Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

Có thể “buông bỏ” mới có thể “đắc được”

Có  thể  “buông  bỏ”  mới  có  thể  “đắc  được”
Chủ Nhật, 26/08/2018 • nghệthuậtsống)

(Ảnh minh họa qua kknews.cc)

Trong bộ phim “Ngọa hổ tàng long” có câu nói kinh điển: “Khi bạn khép chặt hai bàn tay lại, trong tay bạn sẽ không có gì. Nhưng khi bạn mở hai bàn tay ra thì cả thế giới đều ở trong tay bạn!” Người nào có thể hiểu được “buông bỏ” thì trong cuộc đời hữu hạn này, người ấy mới có thể sống được thản nhiên, sung túc và tự tại…


Từ nhỏ đến lớn, chúng ta đều được giáo dục phải cố gắng, phải phấn đấu, kiên trì như thế nào, vĩnh viễn không được buông bỏ ra sao… Kỳ thực, có rất nhiều thời điểm trong cuộc đời, điều mà chúng ta cần học nhất lại chính là “buông bỏ”.

Dòng suối nhỏ rời xa mặt đất bằng phẳng là bởi vì muốn quay về biển rộng. Lá vàng lìa xa cành cây là để đợi chờ mùa xuân xanh tươi đến. Ngọn nến buông bỏ thân thể nên mới có một cuộc đời quang minh, ngời sáng. Tâm tình bởi vì buông tha thế tục ồn ã mà mới có được một khoảng bình yên.
Nếu chúng ta muốn ngắm đỉnh núi hoang dã, cao ngạo thì chúng ta phải buông bỏ nơi thành thị ồn ào, náo nhiệt. Nếu chúng ta muốn có được sự thoải mái nhất thì chúng ta phải nhìn thẳng vào khó khăn trước mắt. Nếu chúng ta muốn có được niềm hạnh phúc thuần khiết nhất thì tâm chúng ta phải như nước. Nếu chúng ta muốn có được “những tiếng vỗ tay” vĩnh viễn của người đời thì chúng ta phải buông bỏ được những hư vinh trước mắt. Buông bỏ dòng suối nhỏ sẽ có được biển rộng lớn. Buông bỏ một thân cây nhỏ sẽ có một rừng cây.

Đời người chính là lựa chọn và “buông” chính là một môn nghệ thuật lựa chọn, là môn học bắt buộc của đời người. Nếu không có sự buông bỏ quyết đoán, sẽ rất khó có được sự lựa chọn huy hoàng, xán lạn. Đau khổ giãy giụa, liều mạng ôm giữ không bằng tiêu sái phất tay, dũng cảm lựa chọn “buông”. Chỉ có học được cách buông bỏ người ta mới có thể khiến bản thân càng khoan dung hơn, nhìn được xa hơn và trông được rộng hơn. “Buông” không nhất định là không quả quyết, càng không phải là lẳng lặng chấp nhận mà uất hận trong lòng. “Buông” là một loại cảnh giới tinh thần thản đãng, thong dong và tự tại.



Khi cần phải buông bỏ thì quyết đoán buông tay. Buông hạ được xuống thì mới có thể đi được xa hơn! Có thể buông mới có thể đắc. Người mà cái gì cũng nguyện không buông thì sẽ không giữ được mà trái lại, sẽ mất đi những thứ trân quý nhất.

“Gió sẽ luôn bị mưa xua đuổi”, hà cớ gì phải để những “vật ngoại thân”, những chuyện buồn khổ làm phức tạp cuộc sống của mình? Trong bộ phim “Ngọa hổ tàng long” có câu nói kinh điển: “Khi bạn khép chặt hai bàn tay lại, trong tay bạn sẽ không có gì. Nhưng khi bạn mở hai bàn tay ra thì cả thế giới đều ở trong tay bạn!” Có thể hiểu được “buông” thì trong cuộc đời hữu hạn này mới có thể sống được thản nhiên, sung túc và đủ đầy…

(Ảnh minh họa qua clipartxtras.com)
Buông bỏ những khổ đau do mất mát mang đến, buông bỏ những thù hận do bị lăng nhục mang lại, buông bỏ những tranh cãi do thiếu nhường nhịn mà ra, buông bỏ những biện giải do hiếu thắng mà có, buông bỏ những hy vọng quá xa do những điều hão huyền đem đến, buông bỏ những truy cầu tiền tài vật chất, buông bỏ tham vọng thế lực quyền quý, buông bỏ những dối trá khoa trương vướng víu. Chỉ có dũng cảm “buông” hết thảy những gì chấp nhất, dính mắc thì thế giới của bạn mới được rộng mở, “trời trong và nắng ấm” mới về, bầu trời mới quang đãng.

“Nước chảy nhỏ thì dòng chảy sẽ dài”, con người ít vướng bận mới có thể thông suốt sáng tỏ mà lĩnh ngộ được đạo lý: “Tiểu xả tiểu đắc, đại xả đại đắc, không xả không được, xả nhiều được nhiều”!

Khi những “bụi bặm” đã được loại bỏ khỏi con đường chúng ta đi, khi hết thảy đã quay về với tĩnh lặng, chúng ta mới có thể thực sự hiểu được tầng ý nghĩa sâu xa của “buông”. Kỳ thực, đó mới là một loại thu hoạch vô giá!

An Hòa biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét