6 cách chôn cất có thể thực hiện trong tương lai
Thứ
sáu, 28/9/2018- VnExpress.net
Tro cốt người chết sau khi hỏa táng sẽ được khí cầu rải trên bầu khí quyển. Ảnh: TD
Rải tro cốt lên khí quyển,
biến tro cốt thành kim cương, hóa thân trong hình hài san hô... là những cách
yên nghỉ vĩnh hằng của con người.
Theo Futurism, ngày nay
khi mai táng một người chết thường có 2 hình thức chính. Thứ nhất là đặt trong
quan tài, chôn vùi vào lòng đất và đợi cơ thể phân hủy cho đến khi chỉ còn lại
xương hóa thạch. Hai là hỏa táng và chôn cất tro cốt vào lòng đất hoặc rải
ngoài sông hay biển.
Trong tương lai, cách mà
chúng ta yên nghỉ có thể sẽ rất khác. Điểm chung của những cách chôn cất này là
vẫn đảm bảo tính nhân văn, hiện đại và thân thiện với môi trường.
Rải tro cốt lên khí
quyển
Hỏa táng rồi đem tro cốt
gửi vào khí quyển đang trở thành một xu hướng ngày càng thịnh hành ở Mỹ. Công
ty Mesoloft cung cấp dịch vụ rải tro cốt vào không gian bằng khí cầu ở độ cao
hơn 24.000 mét (80.000 ft) là một trong nhiều doanh nghiệp đang cố gắng thuyết
phục con người làm điều này.
Ông Alex Clements, giám đốc
điều hành của Melosoft cho rằng: "Tôi nghĩ mọi người đã quá mệt mỏi khi cứ
bị đưa vào một chiếc hộp gỗ rồi chôn xuống lòng đất".
Trong nghi thức này, tro
cốt người chết sẽ được khí cầu đưa lên độ cao hơn 24 km. Có thể trong tương
lai, các công ty sẽ cung cấp dịch vụ sẽ đưa tới độ cao hơn 100 km và vượt ra
ngoài không gian vũ trụ. Khi đó, một
robot sẽ mở cửa khoang chứa và rải tro cốt vào không gian. Quá trình được quay
phim lại cho gia đình và bạn bè người quá cố xem trực tiếp dưới mặt đất.
Để nấm phân hủy cơ
thể
Sau khi chết, người quá cố
sẽ được mặc một bộ đồ có tên Infinity Burial chứa các bào tử nấm để đẩy nhanh
quá trình phân hủy thi thể.
Khi được chôn vào đất, nấm
bắt đầu phát triển từ cơ thể người quá cố. Chúng tiêu hóa dần từ tóc, da, móng
tay và những phần của cơ thể khó phân hủy nhất. Đồng thời trung hòa các chất
gây ô nhiễm tích tụ trong suốt cuộc đời như thuốc trừ sâu, kim loại nặng, chất
bảo quản...
Ý tưởng này được đưa ra bởi
ông Jae Rhim Lee, giám đốc điều hành của dịch vụ mai táng Ceoio. Ông muốn thay
thế cho các hình thức an táng truyền thống ở phương Tây, được cho là kém thân
thiện với môi trường. Infinity Burial đang là lựa chọn của nhiều người thể hiện
trách nhiệm với môi trường của họ, ngay khi đã qua đời.
Dennis White là người đàn
ông đầu tiên đăng ký thử nghiệm bộ đồ nấm. Ảnh: FR
Bỏ tro cốt cùng tượng Phật
Ở Nhật Bản, dịch vụ tang
lễ rất tốn kém. Một nghĩa trang tương lai được gọi là Ruriden tại đền Phật giáo
Koukokuji ở Tokyo cung cấp hình thức mai táng có giá cả phải chăng hơn. Đó là một
tủ khóa chứa tro cốt hỏa táng đặt sau một bức tượng Phật nhỏ.
Hiện tại, bên trong
Ruriden đã có hơn 2.000 bức tượng. Người nhà có thể lưu trữ thông tin về người
quá cố bằng hệ thống thẻ từ thông minh. Mỗi khi người quá cố được thăm viếng, bức
tượng phía trước tủ khóa nơi họ an nghỉ sẽ sáng lên.
Người dân Nhật Bản phải
chi hàng chục nghìn USD cho hình thức chôn cất truyền thống. Với hình thức này,
họ sẽ chi 6.600 USD (tương đương hơn 150 triệu đồng) cho một tủ khóa đơn, cùng
với phí bảo trì hàng năm 80 USD.
Tro cốt người quá cố được
đặt sau tượng Phật và sẽ sáng lên khi có người nhà đến viếng thăm. Ảnh: FR
Biến tro cốt của bạn thành kim cương
LifeGem, cơ sở sản xuất
kim cương công nghiệp ở Mỹ cho biết quá trình này bao gồm việc nung nóng carbon
từ tro cốt lên đến một nhiệt độ cực cao. Tiếp đó, đặt nó vào một máy ép kim
cương chuyên dụng. Sau khi cắt và đánh bóng, người thân có thể khắc lên viên
kim cương những dòng kỷ niệm bằng laser.
Yên nghỉ dưới đáy biển trong hình hài san hô
Công ty cung cấp dịch vụ
an táng dưới lòng đại dương Eternal Reefs sẽ biến tro cốt của người quá cố
thành hình hài san hô và cho phép các sinh vật biển bám vào sinh sống. Họ làm
điều này bằng cách trộn tro cốt với một loại bê tông đặc biệt rồi tạo hình nó
thành san hô.
Chôn cất trên một hòn đảo nổi
Floating Eternity là một
nghĩa trang nổi ở Hong Kong có thể di chuyển trên biển được thiết kế để tiết kiệm
đất và nới rộng không gian sống ở những thành phố chật chội. Nghĩa trang nổi
này được thiết kế để chứa tro của khoảng 370.000 người.
Cẩm Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét