị là những phát hiện về cơ thể con người chúng ta.

Tiếp theo Phần 1.

(ảnh minh họa, qua Wallup.net)

10. Ảo ảnh quang học
Hình ảnh về thế giới chúng ta “nhìn thấy” là nhân tạo. Bộ não của chúng ta dựng lên một mô hình về thế giới từ các thông tin được cung cấp bởi các mô-đun đo lường ánh sáng và bóng tối, các cạnh, độ cong, v.v…  Điều này khiến cho não tự “vẽ ra” hình ảnh tại điểm mù – khu vực võng mạc nơi các dây thần kinh thị giác tập trung, không có cảm biến. Nó cũng bù đắp cho những chuyển động lên xuống nhanh của mắt, tạo ra các ảnh giả thị giác ổn định.

Nhưng nhược điểm của quá trình này là nó làm cho đôi mắt của chúng ta dễ bị lừa. Truyền hình, phim ảnh và các ảo ảnh quang học hoạt động  bằng cách đánh lừa bộ não.

Đây cũng là lý do vì sao mặt trăng trông lớn hơn nhiều so với thực tế và dường như nó thay đổi về kích thước: kích thước quang học của mặt trăng tương đương với một cái lỗ của máy đục lỗ khoét trên tờ bìa khi chúng ta cầm tờ bìa ở khoảng cách 1 cánh tay.

11. Gen virus trong DNA

(ảnh: Getty + Westend61)

Thật đáng ngạc nhiên, không phải tất cả các DNA hữu ích trong nhiễm sắc thể của bạn đều đến từ tổ tiên – một số chúng đã được vay mượn từ nơi khác.

DNA của bạn bao gồm các gen đến từ tối thiểu 8 retrovirus. Đây là loại virus lợi dụng các cơ chế mã hóa DNA của tế bào để để chiếm quyền điều khiển tế bào. Tại một số thời điểm trong lịch sử, các gen này được kết hợp vào DNA của con người. Các gen này trong DNA ngày nay thực hiện những chức năng quan trọng trong việc sinh sản con người, nhưng chúng hoàn toàn xa lạ với tổ tiên của chúng ta

12. Những vi khuẩn trong cơ thể


Các vi sinh vật là “một phần” của bạn (Ảnh minh hoa: qua geneticliteracyproject)

Nếu chỉ xét về số lượng tế bào, có nhiều vi khuẩn sống bên trong bạn hơn so với số người trên Trái Đất. Có khoảng 37 nghìn tỷ tế bào trong cơ thể bạn, nhưng vi khuẩn có nhiều hơn khoảng 3 lần. Rất nhiều vi khuẩn là thân thiện – theo nghĩa là chúng không gây hại, một số có lợi.

Trong những năm 1920, một kỹ sư người Mỹ đã điều tra xem động vật có thể sống mà thiếu vi khuẩn hay không, hy vọng rằng thế giới không có vi khuẩn sẽ có lợi cho sức khỏe con người. James “Art” Reyniers đã dành cả đời mình để tạo ra những môi trường không có vi khuẩn dành cho động vật.

Kết quả khá rõ ràng: điều này là khả thi, nhưng rất nhiều động vật của Reyniers chết và những con còn sống phải được cho ăn các thức đặc biệt. Điều này là do vi khuẩn trong ruột trợ giúp chức năng tiêu hóa.

Bạn có thể tồn tại nếu không có vi khuẩn, nhưng nếu không có sự giúp đỡ của các enzym trong ruột của bạn do các vi khuẩn tạo ra, bạn sẽ cần ăn loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng hơn chế độ ăn bình thường.

13. Sự xâm lược của ve lông mi
Tùy thuộc vào độ tuổi, rất có thể bạn có các con ve lông mi. Loại ve này sống trên các tế bào da cũ và dầu tự nhiên (bã nhờn) tạo ra bởi các nang lông của lông và tóc con người. Chúng thường vô hại, mặc dù chúng có thể gây ra dị ứng ở một số ít người.

Ve lông mi thường chỉ lớn đến mức 1/3mm và gần như trong suốt, vì thế bạn thường không nhận ra chúng bằng mắt thường. Nếu quan sát lông mi hoặc lông mày dưới kính hiển vi, bạn có thể phát hiện ra chúng. Chúng thường sống ở gốc lông nơi tiếp xúc với da.

Khoảng một nửa số dân thế giới có chúng, tỷ lệ này tăng lên khi chúng ta già đi.

14. Thiết bị phát hiện photon


Thiên hà Tiên Nữ cách chúng ta 2,5 triệu năm anh sáng (ảnh: wikimedia)
Mắt của bạn rất nhạy cảm; chỉ một vài photon ánh sáng mà nó cũng có thể phát hiện ra. Nếu bạn nhìn vào chòm sao Tiên Nữ (Andromeda) vào một đêm trời rất trong và thấy một đường ánh sáng mờ, thì bạn đã nhìn được xa nhất ở mức có thể bằng mắt thường mà không dùng đến công nghệ.

Tiên Nữ là thiên hà gần dải Ngân Hà của chúng ta nhất. Tuy nói là “gần”, nhưng nó cũng cách chúng ta 2,5 triệu năm ánh sáng.

Khi photon của vệt sáng đến mắt bạn bắt đầu hành trình của chúng, đó là thời điểm đã cách đây 2,5 triệu năm. Bạn đang nhìn thấy một khoảng cách không thể tưởng tượng được và nhìn thấy quá khứ cách đây 2,5 triệu năm.

15. Giác quan thứ 6
Cho dù ai có nói thế nào đi nữa, bạn vẫn có nhiều hơn 5 giác quan.

Đây là một ví dụ đơn giản: đặt tay bạn cách một chiếc bàn ủi nóng vài centimet. Không có giác quan nào trong 5 giác quan chính của bạn nói cho bạn biết chiếc bàn ủi sẽ làm bỏng bạn. Nhưng bạn có thể cảm nhận rằng chiếc bàn ủi nóng và bạn sẽ không chạm vào nó. Đây là nhờ vào giác quan bổ sung của bạn – các cảm biến nhiệt trong da của bạn.

Một thử nghiệm nhanh khác. Hãy nhắm mắt lại và sờ vào mũi của bạn. Bạn không cần sử dụng 5 ngón tay mà sử dụng giác quan có tên gọi “proprioception”. Đây là giác quan cho phép các bộ phận cơ thể biết vị trí của các bộ phận khác. Nhờ nó mà không cần sử dụng 5 giác quan cơ bản, bạn vẫn có thể đưa ngón tay chạm vào mũi của mình một cách chính xác. 

16. Tuổi thực sự của bạn là già hơn nhiều
Giống như một con gà, cuộc sống của bạn bắt đầu với một quả trứng. Cho dù quả trứng đó không có vỏ, nhưng nó vẫn là trứng. Nhưng có sự khác biệt đáng kể giữa trứng của người và trứng của một con gà, điều này ảnh hưởng đến tuổi của bạn một cách đáng ngạc nhiên.

Trứng của con người rất nhỏ. Chúng chỉ là một tế bào đơn lẻ với kích thước khoảng 0,2mm. Trứng của bạn được hình thành trong mẹ bạn – nhưng điều đáng ngạc nhiên là nó được hình thành từ khi mẹ bạn vẫn đang ở phôi thai (trong cơ thể của bà ngoại).

Sự hình thành trứng và một nửa DNA của bạn từ mẹ có thể được coi là khoảnh khắc đầu tiên cho sự tồn tại của cơ thể vật chất của bạn. Và nó đã xảy ra trước khi mẹ bạn ra đời. Ví dụ, nếu mẹ sinh ra bạn năm bà 30 tuổi, thì vào ngày sinh nhật thứ 18, nói một cách chặt chẽ thuần sinh học, bạn đã thực sự hơn 48 tuổi rồi.

17. Vai trò của quá trình di truyền biểu sinh
Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng gen là yếu tố kiểm soát, xác định chúng ta có thể chất ra sao. Nhưng các gen chỉ là một phần nhỏ của DNA (DNA là phân tử mang thông tin di truyền được mã hóa).

97% khác của DNA đã từng bị coi là không quan trọng. Nhưng gần đây chúng ta đã phát hiện rằng các quá trình biểu sinh (epigenetic) – các quá trình diễn ra bên ngoài các gen – cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của chúng ta.

Một số bộ phận có vai trò kiểm soát “các công tắc” tắt hay bật gen, hoặc chương trình sản xuất các hợp chất quan trọng khác. Trong một thời gian dài, người ta vẫn thắc mắc làm sao chỉ có 20.000 gen (còn ít hơn so với 1 giống lúa) lại đủ để xác định đặc tính chúng ta. Sự thực là 97% khác còn lại của DNA cũng quan trọng không kém.

Theo theguardian.com
Thiện Tâm biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét