https://youtu.be/Dp_yakHjfBE
Các Bạn thân mến,
Có lẽ các Bạn cũng nhận ra rằng cuộc đời dương thế càng ngày càng
nhiễu nhương, thế lực xấu càng ngày càng tinh vi khéo léo, nên sống theo đức
tin Kito giáo thường đã khó, giữ gìn và bảo vệ đức tin ấy còn khó hơn gấp bội,
bởi nhiều khi không phải chỉ âm thầm chiến đấu với chính mình, mà còn phải kín
đáo, tế nhị hay công khai chiến đấu với
người thân, những gì mình có trách nhiệm, và còn vô cùng khó khi phải đối đầu
với người ngoài, người có địa vị quyền thế và những người không thiện cảm hay
chống đối niềm tin Kito giáo của chúng ta nữa.
Nhưng
đó vẫn mãi mãi là hiện thực bám sát, theo đuổi và còn như thách đố mọi tín hữu,
mà không màng đến thân phận. Tuy nhiên chúng ta cũng luôn được bồi dưỡng, tăng
cường đức tin, niềm an ủi do Lời Chúa, nhờ các gương sáng… Vì thời nào, hoàn
cảnh nào, nơi nào trong Giáo Hội cũng có những tín hữu đã vượt qua, chiến thắng
những thách đố ấy cách dũng cảm, vẻ vang.
Noi
gương thánh Gioan Tiền hô, họ không muốn nói, muốn làm, muốn tuyên thệ điều gì mà tận thâm tâm
họ biết là sai trái với Thiên Chúa, dù bị thiệt thòi, hãm hại, tù đầy đến chết
chóc. Và họ đã được Thiên Chúa thưởng công vinh hiển, đó là các thánh nam nữ đã
được Giáo Hội tuyên dương công khai, và hiển nhiên còn rất nhiều tín hữu đã và
đang sống chết bất khuất trong thầm lặng nữa.
Nên Tin Mừng chúa nhật tuần này, Đức Giesu dạy chúng ta phải
dứt khoát, không nương nhẹ, chần chừ với tội lỗi. Lời Ngài có thể làm chúng ta kinh
hoàng sợ hãi, bởi rất mạnh mẽ, cương quyết và táo bạo. Tuy nhiên chặt chân tay,
móc mắt mình không vì bất mãn, mà vì chân, tay, mắt, mũi làm cớ phạm tội, làm
chúng ta thiệt hại đến chết cả linh hồn lẫn thân xác.
Hiển nhiên Đức
Giesu không nói theo nghĩa đen, Ngài chỉ muốn dùng những thành ngữ quen thuộc
của thời đại Ngài để nhấn mạnh một điểm quan trọng là: ai muốn làm môn đệ Ngài phải
sẵn lòng hy sinh tất cả sự gì cần thiết để giữ mình khỏi phạm tội, phải sẵn
lòng hy sinh cả những gì quí báu nhất để được vào nước trời, hy sinh đến cả
mạng sống mình. Đừng bối rối âu lo về bất cứ điều gì sẽ xảy đến trong cuộc sống
trần gian này, bởi không điều gì xảy ra ngoài ý Chúa, nên cần xác tín rằng bất
cứ điều gì tồi tệ xảy ra, thì chắc hẳn đó là điều tốt nhất đấy!
1. Cắt
tỉa:
-
Trong mọi ngành nghề, mọi khía cạnh, vấn đề cắt tỉa, mài dũa, sửa chữa là đương
nhiên phải có để sản phẩm được đúng khuôn mẫu, đúng ý, an toàn và thẩm mỹ…
-
Ngày nay, còn rõ ràng hơn, ngay cả trong thiên nhiên, người ta không chỉ cắt
tỉa để cây cối lành mạnh, tăng trưởng tươi tốt, đơm bông kết trái xum xuê, mà
còn uốn nắn theo muôn kiểu hình thù lạ mắt, cầu kỳ…như ý muốn.
- Khi xưa, Đức Giesu đã nhắc rằng các chủ
vườn nho thường xuyên cắt tỉa cành lá vì lý do chúng không ích lợi.
- Nên Ngài nói thẳng ra là con người cũng
phải như vậy: nếu tay, chân làm cớ sa ngã thì chặt bỏ đi; con mắt làm cớ sa ngã
thì cũng móc bỏ đi luôn!
- Mục
đích của con người là vào được Nước Thiên Chúa, muốn vậy, phải sống trong sạch,
vì không chỉ thân xác đầy đủ sạch sẽ là được vào thiên đàng.
- Đây
là kiểu nói cường điệu theo thói quen của người Á Đông.
- Ngay các thánh cũng thế, các ngài đã chống
trả những cơn cám dỗ cách quyết liệt, nhưng không ai cắt bỏ hủy hoại bộ phận
nào của cơ thể mình.
- Cần
hiểu lời trên theo tinh thần Đức Giesu là muốn chúng ta triệt để xa lánh các
dịp tội mà có thể tìm thấy ngay trong chính bản thân mình. Để biết phòng tránh tội lỗi hầu đạt
nước trời.
- Quyết tâm không để cho mình phạm tội bằng thân thể hay một phần
thân thể của mình.
- Ưu điểm của con người là có lương tri nên
luôn hướng thượng, không cố tình phạm tội.
- Nhưng
con người lại rất yếu đuối, dễ bị lôi cuốn, sa ngã khi gặp dịp tội, vì thế lúc
nào cũng cần cảnh giác để xá lánh nó.
- Phải
sống tỉnh thức, cảnh giác kẻo
tạo ra gương mù gương xấu gây hại cho kẻ khác cũng như gây hại cho mình. Biết khôn
khéo tránh các dịp tội gần, xa, bó buộc hay tự do; biết canh chừng đối với bất cứ điều gì có
thể khiến chúng ta sa ngã, đánh mất nước trời,
như một sự vật, một người, một hoàn cảnh, một môi trường…
-
Bởi cuộc sống nhiều cạm bẫy, cám dỗ, dịp tội. Ngay chính tâm hồn, thân xác cũng
có thể là những dịp tội, khiến chúng ta lỗi luật Chúa.
-
Thực tế nhiều người dám cắt bỏ một phần thân thể để cứu mạng sống mình.
-
Thế thì một cuộc giải phẫu để cứu lấy linh hồn sẽ hữu ích hơn rất nhiều.
-
Cắt bỏ thói hư tật xấu, lời nói cay độc, ánh mắt căm hờn, cử chỉ khinh
khi, lối sống buông tuồng, quan hệ bất chính, là điều thật sự đáng phải làm!
-
Cắt bỏ như thế đôi khi còn đau đớn hơn móc mắt, chặt chân tay.
-
Nhưng vượt thắng nỗi đau, chúng ta sẽ lớn lên trong tư cách làm người và trưởng
thành hơn trong địa vị làm con Thiên Chúa.
-
Cắt bỏ hay giải phẫu còn có thể thay thế các bộ phận hư hỏng: thay trái tim sỏi
đá bằng trái tim yêu thương; thay bộ óc định kiến hẹp hòi bằng bộ óc thoáng đạt
hồn nhiên.
-
Sống tinh thần
mở rộng lòng tiếp nhận mọi người chứ không gạt bỏ những người khác phe, khác nhóm với mình. Cũng không làm gương
mù gương xấu cho những
người xung quanh.
- Loại bò lòng ghen tỵ ra khỏi tâm
hồn mình: vui với người vui, mừng với sự thành công của người khác.
- Tai
hại trầm trọng, đáng quẳng xuống biển nếu làm gương xấu, gây cớ vấp phạm cho
trẻ nhỏ, người non yếu đức tin, thiếu kinh nghiệm đời đạo.
- Qua lời Đức Giesu, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là
Đấng bao dung quảng đại và công minh chính trực, không loại trừ những người
thiện chí, nhưng quyết liệt với những người làm gương mù gương
xấu cho người khác cũng như những phần thân thể gây hại cho chính mình.
2. Con
người có quyền tư do tư tưởng:
- Thiên Chúa luôn cho phép con người được tự
do hoàn toàn, không bị giới hạn không gian, thời gian, đặc biệt là tự do tư
tưởng. Và Ngài muốn chúng ta cũng phải tôn trọng để mọi người chung quanh cũng
được tự do như vậy.
-
Tuần trước Đức Giesu dạy chúng ta đừng ganh ghét tranh giành; tuần này Ngài dạy
đừng có óc bè phái cục bộ.
-
Bởi con người thường như vậy, bè phái, ganh tị, ích kỷ, chỉ bảo vệ quyền lợi,
danh dự của mình, của nhóm mình, cả vì danh Chúa của mình và đối kỵ ganh ghét
với những nhóm khác.
-
Nên thời nào cũng có những người như Gioan tông đồ, muốn bảo vệ tín ngưỡng tôn
giáo riêng của mình một cách rất trần tục. Nghĩa là thiếu khoan dung.
-
Qua lời đê` nghị của Gioan tông đồ trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giesu thấy cần
phải dạy các môn đệ một bài học thâm thúy.
-
Đó là mọi người đều có quyền suy nghĩ về mọi sự việc cho đến khi tìm ra kết
luận cho những điều ấy.
-
Đấy là một nguyên tắc mà chúng ta phải tôn trọng, và là lẽ công bằng tự nhiên.
-
Đừng theo thói quen, lên án những điều không hiểu, khó hiểu, khó tin, khác với
mình.
-
Đừng vội vàng khinh dể, chống lại những gì không biết, không hiểu, không thích.
- Mà
cần ý thức:
a) Có nhiều cách để
con người đến với Thiên Chúa:
. Phải tin rằng Chúa tự bầy tỏ Ngài theo cách
của Ngài.
. Có nhiều đường lối để đưa những người thuộc về
Ngài vào Thiên Đàng.
. Chính Đức Kito cứu rỗi
con người chứ không phải ai khác, kể cả các tổ chức của Giáo Hội.
. Thật đáng sợ nếu ai đó, thuộc bất cứ giáo phái
nào nghĩ rằng chỉ có giáo phái của họ mới độc quyền về sự cứu rỗi.
b) Chân lý là tuyệt đối: luôn luôn lớn hơn điều mà bất cứ người
nào có thể lãnh hội được:
. Nên chẳng ai có thể thu nhận được toàn bộ chân
lý.
. Nền tảng của tính khoan dung không phải là thái
độ lười biếng chấp nhận bất cứ điều gì.
. Đó không phải là cảm
nghĩ cho rằng không thể có được sự bảo đảm ở bất cứ nơi nào.
. Sự không
khoan dung là dấu hiệu của cả sự kiêu ngạo lẫn dốt nát, nó là dấu hiệu của kẻ
tin là không hề có chân lý nào khác ngoài chân lý mà mình thấy.
c) Đức Giesu dạy bài học
bao dung và hợp tác:
. Đừng nhìn ai bằng cặp mắt thành kiến đố kỵ, cần
sẵn sàng hợp tác với mọi người theo thiện chí: “Ai không chống lại
chúng ta là ủng hộ chúng ta”.
. Đó là nguyên tắc cởi mở, rộng lượng, nới rộng
vòng tay xây dựng: tất cả mọi người không chống lại chúng ta, dù người đó không
thuộc đạo chúng ta, thì cũng được coi họ là bạn, phải hợp tác với họ.
. Là một nguyên tắc độc đáo, ngược với nguyên tắc
tự tôn, độc tôn mà người công giáo hay mắc phải, lại vẫn theo từ trước đến nay
như:
”
Ai không theo ta là kẻ chống ta”,
“Ai không phải bạn ta thì là kẻ thù
của ta”,
“Ai làm bạn với kẻ thù ta thì cũng là
kẻ thù của ta”!
Thật kinh
khủng đáng sợ!
3. Quyền tự do phát
biểu ý kiến:
- Xã
hội càng văn minh tiến bộ, con người càng được giáo dục cao rộng thì tư tưởng,
ý kiến riêng càng phong phú, dồi dào, đa dạng.
- Thế nên sẽ không thể tránh khỏi những tư
tưởng, những ý kiến dị biệt, trái chiều, xung khắc nhau trong khi trao đổi,
sinh hoạt, mạn đàm...
- Vì vậy, bất luận khi nào, cũng phải sáng suốt
nhường lại cho mọi người quyền làm theo những gì họ nghĩ, quyền phát biểu những
điều riêng tư của họ.
-
Bởi trong tất cả các quyền tự do dân chủ, quan trọng nhất là quyền tự do phát
biểu ý kiến. Dĩ nhiên phải thiết thực, chừng mực.
-
Ai đưa ra những giáo lý được tính toán trước nhằm phá hoại luân lý, lật đổ nền
tảng xã hội văn minh Kito giáo, thì kẻ ấy bị chống lại.
- Chống
lại không phải là loại trừ người ấy bằng vũ lực, nhưng bằng cách chứng minh cho
họ thấy họ đã sai lầm.
- “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng
ta”
-
Còn giúp hiểu rằng mọi người có quyền nhân danh Đức Giesu làm việc này việc nọ,
không ai được độc quyền chiếm hữu Thiên Chúa.
-
Ý thức được sẽ biết rõ tài năng, thành công của người khác không làm chúng ta
nghèo đi về một phương diện nào, trái lại, làm giầu thêm cho chúng ta.
-
Thiên Chúa dựng nên mọi người, quan phòng và ban tài năng cho mọi người, không
riêng ai, là như thế.
-
Chúng ta phải có bổn phận đón tiếp những ơn ban ấy ở bất cứ nơi nào, lúc nào
chúng ta phát hiện, vì Thiên Chúa đang hiện diện và hành động ở nơi đó, lúc ấy.
4. Kiểm chứng bằng đời sống:
-
Cần nhớ là mọi giáo lý, mọi quan niệm đức tin phải được phán xét căn cứ vào các
hạng người nó đã đào tạo ra.
-
Vì thế câu hỏi quan trọng là" Giáo Hội đã sản sinh loại người như thế
nào?”
-
Nghĩa là mọi vấn đề phải được chứng nghiệm bằng đời sống.
-
Để xem con người đó có sống tử tế, trung thực, dũng cảm, ngay thẳng trong mối
liên hệ với mọi người hay không?
-
Không ai lên án được một giáo lý đã khiến người xấu trở nên tốt. Nhớ như vậy
thì sự thiếu khoan dung có thể giảm bớt.
-
Chúng ta có thể ghét, phản đối, tẩy chay, loại trừ niềm tin của một người,
nhưng đừng bao giờ ghét bỏ, loại trừ người ấy.
- Thiên
Chúa nhân hậu và công bằng vô cùng, ngay cả chén nước lã chúng ta cho người
khác vì danh Ngài, cũng được Ngài ban thưởng.
-
Đó là những việc tốt nho nhỏ, bởi Chúa biết chúng ta khó làm những việc tốt lớn
lao, nhưng những việc nho nhỏ thì hẳn ai cũng có thể làm được, và làm nhiều nữa
phải không?
- Thế nên sứ điệp của Đức Giêsu ẩn chứa
trong đoạn Tin Mừng hôm nay là chúng ta phải sẵn lòng chấp nhận mọi hy sinh để
tránh tội và để đạt được nước trời.
- Sống xứng đáng với công lao gia đình, Giáo
Hội, Thiên Chúa đã dạy dỗ, đào tạo chúng ta và hãy để Ngài ngự trị tâm hồn
chúng ta. Hãy để Ngài chinh phục những gì chưa thánh thiện, những gì chưa hoàn
hảo nơi chúng ta.
- Cùng luôn cầu xin cho chúng ta biết lên
tiếng gọi Ngài trong cơn cám dỗ. Và để Ngài che phủ chúng ta bằng ánh sáng và
quyền năng của Ngài.
Lạy Chúa, xin cho
chúng con nhận ra sự hiện diện của Ngài giữa thế gian, trong lòng mọi người. Dù
thế giới hôm nay còn qúa nhiều tối tăm, qúa nhiều kỳ thị tranh chấp.
Cùng cho mọi người nhận ra mình là anh em của nhau, liên đới và
chịu trách nhiệm về nhau.
Và cho những tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho con người sống
hạnh phúc bao dung, cởi mở hơn, để mọi hàng rào đều được tháo gỡ, không còn
loại kỳ thị nào, hầu tất cả chúng con được sống trong tình thương của Chúa. Vì
Đức Kito Chúa chúng con. Amen. (mượn ý)
Than men,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét