Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Caritas: ‘Hãy tôn trọng những người nhập cư...


Caritas:
 ‘Hãy  tôn  trọng  những  người  nhập  cư; 
 họ  không  phải  là  kẻ  thù  của  chúng  ta’
Chúa Nhật, 01-10-2017

22007460_10154729893080723_5344749865800511250_n

Các chính trị gia và các nhà lãnh đạo cộng đồng phải thừa nhận những lợi ích của việc chào đón những người mới đến và không được nghĩ rằng những người nhập cư phải bị từ chối một cách vô ý thức, các thành viên ban phát động chiến dịch “Chia sẻ Hành trình” của Caritas, cho biết.

Những người nhập cư và những người tị nạn cần được tôn trọng và hỗ trợ, và không nên bị đối xử như kẻ thù, các thành viên Caritas cho biết trong một cuộc họp báo của Tòa Thánh hôm 27/9 vừa qua.

“Nếu sự sáng tạo và tài năng của người đó được phát triển, họ sẽ không trở thành mối đe dọa; họ thậm chí còn đóng góp cho cộng đồng”, Đức Hồng y người Philippine Luis Antonio Tagle Địa phận Manila, chủ tịch Caritas Quốc tế cho biết.

“Và nếu một chính trị gia quan tâm đến đất nước của mình, đây chính là một cách thế mà họ có thể chăm sóc cho đất nước”, ĐHY Tagle nói. “Đừng khép lại những cánh cửa! Quý vị có thể đang khép lại những cánh cửa đối với những người có thể làm giàu cho xã hội của quý vị”.

Chiến dịch kéo dài trong hai năm, do Caritas Quốc tế tài trợ, mạng lưới toàn cầu bao gồm các tổ chức từ thiện Công giáo – bao gồm tổ chức Dịch vụ Cứu trợ Công giáo Hoa Kỳ và Catholic Charities USA – nhằm mục đích khuyến khích tất cả mọi tín hữu Công giáo tổ chức hoặc tham gia vào các sự kiện và cơ hội cho phép di dân và những người tị nạn chia sẻ câu chuyện của họ với cộng đồng chủ nhà.

“Bất cứ khi nào tôi gặp một người di dân, tôi được nhắc nhở về ông tôi, một người đã di cư từ Trung Quốc từ lúc còn là một cậu bé nghèo đến Philippines”, ĐHY Tagle nói.

Ai có thể nghĩ rằng cậu bé nghèo nàn đó một ngày nào đó “sẽ sản sinh ra một đứa cháu là Hồng y?”, ĐHY Tagle nói. “Vậy tại sao quý vị lại phải sợ?”.

“Những người nhập cư mà quý vị đang từ chối có thể đóng góp vào cộng đồng đó”, ĐHY Tagle nhấn mạnh.

Oliviero Forti, người đứng đầu văn phòng di trú của tổ chức Caritas Italy, cho biết việc gia tăng sự thù địch đối với những người nhập cư và những người tị nạn là một trong những lý do để khởi động chiến dịch này.

“Đây là một chiến dịch không chống lại ai cả”, ĐHY Tagle chia sẻ.

Đó là về việc chia sẻ một cuộc hành trình và một thông điệp, đặc biệt với những ai đang gặp khó khăn trong việc thông cảm và giải quyết vấn đề nhập cư “bởi vì vai trò của chúng ta trên hết là để nói chuyện với những người mà hiện nay phải sợ hãi, bởi vì sợ hãi không bao giờ có lý do”, ĐHY Tagle nói.

Bước đầu tiên, ĐHY Tagle nói, đó là tham gia vào việc đối thoại và giải thích lý do tại sao mọi người lại cảm thấy bị buộc phải từ bỏ quê hương xứ sở của mình. Chiến dịch nhằm giúp tất cả mọi người, kể cả người Công giáo, sống “thanh thản” với thực tế của những người di dân, vốn không bao giờ “thoát khỏi tầm kiểm soát”.

Nữ tu Norma Pimentel, thành viên của Dòng Truyền giáo Chúa Giêsu và đồng thời là giám đốc điều hành tổ chức từ thiện Công giáo Rio Grande Valley tại Texas, cho biết Sơ đã chứng kiến những người “100% chống lại những người di dân” đột nhiên trở thành “100 phần trăm” có thái độ đón nhận hơn sau những cuộc gặp cá nhân này.

“Nó khai mở tâm trí của họ” và đồng thời cho phép họ nhận thấy rằng những người nhập cư và những người tị nạn “là những người như chúng ta”, Nữ tu Norma nói.

Qua các cuộc tiếp xúc trực tiếp này, Nữ tu Norma nói, cũng có thể giúp các nhà lãnh đạo hình thành sự trợ giúp và các chính sách dựa trên kinh nghiệm sống thực tế và những vấn đề của những người nhập cư và những người tị nạn, chứ không phải dựa trên những giả định hay định kiến cá nhân.

Bekele Moges, người đứng đầu tổ chức Caritas Ethiopia, cho biết mọi người “không thực sự cảm động trước mục đích vì sao họ lại rời bỏ quê hương xứ sở”, nhưng “có một điều gì đó buộc chúng ta phải cảm động”.

Chiến dịch “Chia sẻ Hành trình”, ông Moges nói, là đó là về việc thay đổi thái độ của người dân khỏi việc muốn dựng nên những bức tường ngăn cách để chào đón và bảo vệ những người nhập cư.

Những người nhập cư và những người tị nạn “không nên bị xem như là những kẻ thù hay những mối đe doạ. Chúng ta phải tiếp cận, chúng ta cần phải chia sẻ và đối thoại với họ – điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt”, ông Moges nói.

Yankuba Darboe, người làm việc với những người nhập cư trẻ tuổi tại trung tâm Caritas ở miền nam nước Ý, phát biểu với Catholic News Service rằng chiến dịch này chính là “lời kêu gọi khản thiết đối với toàn thể thế giới” để không nên xem những người nhập cư như là “những kẻ tội phạm”, nhưng thay vào đó bảo vệ biên giới khỏi các lực lượng phòng vệ và các băng đảng buôn người.

Darboe, một thanh niên 21 tuổi đến từ Gambia, đã bị bắt cóc và bị tra tấn bởi những kẻ buôn người khi em tìm đường vào Libya để tìm kiếm việc làm.

Di dân từ châu Phi thường bắt nguồn từ vấn đề chính trị vì các nhà lãnh đạo không phải lúc nào cũng hành động vì lợi ích cao nhất của người dân của mình, ông Darboe nói. Thường thì họ đang cố gắng để “đảm bảo một công việc cho mình” bằng bất cứ giá nào.

Nhiều quốc gia ở châu Phi “không phải là độc lập”, ông Darboe nói, theo nghĩa rằng các nhà lãnh đạo của họ bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lợi ích của phương Tây vốn “xâm chiếm nền văn hoá của chúng ta”, dẫn đến những điều kiện bất lợi hoặc các cơ hội hạn chế, và đồng thời khuyến khích mọi người rời khỏi Châu Phi.

Trớ trêu thay, ông nói, các nhà lãnh đạo phương Tây, những người có các chính sách khích động người dân rời bỏ châu Phi “cũng chính là những chính trị gia đã tạo ra những tiếng xấu cho những người nhập cư” và những người đổ bộ lên các bờ biển của họ.

“Nếu một nước chủ nhà cố gắng làm cho mọi người hiểu rằng những người nhập cư không phải là điều xấu đối với một quốc gia, di dân sẽ trở thành một câu chuyện khác đối với nước chủ nhà”, ông Darboe nói.  “Thay vì đánh giá ai đó mà chúng ta không hề quen biết, hãy tìm hiểu họ trước đã, bởi vì việc tương tác và học hỏi lẫn nhau sẽ thay đổi thế giới; nó sẽ làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

`





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét